Hesperian Health Guides

Sức khoẻ của người phụ nữ có thể làm tổn thương hoặc bảo vệ thính lực của trẻ

Trong chương này:

Điều quan trọng là các cô gái và những người phụ nữ, đặc biệt là những người đang mang thai phải có đủ thức ăn giàu dinh dưỡng và có quyền tiếp cận với sự chăm sóc sức khỏc. Một trẻ sơ sinh bị mất thính lực có thể do:

A woman touching her pregnant belly.
  • Mẹ bé bị ốm hoặc không ăn tốt như thanh niên, hoặc trong thời gian mang thai. Ví du một trẻ sinh ra từ một bà mẹ không đủ ăn thường có thể sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân và có thể không nghe được.
  • Ốm hoặc dinh dưỡng kém gây những vấn đề trong khi sinh. Ví dụ, nếu một người phụ nữ có khung xương chậu nhỏ do thiếu dinh dưỡng, con của người đó có thể bị kẹt trong khi sinh. Điều này có thể gây mất thính lực do tổn thương não.
  • Một vài bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai và làm mất khả năng nghe của trẻ. các bệnh nhiễm trùng này bao gồm bệnh Rubella, bệnh lao, bệnh CMV, và bệnh giang mai.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THIẾU IỐT TRONG THỜI GIAN MANG THAI

A woman with a swelling in the front of her neck.
bướu
cổ

Iốt là một chất khoáng có trong đất và nước - và trong thức ăn như gan, hành tây, lòng đỏ trứng, đồ biển và các thực vật ở đại dương. Khi một người phụ nữ mang thai không ăn đủ iốt, con của người đó sinh ra có thể bị chậm phát triển trí tuệ, hoặc gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong đó có tật điếc. Tại một vài nơi trên thế giới, đất chứa rất ít iốt tự nhiên nên rau và cây trồng trên vùng đất đó cũng chứa ít iốt. Ở nhũng nơi này phổ biến bệnh sưng tuyến giáp ở cổ. Người ta gọi nó là bệnh bướu cổ. Nếu nhiều người trong cộng đồng của bạn bị bệnh này, khi đó tất cả mọi người đều cần thêm iốt.

A boy with iodine deficiency.

Một trẻ thiếu iốt có thể bị chậm phát triển trí tuệ, điếc, không nói được, cổ và các cơ chân rất yếu. Nhiều trẻ chỉ bị mất thính lực, chân yếu và học chậm. Nhưng nhiều trẻ khác có thể có một cái mũi bè và tẹt, mắt lác, tóc lưa thưa trên trán, mí mắt và mặt phù, và những vấn đề về thể chất khác như chậm lớn và thấp.

Điều trị:

Hãy đến cơ sở y tế ngay khi có thể. Một loại thuốc gọi là thyroxine có thể giúp trẻ thiếu iốt phát triển tốt hơn nếu bắt đầu trong tháng đầu tiên của cuộc sống. Tuy nhiên, nó không giúp nghe tốt hơn.

Toàn thể cộng đồng, gồm trẻ bị ảnh hưởng cần bổ sung iốt nhưng nó không chữa được những tổn thương thần kinh hoặc não đã xảy ra rồi.

Phòng ngừa:
Image of the foods described below.
Iốt có nhiều trong các loại thực phẩm như như gan, lòng đỏ trứng và hành tây.
  • Bệnh bướu cổ và thiếu iốt rất dễ phòng chống và tốn ít tiền. Người phụ nữ phải uống iốt trước khi có thaí. Uống iốt sau vài tuần đầu tiên mang thai là qúa muộn.
  • Cách dễ nhất để có đủ iốt là sử dụng muối iốt thay cho muối tự nhiên hoặc muối đá. Bạn có thể tìm thấy các gói muối iốt đã được đóng gói ở hầu hết mọi nơi.
  • Hiện nay một số nước đã có dầu iốt sử dụng qua đường uống. Bạn chỉ cẩn uống 1 liều trong vòng 1-5 năm.


Làm một hỗn hợp iốt để uống

HCWD Ch15 Page 209-1.png
Nhỏ 1 giọt iốt của Lugol vào một cốc nước lọc hoặc cốc sữa. Uống hỗn hợp này 1 lần 1 tuấn. Bảo quản iốt ở nhiệt độ trong phòng và trong một lọ tối tránh ánh sáng.

