Hesperian Health Guides

Chuẩn bị cho trẻ sử dụng kí hiệu và lời nói

Trong chương này:

Khi trẻ đang dần dần nhận biết rằng giao tiếp có thể làm cho sự việc xảy ra, bạn có thể giúp trẻ hiểu từ và kí hiệu. Điều này sẽ chuẩn bị cho trẻ sử dụng kí hiệu và lời nói sau này. Để hiểu từ và kí hiệu, trước hết trẻ phải học cách chú ý đến chúng rồi sau đó mới học ý nghĩa của từ và kí hiệu đó. Xem thêm Chương 8Chương 9 về những gợi ý giúp trẻ học ý nghĩa của kí hiệu, từ, và cách trẻ tự dùng kí hiệu và từ.

KHUYẾN KHÍCH TRẺ DÙNG CÁC CỬ ĐỘNG CỦA TAY

Việc trẻ dùng cử chỉ điệu bộ là một việc rất tự nhiên. Cả trẻ điếc và người nghe bình thường cũng đều dùng tay, cơ thể và tạo ra những biểu hiện trên nét mặt để trao đổi nhiều thông tin - có thể bằng từ hoặc là không. Những cử động này được gọi là cử chỉ điệu bộ. Chúng ta vẫy tay khi “tạm biệt”, lắc đầu hoặc xua tay khi ngụ ý là “không".

Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng cử chỉ điệu bộ:

A boy pulls on his mother's arm as she speaks with another woman.
Em bé này đang nói cho mẹ biết mình muốn một cái gì đó.
A man speaks to another man, who extends his hands and raises his shoulders.
Anh có nghĩ là trời sẽ mưa không?
Người đàn ông này trả lời rằng anh ta không biết.

Dùng cử chỉ điệu bộ và kí hiệu không hề cản trở việc học nói ở trẻ. Cử chỉ sẽ chuẩn bị cho trẻ tiến tới dùng kí hiệu và nói. Bằng cách sử dụng cử chỉ điệu bộ, trẻ biết rằng mình có thể nói được điều gì đó. Ví dụ, trẻ biết rằng lắc đầu là thể hiện trẻ không muốn một cái gì đó.

Khi đang chơi với trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ sẽ dùng cử chỉ, kí biệu hay tiếng động. Trẻ cần biết rằng từ hay kí hiệu là rất quan trọng và mọi người dùng chúng để đáp lại sự giao tiếp của trẻ.


  • Thường xuyên dùng cử chỉ để giao tiếp với trẻ.
A small boy approaching a woman with her arms extended.
Bác của Su-nin đang dùng một cử chỉ.
A woman wags her finger as she speaks to a small boy.
Bà của Ti-tút đang dùng cả cử chỉ và từ.
Không được!
  • Dùng cử động của tay mà trẻ đã làm được để giao tiếp. Nhiều trẻ bắt đầu dùng cử động của tay để gọi tên đồ vật, người hay hoạt động. Nếu nhìn thấy những cử động này, bạn và gia đình có thể bắt đầu phát triển “những kí hiệu riêng của gia đình”.

    Ví dụ:
Tê-u chỉ vào con chim. Tê-u làm động tác vẫy cánh để gọi con chim.
HCWD Ch4 Page 38-3.png
HCWD Ch4 Page 38-4.png
A woman flaps her arms as she speaks.
con chim!
Mẹ của Tê-u kết hợp động tác vẫy tay và từ.


Những kí hiệu này rất hữu ích đối với các thành viên của gia đình trong việc giao tiếp với nhau, nhưng có thể người ngoài lại không hiểu. Xem biết thêm thông tin về kí hiệu của gia đình.

  • Chơi những trò chơi giúp trẻ chỉ tay.
A woman pulls her baby's shirt over his eyes.
Mẹ đâu?
The baby uncovers his face and points to his mother as she speaks.
Mẹ đây!
  • Vẽ tranh về các thành viên trong gia đình, về các loại thức ăn mà trẻ thường được ăn, đồ vật mà trẻ thích chơi, quần áo mà trẻ hay mặc. Khuyến khích trẻ chỉ vào những gì mà trẻ cần.
HCWD Ch4 Page 39-3.png
A small boy gives his mother flowers while she touches his cheek.



