Hesperian Health Guides

Chương 11: Hợp tác để cùng giúp đỡ trẻ điếc

HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 11 : Hợp tác để cùng giúp đỡ trẻ điếc

Trong chương này:

Cộng đồng có thể phối hợp theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo ra sự thay đổì cho trẻ điếc. Nâng cao nhận thức về nhu cầu và khả năng của người điếc hay nghe kém là một trong nhiều cách để cộng đồng trở thành một môi trường tích cực hơn. Hoặc cộng đồng cũng có thể giúp đỡ gia đình và tạo điều kiện để trẻ điếc được tới trưòng.

Cộng đồng là gì?

Hầu hết mọì người coi cộng đồng của mình chính là những người hàng xóm láng giềng hay nơi mà họ sinh sống. Nhưng có nhiều kiểu cộng đồng khác nhau. Thực ra, mỗi trẻ điếc và gia đình có thể được giúp đỡ bởi nhiều nhóm vì trong cùng một thời điểm họ có thể thuộc về nhiều cộng đồng khác nhau.

Images of the below: examples of community groups.
gia đình có
trẻ điếc
trường học
người điếc ở trong nước
làng xóm
người điếc ở
khắp mọi nơi

TRẺ HỌC VÀ CHƠI VỚI NHAU TẠO THÀNH MỘT CỘNG ĐỒNG

4 boys playing soccer.

Trẻ ở trong cũng một cộng đồng tỏ ra rất tự nhiên với nhau. Nhưng trẻ cần đuợc khuyến khích để lôi cuốn những trẻ không giống mình - đó có thể là trẻ điếc hay trẻ có những đặc điểm khác. Người lớn và trẻ lớn hơn có thể dạy trẻ biết tôn trọng người khác và phát triển những đức tính như kíên trì, công bằng và quan tâm đến người khác. Để có thêm thông tin về cách khuyến khích trẻ nghe bình thường, trẻ điếc hoặc nghe kém chơi với nhau, mời các bạn xem Chương 10 về phát triển các kĩ năng xã hội.

NGƯỜI ĐIẾC TỰ THÀNH LẬP CỘNG ĐỒNG

Đôi khi người điếc cảm thấy cộng đồng không quan tâm đến quyền lợi xã hội của họ. Tại nhiều cộng đồng, người điếc hoặc nghe kém thường cảm thấy gia đình, họ hàng, xóm giềng và nhiều người khác đã tỏ ra không nồng nhiệt với họ do không biết cách giao tiếp. Thậm chí, có người còn bị chế nhạo và trêu chọc. Bố mẹ trẻ điếc thấy khó lòng chấp nhận việc con mình bị người khác đối xử như vậy. Dù ở đâu, người điếc hay nghe kém thường gặp phải những vấn đề tương tự. Nhiều người điếc có rất ít cơ hội để tham gia vào xã hội.

Người điếc cảm thấy có sợi dây ràng buộc giữa họ với nhau vì họ gặp phải những vấn đề tương tự và có chung cách giao tiếp, ví dụ như ngôn ngữ kí hiệu. Bất kỳ khi nào sống bên nhau hay trao đổi qua lại với nhau, những người điếc đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của nhau.

A woman signing to a man and small girl.
Cháu biết. Cháu cũng vậy!
Cứ ở đâu có từ 2 người điếc trở lên, ở đó có một cộng đồng người điếc - cộng đồng này được tạo ra bởi một thực tế chung là họ đều là người điếc.

Người điếc có thể là nguồn động viên và hướng dẫn cho nhau. Khi có thể gặp nhau, họ thường tạo nên những cộng đồng lớn mạnh. Các cộng đồng có thể được tạo nên ở các trường dạy trẻ điếc, với trẻ điếc học và lớn lên cùng nhau. Hay người điếc có thể gặp gỡ ở những câu lạc bộ của người điếc, sinh hoạt với đoàn thể hay làm việc cho các tổ chức tôn giáo.

Người điếc cũng có thể giúp đỡ rất nhiều cho gia đình có trẻ điếc, với họ hiểu những nhu cầu và thách thức mà các gia đình này thường gặp phải.

NẾU CÓ THÁI Độ TỐT VỚI NGƯỜI ĐIẾC, NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG CÓ THỂ GIÚP CÁC CỘNG ĐÔNG XÍCH LẠI GẦN NHAU

Nhiều người bình thường nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể kết bạn với người điếc, làm việc với người điếc hoặc chấp nhận có thể có người thân trong gia đình bị nghe kém. Việc giao tiếp với người điếc một cách thoải mái có thể tạo ra cầu nối giữa cộng đồng người điếc và người bình thường. Khi người nghe được bình thường học ngôn ngữ kí hiệu, họ có thể giúp người điếc và người bình thường hiểu nhau hơn, thậm chí còn giúp được người điếc vượt qua khó khăn.

Giô-sép và đội hợp xướng

A man in front of a line of men, women and children facing him and signing.

Giô-sép là một thanh niên người Hai-ti. Anh nghe được bình thường và từng theo học một lớp dạy ngôn ngữ kí hiệu ở làng bên cạnh. Giô-sép kết bạn với người điếc ở trong thành phố. Họ khuyến khích anh trở thành tình nguyện viên ở nhà thờ và chuyên phụ trách những việc cầu nguyện cho người điếc. Giô-sép học cách dịch lời cầu nguyện từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ kí hiệu.

Khi tham gia, anh bắt đầu dạy các thành niên là người điếc ở nhà thờ làm kí biệu (và cả hát to) một số bài hát được dùng trong những buổi cầu nguyện. Chẳng bao lâu sau, cả dàn đồng ca của những thanh niên điếc bắt đầu hát và làm dấu cùng với anh.

Hiện nay, Giô-sép và dàn đồng ca người điếc đi đến nhiều nùng núi xa xôi của Hai-ti để hát tại các nhà thờ ở đó. Nhiều người đến hỏi Giô-sép về dàn đồng ca và nóì cho anh nghe về trẻ điếc ở trong gia đình của mình.

Giô-sép tận dụng những cơ hội này để nói cho mọi người về một chương trình cho trẻ điếc ở thành phố, về trường nội trú cho trẻ lớn hơn ở nơi mình sống.

Bằng cách đưa thanh niên người điếc đến các nhà thờ ở khu vực nông thôn, Giô-sép đã có thể đưa cộng đồng của người bình thường và cộng đồng người điếc xích lại gần nhau hơn.