Bệnh Rubella

Bệnh Rubella thường chỉ gây ra một chứng phát ban nhẹ và không gây cho người bệnh những vấn đề khác. Nhưng nếu một người phụ nữ mang thai mắc sởi Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ, con của người phụ nữ đó khi sinh ra có thể bị điếc hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác.

A woman giving an injection to a girl.
Phòng ngừa:
  • Tiêm vắc xin phòng sởi Rubella cho các em gái trước khi các em trưởng thành và có thể mang thai. Nếu không có sẵn vắc xin, hãy cho các em gái có sức đề kháng chống lại sởi Rubella trước khi những em này lớn lên và có thể mang thai. Những người này có thể đến thăm những người trong cộng đồng bị sởi Rubella, do đó họ có thể bị lây nhiễm và phát triển sự đề kháng.
  • Nếu các em gái và những người phụ nữ không được tiêm vắc xin hoặc chưa bị sởi Rubella thì khi mang thai phải tránh xa những người đang bị sởi Rubella.

Bệnh lao (TB)

Con của những người mẹ bị lao trong thời gian mang thai đôi khi bị mắc một loại bệnh viêm màng não gọi là “viêm màng não do lao” trong vài tháng đầu sau khi sinh. Bệnh này có thể gây ra tật điếc.

Phòng ngừa:
  • Tiêm phòng chống lao cho trẻ với vắc xin BCG.
  • Mọi người đặc biệt là trẻ em nên ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh truyền nhiễm qua đưòng tình dục có thể truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai và gây nên mất thính lực. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể tấn công bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể. Nó có thể làm tổn thương tai trong và các dây thẩn kinh thính giác và gây điếc.

Các dấu hiệu:

Các dấu hiệu của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là : mẩn ngứa, rộp da trên cánh tay hoặc ngón chân, hoặc có mụn cóc ở hậu môn, lá lách, gan hoặc võng mạc sưng hoặc sưng phồng lan rộng ; vàng da, có tiếng rung trong tai, choáng váng, lúc điếc lúc không, không nhìn thấy gì và đau đầu (Một số dấu hiệu khác với dấu hiệu ở người lớn).

Khi bệnh giang mai ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể gây ra suy giảm thính giác nghiêm trọng. Khi giang mai không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng này, và có thể di truyền qua cho trẻ. May mắn là loại điếc thần kinh này có thể chữa trị và ngăn chặn nguy cơ mất thính lực trong tương lai. Xét nghiệm phát hiện giang mai thần kinh bao gồm xét nghiệm máu và chọc dò tủy sống (xét nghiệm dịch tủy sống). Nếu không thể xét nghiệm cho trẻ, nhưng nghi ngờ lớn nhất vẫn là bệnh giang mai thì hãy tiến hành điều trị cho trẻ.

Nếu một người nào đó, đặc biệt là người phụ nữ đang mang thai hoặc một trẻ có thể hoặc có nguy cơ bị giang mai, cần đến gặp nhân viên y tế ngay. Có thể cần thử máu và một số xét nghiệm đặc biệt khác.

Điều trị giang mai cho trẻ
HCWD Ch15 Page 210-1.png
Trẻ dưới 2 tuổi
  • benzylpenicillin, tiêm từ từ vào bắp tay của trẻ
25,000 đơn vị (15 mg) trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, 2 lần 1 ngày, tiêm trong vòng 10 ngày. Không dùng quá 1,500,000 đơn vị trong mỗi lần tiêm.
Trẻ trên 2 tuổi
  • benzylpenicillin, tiêm từ từ vào bắp tay của trẻ
100,000 đến 150,000 đơn vị (60 đến 90 mg)

trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, tiêm vào 2 bên mông của trẻ, 1 lần 1 tuần, tiêm trong vòng 14 ngày. Không dùng quá 2,400,000 đơn vị (1,44g) trên cả hai bên mông trong mỗi lần tiêm.

Hoặc
  • procaine benzylpenicillin
50,000 đơn vị trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, tiêm trong vòng 10 ngày. Không dùng quá 1,500,000 đơn vị trong mỗi lần tiêm.
Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin và trên 8 tuổi:
  • doxycycline
2 mg trên mỗi kg qua đường miệng, 2 lần 1 ngày, trong vòng 30 ngày. Không dùng quá 100mg trong mỗi lần uống.
Hoặc
  • erythromycin
7.5 đến 12.5 mg trên mỗi kg qua đường miệng, 4 lần 1 ngày trong vòng 15 ngày. Không dùng quá 250 mg trong mỗi lần uống.

CẢNH BÁO! Phụ nữ có thai không được sử dụng doxycycline.




