Hesperian Health Guides

Lập kế hoạch hành động

Trong chương này:

Các cha mẹ làm việc cùng nhau có thể hành động nhằm giải quyết nhiều vấn đề. Dưới đây là các bước có ích cho việc hành động:

  1. Hãy chọn một vấn đề mà hầu hết mọi người trong nhóm đều cảm thấy quan trọng. Mặc dù có thể cần có nhiều thay đổi nhưng nhóm của bạn có thể thành công hơn nếu gìải quyết từng vấn đề một. Đầu tiên, hãy đưa ra một vấn đề mà nhóm của bạn có cơ hội tốt để giải quyết một cách nhanh chóng. Sau đó khi nhóm đã học được cách làm việc cùng nhau, các bạn có thể làm việc với những vấn đề phức tạp hơn.
  2. 2 men and 3 women sitting together; 2 women and one man are speaking.
    Mẹ tôi chăm sóc con trai của tôi hiện nay nhưng sức khoẻ của bà ấy ngày càng tồi tệ.
    Tôi có một việc làm mới trong thành phố. Tôi không thể tìm được người chăm sóc bé điếc của tôi.
    Tôi cần một ai đó chăm sóc con tôi trong những lúc đi chợ.
  3. Hãy quyết định về việc bạn muốn giải quyết vấn đề như thế nào. Hãy liệt kê nhiều cách giải quyết vấn đề và sau đó chọn ra một cách có thể sử dụng tốt nhất các thế mạnh và nguồn lực từ nhóm của bạn.
  4. 2 men and 3 women sitting together; 2 women and one man are speaking.
    Chúng ta có thể thuê một ai đó chăm sóc con cái chúng ta. Có lẽ chúng ta có thể tìm một người biết ngôn ngữ kí hiệu .
    Chúng ta có thể thay phiên nhau. Mỗi gia đình có thể chăm sóc tất cả các cháu một ngày trong tuần.
    Át-ti đang tìm việc.
  5. Hãy lên một kế hoạch. Các thành viên của nhóm sẽ cần làm những việc khác nhau để hoàn thành công việc. Hãy cố gắng đưa ra thời gian cần phải hoàn thành cho mỗi công việc.
  6. 2 men and 3 women sitting together; 2 women and one man are speaking.
    Gút-đi, anh là một thành viên trong cộng đồng người điếc. Anh có thể tìm xem có ai đó đang xin việc mà biết ngôn ngữ kí hiệu không?
    Tôi sẽ tìm hiểu xem chúng ta nên trả cho người đó bao nhiêu.
    Tôi sẽ hỏi Át-ti xem liệu cô ấy có muốn học tôi một số kí hiệu không.
  7. Khi các bạn gặp nhau, hãy nói về tiến triển của công việc. Hãy điều chỉnh kế hoạch của bạn khi cần phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
  8. 2 men and 3 women sitting together; 2 women and one man are speaking.
    Chị đã tìm thấy ai biết ngôn ngữ kí hiệu chưa?
    Chưa, không có nhiều người biết ngôn ngữ kí hiệu đâu.
    Nhưng Át-ti đang muốn học kí hiệu và chăm sóc con cái chúng ta.


MỘT NHÓM VỚI ÍT NGUỒN LỰC VẪN CÓ THỂ LÀM NÊN MỘT BƯỚC ĐỘT PHÁ!

Chúng ta tin là cả cộng đồng - vùng lân cận, làng, thành phố hay cả nước - đều có trách nhiệm hỗ trợ gia đình có con bị khuyết tật. Nhưng đôi khi các cha mẹ cần liên kết với nhau để làm cho cộng đồng lớn hơn thực hiện trách nhiệm đó. Như câu chuyện kể dưới đây về nhóm các cha mẹ rất kiên cường ở Nam Phi cho thấy, khi người ta hợp tác và dồn các nguồn lực lại, họ có thể vượt qua mọi rào cản và làm được một điều gì đó tưởng chừng như không thể làm được.

Xây dựng các nguồn lực - sức mạnh của sự quyết tâm

Tại một thành phố ở Nam Phi, những trẻ học có khó khăn về học hiếm khi chơi với những trẻ khác hoặc đến lóp học. Nhiều cha mẹ không thể đi làm ở ngoài vì các trung tâm chăm sóc ban ngày ở địa phương không muốn cho con của họ vào học. Các trung tâm này nói với các bậc cha mẹ đến với họ là “Ông bà không thể bắt chúng tôi phải làm gì” và “chúng tôi không có cơ sở vật chất để dạy những trẻ này”.

Một nhóm các bậc cha mẹ - tất cả những người mẹ thất nghiệp, nhiều người trong số họ không được hoặc chỉ được đào tạo chính quy một chút, đã liên kết lại và quyết định là họ phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ này và gia đình của họ. Họ quyết định là 1 hoặc 2 trong số họ trông nom tất cả những đứa trẻ này để những người khác có thể rảnh rang tìm kiếm việc làm.

A woman speaking.
Chúng tôi không có tiền, không có một nguồn hỗ trợ nào đặc biệt. Chúng tôi đồng ý là các bậc cha mẹ sẽ mang một cái gì đó đến cùng các con của họ — một nửa cái bắp cải, một củ cà rốt hoặc một củ khai tây hay bất kỳ một cái gì mà chúng tôi có.
Với những thứ này, những người đang chăm sóc trẻ cho chúng tôi sẽ nấu món súp.



Những người mẹ đã lập một thời gian biểu cho việc chăm sóc những đứa trẻ này. Một người trong số họ tình nguyện nấu bếp. Một người là giáo viên. Những người khác tìm công việc mà họ có thể làm tại nhà. Các bậc cha mẹ được sắp xếp đi tìm việc bắt đầu đóng góp chút ít cho những người chăm sóc trẻ và cho trung tâm chăm sóc ban ngày mới mọc lên này. Một phụ huynh đi làm bắt đầu mua sách cho trẻ.

Một nhân viên công tác xã hội nghe được thông tin về nhóm này và đến để xem họ đang làm gì. Nhân viên đó đã đề nghị chính quyền địa phương trả một số tiền cho những người mẹ đã chăm sóc các trẻ này.

Chỉ với một thứ duy nhất mà những người mẹ có, đó là sự quyết tâm, họ đã có thể thiết lập một nhà trẻ cho con cái họ và họ cũng có thể kiếm sống.