Hesperian Health Guides

Làm cho cộng đồng trở thành một nơi tốt hơn cho trẻ điếc

Trong chương này:

NÂNG CAO NHẬN THỨC

Cách người lớn và trẻ lớn hơn cư xử với trẻ điếc có thể có ảnh hưởng mạnh đến người khác. Ví dụ, nếu mọi người thu hút cả trẻ điếc vào các hoạt động của mình hoặc ngược lại nếu họ đối xử tệ với trẻ điếc, rất có thể là người lớn và các trẻ nhỏ khác sẽ làm theo họ. Dưới đây là một câu chuyện kể về hiệu trưởng của một trường học tại đất nước Mông Cổ. Thầy đã sử dụng quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đến cách cư xử của mọi người với trẻ điếc trong trường.

Cả trường cùng đón nhận trẻ điếc

Tại một thị trấn ở Mông Cổ, một số gia đình đã làm việc cật lực để rnở lớp cho trẻ điếc ở trong một trường học của địa phương. Sau sự việc một số học sinh bình thường trêu chọc và chế nhạo học sinh điếc, thầy hiệu trưởng đã mời tất cả những em này lên gặp. Thầy giải thích rằng những hành vi như vậy là không thể chấp nhận được và mọi học sinh trong trường cần phải được đối xử bình đẳng.

A boy speaking with a younger boy wearing a hearing aid.
Đi chơi đá bóng cùng các anh đi!
Vâng!


Hành vi của mọi nguời đã thay đổi kể từ khi thầy hiệu trưởng đề nghị phải có cách đối xử tốt hơn đối với các học sinh điếc. Rồi thời gian qua đi, thầy cô giáo, cha mẹ và học sinh bắt đầu cảm thấy tự hào về các lớp dạy trẻ điếc của mình và cảm thấy có trách nhiệm với những học sinh này. Hiện nay, khi gặp nhau ở ngoài trường, trẻ bình thường và trẻ điếc có thái độ thân thiện với nhau. Học sinh ở lớp khác thường đến thăm lớp điếc và một số bạn gái lớn đã dạy các em nhỏ bị điếc những điệu nhảy truyền thống của người Mông Cổ.

Giúp mọi người trong cộng đồng giao tiếp với trẻ điếc

Người lớn và trẻ em trong cộng đồng có thể giúp trẻ điếc bằng cách tiếp xúc với chúng. Họ phải đối xử với trẻ điếc bằng thái độ tôn trọng và thể hiện lòng tốt với chúng như đối xử với người khác. Khi các thành viên trong cộng đồng giao tiếp với trẻ điếc, ho sẽ biết rằng trẻ điếc cũng giống như trẻ bình thường.

Khuyến khích mọi người giao tiếp vào bất kỳ thời điểm nào họ gặp trẻ. Giới thiệu trẻ với những người mà bạn gặp. Hướng dẫn họ cách chào hỏi và dạy trẻ cách đáp lại. Cũng giống như khi dạy cho trẻ bình thường biết tên gọi hay tỏ thái độ tôn trọng với từng người mà bạn biết trong cộng đồng, hãy dạy trẻ điếc kí hiệu hay tên gọi của từng người, và dạy mọi người kí hiệu hay tên gọi của trẻ.

A man speaking to a small girl beside her mother.
Chào Alicia.

Mọi người trong cộng đồng có thể cảm thấy thoải mái hơn với trẻ nếu bạn gìải thích cho họ cách tiếp xúc và giới thiệu một số kí hiệu hoặc cử chỉ điệu bộ. Giải thích cho mọi người tại sao khi trò chuyện hoặc dùng kí hiệu thì phải dùng ngang tầm mắt của trẻ. Mọi người có thể sử dụng cử chỉ điệu bộ và cách thức biểu đạt trên khuôn mặt như thể họ đang giao tiếp với một trẻ nghe bình thường.

Một người bịt tai lại trong khi người kia kể một câu chuyện vui cho cả nhóm. Hay mọi người có thể thay phiên nhau ngồi xa, như vậy họ không thể nghe được câu chuyện. Một người khác đặt câu hỏi về câu chuyện vừa nghe, với cả người bị bịt tai hay ngồi cách xa.

Gia đình của trẻ điếc có thể tổ chức các chương trình cho những người điếc ở khu vực xung quanh, giúp họ nhận ra sự “khác biệt”, tôn trọng và hiểu biết về tật điếc cũng như khả năng nghe. Họ có thể giúp bạn bè và các tập thể ở cộng đồng đón nhận “trẻ điếc hay trẻ khác biệt” bằng nhiều cách thức khác.

Mọi người sẽ hiểu trẻ nghe kém hơn nếu họ có chút hiểu biết nghe kém là như thế nào. Dưới đây là một số trò chơi vui nhộn mà bạn có thể tham khảo. Những trò chơi này có thể được dùng tại những nơi công cộng chẳng hạn như nhà thờ, đền hoặc những cơ sở tôn giáo khác, trạm xá, trường học và các nhóm cộng đồng. Bạn cũng có thể sử dụng chúng trong lúc tuyên truyền nâng cao nhận thức hoặc trong các buổi họp phụ huynh.

Làm sao để giúp mọi người hiểu tật điếc: hay nghe kém là thế nào?