Điều trị giang mai ở người trưởng thành
Giang mai thời kỳ đầu (thời gian mắc bệnh dưới 2 năm):
HCWD Ch15 Page 211-1.png
  • benzathine benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
2,400,000 đơn vị, tiêm 1 lần duy nhất
Hoặc
  • procaine benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
1,000,000 đơn vị, 1 lần 1 ngày, trong vòng 10 ngày
Giang mai thời kỳ cuối (không phải là giang mai thần kinh)
(thời gian mắc bệnh trên 2 năm):
  • benzathine benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
2,400,000 đơn vị, 1 lần 1 tuần, trong vòng 3 tuần
Hoặc
  • procaine benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
1,000,000 đơn vị, 1 lần 1 ngày, trong vòng 21 ngày.
Neurosyphilis
  • benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
4,000,000 đơn vị, 6 lần 1 ngày (cách 4 giờ tiêm 1 lần), trong vòng 14 ngày.
Hoặc
  • procaine benzylpenicillin tiêm vào bắp tay
1,000,000 đơn vị, 1 lần 1 ngày, trong vòng 14 ngày
  • probenecid
500 mg uống qua đường miệng, 4 lần 1 ngày trong vòng 14 ngày


A woman giving an injection to another woman.

Để chữa khỏi hoàn toàn bệnh giang mai, cần phải được điều trị đầy đủ.
Mất thính lực do giang mai có thể phát triển khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh hoặc lớn hơn khi đã là thiếu niên. Việc điều trị giang mai không chữa khỏi được thính lực đã bị mất nhưng nó sẽ ngăn ngừa mất thính lực có thể bị do giang mai. Xin xem cuốn sách Nơi không có bác sĩ hoặc Nơi phụ nữ không có bác sĩ do nhà xuất bản Hesperian xuất bản để biết thêm thông tin về giang mai.

Lưu ý: Nếu một trẻ bị giang mai, mẹ của trẻ và bạn tình của bà mẹ đó cũng cần điều tri.

Vi rút Cytomegal

Hầu hết những người bị CMV không bị ốm. Nhưng con của những bà mẹ bị nhiễm vi rút này trong thời gian mang thai có thể bị điếc nặng, mù hoặc khuyết tật về thể chất và trí tuệ. Có thể tìm thấy vi trùng truyền bệnh CMV trong dịch cơ thể - như nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, chất dịch âm đạo, và sữa mẹ. Để ngăn ngừa CMV lây lan, rửa tay với xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các chất dich đó.

TỔN THƯƠNG NÃO TRONG KHI SINH CÓ THỂ GÂY MẤT THÍNH LỰC

Nếu một trẻ bị tổn thương não trong khi co dạ con trong cơn đau đẻ hoặc trong khi sinh, trẻ đó có thể bị điếc bẩm sinh. Não của trẻ có thể bị tổn thương nếu thìếu oxy nuôi não. Điều này dễ xảy ra hơn nếu các cơn co dạ con đau đẻ kéo dài, hoặc nếu trẻ ở vị trí khó sinh hoặc đẻ sinh đôì.

Để ngăn ngừa tổn thương não trong khi sinh

Các bà đỡ và những người chăm sóc thai phụ có thể học để biết về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và cơn đau đẻ để đưa đến các bệnh viện và để được giúp đỡ. Các thành viên cộng đồng có thể sắp xếp để đảm bảo chắc chắn là có nhiều cách đưa sản phụ tới bệnh viện trong các trường hợp khẩn cấp.

A man carries a pregnant woman in distress to a truck while 2 other women help. Another man waits to drive the truck.
  • Một số biện pháp làm cho các cơn đau đẻ qua nhanh hơn nhưng có thể gây tổn thương não của trẻ và dẫn tới tật điếc. Để bảo vệ trẻ, tránh những cách làm các cơn đau đẻ qua nhanh hơn :
HCWD Ch15 Page 213-1.png
Không ấn mạnh vào dạ con.
KHÔNG!
HCWD Ch15 Page 213-2.png
Không được tiêm để làm các cơn đau đẻ qua nhanh hơn.
KHÔNG!


  • Hãy sử dụng thuốc ngay nếu các cơn đau đẻ quá dài, nếu trẻ nằm ở vị trí khó đẻ hoặc nếu dây rốn quấn cổ trẻ. Để biết thêm thông tin về sính nở an toàn, xem Cẩm nang cho các bà đỡ nhà xuất bản Hesperian xuất bản.