  • Giúp trẻ thể hiện cảm xúc qua cử chỉ điệu bộ. Trẻ sẽ ghi nhớ những cử chỉ điệu bộ mà bạn làm và sẽ bắt chước chúng.

GIAO TIẾP BĂNG KÍ HIỆU CỦA GIA ĐÌNH

Khi gia đình có một trẻ điếc, cử chỉ điệu bộ sẽ giúp họ bắt đầu giao tiếp được với nhau. Nhưng mọi người cần thêm nhiều cách thức hoàn chỉnh hơn là những cử chỉ đơn thuần để giao tiếp. Gia đình thường tự tạo ra và sử dụng “kí hiệu gia đình", cử động của tay và cơ thể để giúp trẻ thể hiện bản thân cũng như giao tiếp được với trẻ điếc.

Vi HCWD Ch4 Page 40-2.png
đi về nhà
Vi HCWD Ch4 Page 40-4.png
cưỡi ngựa
Vi HCWD Ch4 Page 40-5.png
làm ơn
HCWD Ch4 Page 40-1.png
Một người đàn ông Mễ Tây Cơ đi đến làng cùng với con trai 6 tuổi. Khi cậu bé muốn về nhà, cháu kéo chân bố. Sau đó, cháu dùng kí hiệu riêng mà gia đình và bản thân cháu đã nghĩ ra.
Cậu bé này đang kéo chân bố, chỉ và sử dụng kí hiệu ở nhà ("cưỡi ngựa" và "làm ơn").


Sáng tạo và sử dụng kí hiệu riêng của gia đình là một việc tự nhiên đối với những gia đình có trẻ điếc hay nghe kém. Những trẻ điếc khác và người nghe được bình thường sẽ không thể hiểu những kí hiệu mà gia đình bạn tạo nên nhưng bạn có thể giới thiệu nó với bạn bè như cách bạn làm với gia đình mình.

Khi trẻ và gia đình đã dùng những cử chỉ điệu bộ và kí hiệu riêng, nên tiếp tục để họ làm như vậy. Mặc dù, những kí hiệu gia đình không tạo nên một thứ ngôn ngữ hoàn chỉnh, nhưng nó có thể có tác dụng tốt trong việc bộc lộ những suy nghĩ đơn giản và là một sự khởi đầu tốt trong giao tiếp. Xin xem thêm Chương 8 để học cách dạy trẻ ngôn ngữ kí hiệu được sử dụng tại nơi mà bạn đang sống.

Tạo nên kí hiệu của gia đình

Tạo nên kí hiệu của gia đình là việc rất thú vị. Hãy nhớ rằng, đây là việc rất mất thời gian và phải kiên trì, nhưng phần thưởng của nó rất lớn vì bạn và trẻ có thể hiểu nhau. Trong những trang sau, chúng tôi xin giới thiệu cách tạo ra kí hiệu. Bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp với những cử chỉ điệu bộ, phong tục và ngôn ngữ của địa phương. Bạn và gia đình sẽ có nhiều ý tưởng về cách tạo ra những kí hiệu riêng cho gia đình mình.

Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn bắt đầu:

  1. Cố gắng tạo ra những kí hiệu trông giống những thú hay hành động mà bạn muốn giao tiếp.
    HCWD Ch4 Page 41-1.png
    Kí hiệu chỉ “em bé" này trông giống như một ai đó đang bế em bé.
    HCWD Ch4 Page 41-2.png
    em bé


  2. Quan sát những kí hiệu mà trẻ tạo ra và sử dụng chúng. Ví dụ, nhiều trẻ tạo nên kí hiệu để gọi người thân trong gia đình.
    HCWD Ch4 Page 41-3.png
    Một cháu bé làm kí hiệu này để chỉ chị gái Ma-ri-a vì chị đeo kính.
    Maria

  3. Sử dụng hình dáng bàn tay, tư thế và cử động để tạo ra những kí hiệu khác nhau. Ví dụ, khi đang làm kí hiệu uống bằng cốc bạn có thể....

