Hesperian Health Guides

Về cuốn sách này

Trong chương này:

Trong cuốn sách này, chúng tôi cung cấp các thông tin, giải thích, gợi ý, đưa các ví dụ và các ý tưởng giúp bạn đáp ứng nhu cầu của con mình một cách linh hoạt và sáng tạo. Mỗi đứa trẻ điếc hoặc nghe kém là một cá thể và được giúp đỡ chủ yếu bằng các cách tiếp cận và các hoạt động trong tình yêu thương phù hợp với những nhu cầu và khả năng cụ thể của trẻ.

Bằng tất cả những gì có thể, chúng tôi cố gắng lý giải những nguyên tắc cơ bản và đưa ra những lý do cho mỗi việc làm. Sau khi đã hiểu những nguyên tắc cơ bản, Sau những hoạt động và bài tập khác nhau, cha mẹ sẽ dần thích ứng được với trẻ. Cha mẹ có thể tận dụng một cách tốt hơn những nguồn hỗ trợ tại địa phương và những cơ hội trong cộng đồng.

Trong cuốn sách này, chúng tôi định nghĩa "trẻ điếc" là những trẻ không còn nghe được chút nào. Chúng tôi dùng từ "trẻ nghe kém" để chỉ những trẻ có bị suy giảm sức nghe nhưng vẫn có thể nghe thấy một vài âm thanh (nhiều người gọi là "trẻ nghễnh ngãng"). Đôi khi, khi chúng tôi đề cập đến cả hai nhóm trẻ cùng một lúc, chúng tôi dùng thuật ngữ "trẻ điếc hoặc nghe kém". Nhưng đôi khi để đơn giản hóa, chúng tôi dùng thuật ngữ này hoặc thuật ngữ kia với nghĩa chỉ toàn bộ những trẻ bị suy giảm sức nghe.

Several images of women, men and children from all over the world.
VỀ TRANH MINH HỌA TRONG SÁCH
Cuốn sách này được viết để những người quan tâm tới trẻ có vấn đề về nghe trên toàn thế giới có thể sử dụng hình ảnh con người trong các tranh vẽ là những người ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng hình minh họa trong sách này sẽ nhắc bạn nhớ rằng mọi người trên thế giới cũng đang đối mặt với thử thách như bạn

CÁCH CHÚNG TÔI TRÌNH BÀY NỘI DUNG HỘI THOẠI TRONG SÁCH

Chúng tôi trình bày nội dung hội thoại theo 3 cách: lời nói, suy nghĩ và làm kí hiệu (sử dụng bàn tay và cơ thể theo cách của ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp)

Khi mọi người nói
chúng tôi thể hiện như sau:
Khi mọi người suy nghĩ
chúng tôi thể hiện như sau:
Khi mọi người làm kí hiệu
chúng tôi thể hiện như sau:
A man speaking.
Adam,
lại đây!
A woman thinking.
Tôi tự hỏi
Adam đi đâu...
A woman using sign language.
Adam đang ở trong bếp.
Hộp tròn chứa các từ có đuôi móc chỉ về phía người phát ngôn. Hình đám mây chứa các từ bên trong có những vòng nhỏ hướng về phía người suy nghĩ. Hộp vuông chứa các từ có đường kẻ chỉ vào người làm kí hiệu.

NGÔN NGỮ KÍ HIỆU TRONG SÁCH

Có thể trên thế giới số lượng ngôn ngữ kí hiệu cũng nhiều như ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ kí hiệu cũng có lịch sử lâu đời. Đó không phải là những ngôn ngữ mới được phát minh gần đây. Nhiều nước có ngôn ngữ kí hiệu quốc gia cho người bản xứ sử dụng. Nhiều nước có ngôn ngữ kí hiệu dùng cho từng địa phương.

Hầu hết tranh minh họa trong sách nguyện bản tiếng Anh thể hiện ngôn ngữ kí hiệu Mỹ vì sách này được tác giả là người Mỹ viết (một số kí hiệu là của ngôn ngữ kí hiệu Mễ Tây Cơ hoặc của một vài nước khác). Tuy nhiên được sự cho phép của Nhà xuất bản Hesperian, các tranh minh họa kí hiệu trong sách đã được điều chỉnh để phù hợp với ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam. Những phần ngôn ngữ kí hiệu đã được sử dụng trong sách hầu hết được trích từ nguồn Ngôn ngữ kí hiệu do Pearl S. Buck Intemationa1 Vietnam phối họp với Trung tâm Giáo dục chuyên biệt, Viện chiến lược và chương trình Giáo dục biên soạn (gồm 3 tập) và một số kí hiệu được lấy từ Ngôn ngữ kí hiệu của chi hội người điếc Hà Nội.

A woman with the palms of her hands facing up.

Hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được ngôn ngữ kí hiệu thống nhất vì thế những kí hiệu được đưa ra trong sách có thể không giống như kí hiệu tại địa phương bạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kí hiệu trong sách để sử dụng trong giao tiếp vói người điếc tại địa phương.

VỀ CÁCH SỬ DỤNG THUẬT NGỮ "CẬU BÉ" VÀ "CÔ BÉ" (HOẶC "TRẺ") TRONG SÁCH

Hầu hết các sách nóì về trẻ điếc đều đề cập tới đứa trẻ như là những bé trai và từ “cậu bé" là để nói đến bất cứ đứa trẻ nào. Có trường hợp này là vì xã hội coi trọng con trai hơn con gái và suy nghĩ này đã ảnh huởng đến ngôn ngữ mà chúng tói sử dụng.

A young boy.
A young girl.

Thực tế, các bé gái không phải không được đề cập đến trong ngôn ngữ nhưng các em nhận được sự quan tâm và chăm sóc ít hơn. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ được cho ăn ít hơn và ít được chăm sóc sức khỏe hơn - những điều này có thể ảnh hưởng đến tật điếc.

Từng bước một, chúng ta đang cố gắng phản ảnh càng nhiều sự công bằng càng tốt bằng cách dùng từ "cậu bé" hoặc "cô bé" để chỉ trẻ em nói chung. Bởi vì việc dùng từ "cậu bé" hoặc "cô bé" nhiều khi không thuân tiện, nên trong một số trường hợp, chúng tôi dùng từ "cậu bé"/ "trẻ" và trong trường hợp khác, chúng tôi dùng từ "cô bé"/ "trẻ". Nếu điều này làm bạn khó hiểu, hãy cho chúng tôi biết.

Hãy nhớ rằng, tất cả trẻ em cần và xứng đáng được hưởng tình yêu thương và sự ủng hộ của chúng ta.

BẮT ĐẦU SỬ DỤNG SÁCH

Chương đầu của sách giải thích các vấn đề mà nhiều trẻ và gia đình phải đối mặt khi trẻ có vấn đề nghe. Chương 2 giải thích cách cha mẹ có thể tạo được sự thay đổi bằng cách giúp trẻ phát triển khả năng tốt nhất của mình. Chương 2 cũng mô tả những điểm khác biệt trong những mục khác của sách.

Trong mỗi chương, chúng tôi đều chỉ dẫn nội dung những mục khác trong sách nếu bạn muốn tìm thêm thông tin.