Hesperian Health Guides

Sử dụng ngôn ngữ nói

Trong chương này:

Người nghe được có thể trao đổi khi nói và nghe người khác nói bằng ngôn ngữ của cả cộng đồng. Đối với các gia đình có trẻ điếc, việc mong muốn đứa con của họ hiểu các từ và nói với họ bằng ngôn ngữ nói là điều hoàn toàn bình thường.

Để học ngôn ngữ nói, trẻ nghe kém cần phải:

  • nghe bằng phần thính lực còn lại để hiểu các từ được nói ra. Nếu đeo máy trợ thính, trẻ sẽ được trợ giúp rất nhiều.
  • nhìn miệng người khác khi họ nói và đoán từ (đọc hình miệng).
  • thực hành những từ ngữ đó để người khác có thể hiểu.


Hãy nhớ rằng, nếu bạn dùng ngôn ngữ nói với con bạn, bạn và gia đình phải nói càng nhiều càng tốt.

A man and his small boy speak as they hold a spoon
Xìa.
Đúng rồi Nam, thìa!

Hãy kiên nhẫn. Con bạn sẽ học ngôn ngữ chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Mặc dù việc đưa cho trẻ đồ vật không cần trẻ nói thì dễ dàng hơn nhưng bạn cần phải dạy từ ngữ cho trẻ.

Con bạn sẽ nói khác thường một chút. Hầu hết những trẻ điếc nói không giống đứa trẻ nghe bình thường. Việc trẻ cảm thấy xấu hổ khi lần đầu tiên sử dụng ngôn ngữ nói theo kiểu đó cũng là điều tự nhiên. Một khi bạn đã quen, bạn có thể giải thích điều đó với những người khác.

A small boy with a hearing aid in both ears.
Cậu bé này đang đeo hai máy trợ thính hộp.

Các cộng đồng khác nhau có những ý kiến khác nhau về việc trẻ điếc nên học cách giao tiếp thế nào. Tại một trường mầm non ở phía bắc Ấn Độ người ta cần cố gắng dạy trẻ nghe kém nói, đọc, viết và nghe.

Họ cố gắng chuẩn bị cho trẻ điếc đi học ở trường bình thường khi được 5 tuổi. Vì vậy nhà trường muốn trẻ không cảm thấy xấu hổ vì tật điếc của mình, họ thuyết phục trẻ đeo máy trợ thính hộp trên ngực. Ngoài việc kích hoạt cho âm thanh to hơn, loại máy trợ thính này cũng giúp mọi người thấy và chấp nhận sự khác biệt giữa những đứa trẻ này.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC DÙNG NGÔN NGỮ NÓI

  • Nếu đứa trẻ có thể giao tiếp với cộng đồng như những người khác, sẽ có nhiều người hiểu trẻ hơn.
  • Trẻ sử dụng ngôn ngữ lời nói sẽ được chuẩn bị sẵn sàng hơn để học ở những trưòng không dùng ngôn ngữ kí hiệu.
  • Việc đọc của trẻ sử dụng ngôn ngữ lời nói có thể dễ dàng hơn bởi vì ngôn ngữ mà trẻ nói và ngôn ngữ viết là như nhau.


2 women sitting and speaking together while a small boy sits closeby.
Mẹ vui mừng vì Hải sẽ học ớ trường chuyên biệt,ở đó cháu có thể nói chuyện với những bạn nghe kém khác.
Vâng, con cũng hy vọng điều đó sẽ giúp cháu chuẩn bị nhiều hơn trước khi học ớ trường bình thường. Con muốn cháu học để khi lớn lên cháu sẽ có một nghề nghiệp tốt.

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LỜI NÓI

A woman sitting and looking into a mirror.
Chẳng hạn từ "bé" và "mẹ", có hình miệng giống nhau. Bạn có thể kiểm tra điều này khi soi gương.
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói thường chỉ dễ dàng với trẻ còn lại một chút khả năng nghe (đủ để nghe thấy sự khác nhau của các từ) hoặc cho trẻ bị điếc sau khi đã học ngôn ngữ nói.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn khi đọc hình miệng, bởi vì rất nhiều âm có hình miệng giống nhau hoặc không thể thấy trên hình miệng.
  • Trẻ có khó khăn trong việc nghe ngôn ngữ nói sẽ gặp khó khăn khi phải nói một cách rõ ràng, bởi vì trẻ không thể tự lắng nghe lời nói của mình. Lời nói của trẻ có thể khiến những người khác ngoài gia đình cảm thấy khó hiểu.
  • Do phải dành quá nhiều nỗ lực để học nói và hiểu những điều người khác nói, trẻ có thể sẽ mất cơ hội để học những điều khác của cuộc sống.