    Khum bàn tay tạo hình giống cái cốc. Sau đó, cử động tay như thể bạn đang uống nước bằng cốc. Hoặc, nếu bạn muốn ra kí hiệu uống bằng tay, bạn có thể thay đổi hình dáng của bàn tay như thế này:
    Vi HCWD Ch4 Page 41-4.png
    HCWD Ch4 Page 41-5.png
    uống (bằng cốc) uống (bằng tay)

  4. Cố gắng tạo ra những kí hiệu tương tự cho hành động hay đồ vật thường đi kèm với nhau. Ví dụ:
    HCWD Ch4 Page 41-6.png
    HCWD Ch4 Page 41-7.png
    HCWD Ch4 Page 41-8.png
    đứng nằm xuống nhảy


    Bạn cũng có thể tạo ra những kí hiệu tương tự để chỉ sự đối lập, chẳng hạn như “đẩy” và “kéo”.


  5. HCWD Ch4 Page 41-9.png
    cái cốc cái cốc trên bàn
  6. Kết hợp kí hiệu với đồ vật, hành động và ý tưởng để tạo thành câu. Trẻ học cách lắp ghép ý tưởng thành câu sẽ phát triển những kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh.

Một số kí hiệu

Những kí hiệu này được trích dẫn từ nguồn 3 cuốn ngôn ngữ kí hiệu do Pearl S. Buck Intemational Vietnam và Viện Chiến lược và chương trình Giáo dục biên soạn. Bạn có thể tìm thấy những ý tưởng hữu ích cho việc tạo nên những kí hiệu riêng của gia đình từ đây và kết hợp với ngôn ngữ kí hiệu của địa phương. Những ví dụ này cũng cho thấy nhiều loại kí hiệu mà trẻ cần biết để giao tiếp.

Kí hiệu chỉ người

phụ nữ mẹ chị của anh ấy, của cô ấy, của họ, của bạn
Vi HCWD Ch4 Page 42-1.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-2.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-3.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-4.png
hướng tay về phía người muốn nói
nam giới bố anh/em trai của chúng ta
Vi HCWD Ch4 Page 42-5.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-6.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-7.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-8.png


Kí hiệu chỉ đồ vật hay sự việc

nước bánh mì tiến
Vi HCWD Ch4 Page 42-12.png
ga
kí hiệu
Vi HCWD Ch4 Page 42-9.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-10.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-11.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-13.png
nhà làng,
cộng đồng
trường nhà vệ sinh giầy, xăng đan
Vi HCWD Ch4 Page 42-14.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-15.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-16.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-17.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-18.png


Kí hiệu mô tả

vui tức giận sạch, đẹp bắn khát
Vi HCWD Ch4 Page 42-19.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-20.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-21.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-22.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-23.png
nóng lạnh điếc đỏ xanh da trời
Vi HCWD Ch4 Page 42-24.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-25.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-26.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-27.png
Vi HCWD Ch4 Page 42-28.png


Những ví dụ này cũng cho thấy mỗi kí hiệu có thể thay đổi và kết hợp kí hiệu với những kí hiệu khác để tạo ra ý nghĩa mới.

Kí hiệu chỉ hành động

chỉ đang làm một cái gì đó chỉ đang suy nghĩ chỉ sự liên quan với người khác
bắt đầu dừng lại hiểu quên thích yêu
Vi HCWD Ch4 Page 43-1.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-2.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-3.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-4.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-5.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-6.png
dừng đi bộ muốn
Vi HCWD Ch4 Page 43-10.png
không
muốn
giúp chơi
Vi HCWD Ch4 Page 43-7.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-8.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-9.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-11.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-12.png


Kí hiệu chỉ câu hỏi

Vi HCWD Ch4 Page 43-13.png
cái gì
ở đâu tại sao ai không
Vi HCWD Ch4 Page 43-14.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-15.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-16.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-17.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-18.png


Kí hiệu chỉ phương hướng

dưới trong ngoài về phía “Ném quả bóng về phía cô ấy"
Vi HCWD Ch4 Page 43-19.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-20.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-21.png
Hướng kí hiệu về phía người hay đồ vật
Vi HCWD Ch4 Page 43-22.png
quả bóng ném về phía cô ấy

Kí hiệu chỉ thời gian

tương lai: "Trời sắp mưa" quá khứ "Đã mưa"
Vi HCWD Ch4 Page 43-23.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-24.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-26.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-27.png
Kí hiệu chỉ tương laì mưa Kí hiệu chỉ quá khứ mưa
Hiện tại "Trời đang mưa" ngày đêm
Vi HCWD Ch4 Page 43-29.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-29.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-31.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-32.png
Vi HCWD Ch4 Page 43-33.png
mưa hiện tại

KHUYẾN KHÍCH TRẺ PHÁT RA ÂM THANH

Trẻ bắt đầu dùng cử động của tay và cử chỉ điệu bộ từ rất sớm, những kí hiệu này có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ kí hiệu. Trẻ cũng bắt đầu phát ra âm thanh và tiếng động từ khi còn rất sớm, và những tiếng động hay âm thanh này có thể trở thành nền tảng cho sự giao tiếp và phát triển ngôn ngữ nói sau này.