HCWD Ch11 Page 143-2.png

Trò chơi: Bạn nói gì?
Một người bịt tai lại trong khi người kia kể một câu chuyện vui cho cả nhóm. Hay mọi người có thể thay phiên nhau ngồi xa, như vậy họ không thể nghe được câu chuyện. Một người khác đặt câu hỏi về câu chuyện vừa nghe, với cả người bị bịt tai hay ngồi cách xa.

Hãy hỏi người này cảm thấy như thế nào khi không thể nghe rõ câu chuyện.

Mọi người có thể nói về những cách mà họ có thể dùng để giao tiếp tốt hơn với trẻ có khó khăn về nghe.

A group of men and women sitting and talking together.
Tôi có thể làm gì để giúp Mô-si hiểu câu chuyện?
Vẽ tranh để giúp cháu hiểu.
Phải cho cháu nhìn thấy mặt bạn khi đang nói.
Nói
rõ ràng.
Cho cháu ngồi gần bạn.
Đóng
kịch.

Làm cách nào để giúp trẻ giao tiếp mà không dùng lời nói

Trẻ nghe kém thường gặp khó khăn về nói. Lời nói của trẻ nghe kém với người bình thường rất khác. Điều này là vì trẻ không biết âm thanh lời nói nghe như thế nào. việc nói giống như người nghe bình thường thật khó khăn. Do vậy, nhiều người điếc chọn cách không nói, giao tiếp chỉ qua cử chỉ điệu bộ, kí hiệu hay dùng ngôn ngữ kí hiệu. Người nghe kém thường cảm thấy xấu hổ và chỉ nói chuyện với những người mà họ biết rõ.

Hãy hỏi những nhóm trẻ nếu chúng cũng biết về trẻ điếc hoặc nghe kém xem cách nào là tốt nhất để giao tiếp với trẻ nghe kém đó.

Children speaking about a boy making gestures.
Bạn ấy nói là bạn ấy buồn.
Không, bạn ấy mệt.
Không, bạn ấy bị đau tay!

Trò chơi: Nói mà không dùng lời
Trò chơi này giúp trẻ bình thường hiểu trẻ không nói được hay không nói rõ sẽ khó khăn như thế nào trong giao tiếp. Từng trẻ lần lượt diễn đạt một điều gì đó mà không dùng lờí. Bắt đầu với những ý dễ như “Tớ buồn ngủ” hay “Đưa cho tớ quả bóng”. Sau đó, thử những ý khó hơn như “Tớ bị lạc và không thể tìm thấy nhà” hay “Tớ có một giấc mơ rất khủng khiếp”.

Sau đó, bạn có thể hỏi:

  • Việc giải thích một điều gì đó mà không bằng lời có khó không?
  • Bạn cảm thấy như thế nào khi một ai đó không hiểu?
  • Những trẻ khác cần làm gì để giúp bạn giao tiếp với trẻ điếc? Có ai khác có thể giúp đỡ không?
  • Bạn có thể giao tiếp với trẻ không biết nói như thế nào?

Sau đó bạn có thể tạo ra một số kí hiệu để diễn đạt những ý trên. Hãy xem, nếu có thể giao tiếp bằng kí hiệu thì sẽ dễ dàng như thế nào.

Đây là thời điểm phù hợp để nói với trẻ điếc về ngôn ngữ kí hiệu ở địa phương hay về cách gia đình có thể tạo ra kí hiệu để giúp đỡ nhau giao tiếp với trẻ như thế nào (xem Chương 4). Hãy xem một số kí hiệu gia đình.

DỊCH VỤ CHO TRẺ ĐIẾC VÀ GIA ĐÌNH

Tất cả mọi người đều cần những dịch vụ cơ bản như nước, điện, giao thông, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Thông thường để cung cấp những dịch vụ như thế này, người ta cần huy động nguồn lực của toàn bộ cộng đồng. Các gia đình và bản thân trẻ điếc cũng cần những dịch vụ này. Mọi người trong cộng đồng có kiến thức, nguồn lực và kĩ năng có thể chia sẻ với nhau. Bằng cách làm việc với nhau, các nhóm gia đình hoặc cả cộng đồng có thể có nỗ lực để hướng tới:

A man on a motor cycle near a sign that says "Drive Slow: Deaf Child."
Biển báo như thế này có thể làm cho đường phố an toàn hơn cho mọi người!
  • Học cách kiểm tra thính lực cho trẻ nhỏ.
  • Giúp cán bộ y tế cơ sở nhận biết và điều trị bệnh viêm tai để phòng tránh tật điếc.
  • Tìm ra địa điểm để các gia đình có trẻ điếc có thể gặp nhau.
  • Tổ chức các lớp dạy nói hay ngôn ngữ kí hiệu.
  • Giúp người nghe bình thường cách nói sao cho trẻ nghe kém hiểu được họ.
  • Dịch từ kí hiệu sang lời nói và ngược lại (ở trường hay trong các nhóm chơi)

Một nhóm phụ huynh ở Ấn Độ đã phối hợp để đưa các dịch vụ máy trợ thính đến địa phương của mình, để trẻ được các cán bộ y tế qua đào tạo lắp máy trợ thính, sửa chữa và bảo dưỡng máy trợ thính.

Nhóm phụ huynh hay trạm y tế của làng có thể mời các tổ chức hay cá nhân ở bên ngoài cộng đồng đến thăm làng và thực hiện những dịch vụ mới, bồi dưỡng hay thảo luận. Có nhiều cộng đồng đã quyên góp tiền để gửi người đi tập huấn, khi về người này có thể bồi dưỡng lại cho những người khác.