Hesperian Health Guides

Phối hợp các lực lượng để giúp trẻ điếc thành công

Trong chương này:

Trẻ điếc có thể thành công khi cha mẹ, nhà trường và cộng đồng phối hợp với nhau để tạo ra một môi trường tích cực cho chúng. Giáo dục tốt cho những trẻ này phụ thuộc vào nhiều điều, bao gồm:

  • liệu trẻ có học và sử dụng ngôn ngữ không ?
  • liệu việc dạy có tốt không, có sự giao tiếp tốt không và có sự tham gia của gia đình không?
  • liệu cộng đồng có tạo ra những cơ hội tốt để giúp người điếc thành công không?
A woman speaking.
Trường tiểu học nơi tôi dạy có một lớp học nghề mộc cho người điếc.


Cha mẹ, nhà trường và cộng đồng có thể phối hợp với nhau để đảm bảo việc dạy nghề cho những thanh thiếu niên bị điếc, tạo công việc cho người điếc và tạo cơ hội cho họ được vay hoặc có các khoản trợ cấp cho những công việc kinh doanh nhỏ.

A woman with a hearing aid speaking.
Nhóm người điếc quản lý nhà hàng của ga tàu. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt cho những người nghe bình thường học cách giao tiếp với chúng ta. Vì nếu họ không học, họ không gọi được món ăn!

Một số cộng đồng thậm chí đã giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp thuê nhân công là những người điếc hoặc nghe kém. Các tổ chức cộng đồng đã xây dựng các kế hoạch cho vay trả góp, kế hoạch này giúp thành lập quỹ cho các thợ thủ công bị điếc mua các thiết bị cơ bản để họ có thể bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ.


A man signing.
Một số người bạn điếc của tôi học thêu may và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp.

Khoản vay này được trả dần ít một để người ta có thể sử dụng những khoản tiền tương tự nhằm giúp những người điếc khác bắt đầu kinh doanh.

Một người điếc có thể tự quyết định là họ muốn học những kĩ năng nào. Điều đó phụ thuộc vào khả năng và sở thích của họ cũng như những nguồn lực, thị trường địa phương, các cơ hội đào tạo và các yếu tố khác.

Những người thợ sơn nhà thành công

HCWD Ch12 Page 165-4.png
Một mạng lưới người điếc ở phía nam Ấn Độ đã tiến hành công víệc sơn nhà. Người ta thích thuê họ sơn nhà hơn vì họ làm nhanh hơn những người thợ khác. Babu, trưởng nhóm, rất có kĩ năng đàm phán và tìm kiếm tích cực những công việc mới. Với nhiều ngôi nhà mới xây hoặc thay đổi kiểu dáng, càng ngày càng nhiều người phát hiện ra là nhóm người điếc này rất giỏi công việc này và họ đang được rất nhiều người thuê.

Trong khi cuốn sách này nói về tầm quan trọng của việc giúp trẻ điếc càng sớm càng tốt thì một việc không kém phần quan trọng là cố gắng giúp người lớn bị điếc. Cộng đồng của chúng ta sẽ mạnh nhất nếu họ quan tâm tới tất cả chúng ta.

A man signing.
Tôi tên là Tô-gu, tôi sống ở Mông Cổ. Dưới đây là câu chuyện của tôi.

HỌC KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN

2 men on horses speaking.
Tô-gu là một người chăn gia súc giỏi nhưng cháu bị cách biệt. Chúng tôi không muốn thế giới của cháu bị hạn chế.
Chúng tôi muốn cháu có thể kết bạn, đọc và viết, và có thể học một nghề nào đó để cháu có thể có một cuộc sống tốt hơn.

Tô-gu bị mất thính lực sau một trận ốm nặng khi anh mới 3 tuổi. Khi anh lớn hơn, anh ở nhà trong khi chị em gái và các anh em trai đến trường học. Gia đình Tô-gu đã sử dụng một số kí hiệu tại nhà để giao tiếp với anh nhưng anh thích dành nhiều thời gian một mình, quan tâm tới ngựa, cừu và dê của gia đình.

Một ngày cha mẹ anh biết về một lớp học mới do một nhóm cộng đồng thành lập cho người lớn bị điếc mà chưa bao giờ đến trường. Sau khi chăm chỉ học trong 2 năm, Tô-gu cuối cùng đã có thể giao tiếp dễ dàng với những người bạn cùng lớp, có thể đọc, viết và làm toán được.

A couple signing beside their baby.
Có một công việc tốt, tôi có thể nghĩ đến việc cưới vợ và bắt đầu một cuộc sống gia đình.
Còn cô con gái nhỏ của chúng tôi thì có một người cha ham hiểu biết và rất giàu nghị lực!