Trẻ cần biết rằng người ta phát ra âm thanh bằng môi, lưỡi, hơi thở và sự rung động trong họng và mũi.

Hãy dạy trẻ cảm nhận âm thanh của cơ thể mình, cách kiểm soát hơi thở, và tạo hình miệng và lưỡi như thế nào để tạo ra những âm thanh khác nhau.

Khi thực hiện những hoạt động ở dưới đây, hãy khuyến khích trẻ bắt chước bạn. Việc học cách phát ra âm thanh với một trẻ điếc sẽ có thể rất khó khăn. Cho nên, khi trẻ học, bạn hãy để trẻ biết là nó đã làm một việc rất quan trọng.

A man signs to a small child lying on his chest.
La la la...
  • Đặt trẻ nằm sấp trên ngực bạn. Lúc đầu, để trẻ cảm nhận thấy lồng ngực của bạn phập phồng khi thở bình thường nhưng không nói.

    Sau đó, nói hay hát để trẻ cảm nhận lồng ngực của bạn đang rung động.
A small child touches his father's face.
Khuyến khích trẻ cảm nhận hơi thở phát ra từ miệng.
  • Sử dụng giọng bình thường, bạn hãy nói thật gần tai trẻ (chỉ cách khoảng 8 cm thôi). Nói gần như vậy làm cho âm thanh dễ nghe hơn. Trẻ cũng sẽ cảm nhận được hơi thở khi bạn nói.
A woman leans close to speak to a small boy who plays with bricks.
Ma-nu-en, cháu đang làm gì đấy?



A man speaking as he carries his child.
Ba ba ba ba.
  • Tạo ra những âm thanh dễ nhận thấy trên môi và làm lại nhiều lần trong ngày.




  • Cố gắng kết hợp mỗi âm thanh với một đồ vật
A boy plays with his younger brother.
Cạch!
The boy and his younger brother speaking.
Cạch!
Đúng rồi, cạch!
Khen khi trẻ phát âm hay nói được một từ...




  • Cố gắng kết hợp độ dài của kí hiệu với một chuyển động.
...hay độ dài khi nói một từ với một chuyển động.
A girl bounces a ball and signs to her little brother.
Nảy...lên Nảy...lên...
The girl rolls a ball to her little brother.
Lă.....n
A man talks to his daughter.
Nơ?
Ừ, Emilia! Con muốn uống nước à?

Khuyến khích trẻ phát âm bằng cách khen ngợi ngay khi trẻ phát âm hay nói được một từ. Chỉ cần khen nhẹ nhàng là đủ - có thể, bạn chỉ cần cười thôi, đấy cũng là khen rồi. Hay chỉ vào tai và nói “Bố nghe thấy con rồi”. Hay gật đầu nói “Ừ”. Hãy nhớ rằng để trẻ nói rõ ràng và giao tiếp bằng lời nói là một việc rất khó khăn.

Dưới đây là 3 cách thức mà bạn có thể dùng để cho trẻ thấy bạn rất quan tâm đến những âm thanh mà trẻ phát ra được:

  • Bạn hãy cố gắng bắt chước trẻ, chỉ cho trẻ thấy bạn thích bắt chước nó. Ví dụ, nếu trẻ nói “ooo", sau đó, bạn cũng làm lại như vậy và đợi xem trẻ có làm lại không.
  • Bạn có thể đáp lại những âm mà trẻ phát ra bằng cách bắt đầu một cuộc trò chuyện. Cố gắng hiểu trẻ đang nói gì và trả lời.


A boy points to a bird while his mother flaps her arms.
Aaaa?
Chim à? Con chim ở trên cây.
  • Bạn có thể hỏi xem trẻ đang nói gì. Như vậy, tức là bạn đã khuyến khích trẻ bắt đầu trò chuyện. Ngoài ra, việc bạn đặt câu hỏi là cách tốt để khuyến khích trẻ đặt câu hỏi với bạn.