Hesperian Health Guides

Các loại hình trường học khác nhau cho trẻ điếc

Trong chương này:

Trẻ điếc hoặc nghe kém có thể đến trường và học được nhiều điều, trong đó có các kĩ năng cần thiết để kiếm sống. Trẻ có thể học trong các lớp học bình thường cùng với trẻ nghe tốt, hoặc học tại các lớp học chuyên biệt dành riêng cho trẻ điếc.

Mặc dù bạn không có nhiều lựa chọn về loại hình trường học cho con bạn nhưng hiểu biết về các trường là điều quan trọng vì:

  • điều đó có thể giúp bạn xem xét trường nào là trường tốt nhất cho con bạn.
  • điều đó có thể giúp bạn làm việc với trường học nhằm làm cho trường học đó tốt hơn cho trẻ điếc.
  • điều đó có thể giúp bạn làm việc với cộng đồng nhằm tạo ra một loại hình trường học mà các gia đình trẻ điếc cần.
A group of men and women having a discussion.
Năm sau Pa-ma đến tuổi đi học nhưng tôi không biết trường nào tốt nhất
cho cháu.
Con trai chị tôi đến trường nội trú dành cho trẻ điếc. Tuần tới, chị ấy đi thăm cháu,chị hãy đi cùng và hỏi chị ấy về trường đó.
Hoặc có thể Pa-ma nên tới trường học khu bên. Cô bé có quyền đến đó học như những trẻ khác!
Chúng ta sẽ phải giúp để giáo viên biết cách dạy cháu.


TRẺ ĐIẾC CÓ THỂ HỌC CÙNG LỚP VỚI CÁC TRẺ NGHE BÌNH THƯỜNG

Dạy trẻ điếc và trẻ nghe bình thường trong cùng một lớp học thường là cách duy nhất mà một cộng đồng có thể giáo dục cho trẻ điếc. Trẻ nghe bình thường có thể trêu chọc hoặc không để ý đến trẻ điếc do cách trẻ điếc nói hoặc do không hiểu được trẻ điếc nói gì. Nhưng nếu mọi người cố gắng ngừng các hành vi gây tổn thương như thế thì trẻ điếc có thể có cơ hội làm bạn với trẻ nghe bình thường và trở thành một thành viên của cộng đồng xã hội.

4 children, one is signing, and 3 are speaking.
Tất cả các bạn điếc và các bạn nghe bình thường đều không muốn bị chia rẽ — điều đó sẽ làm mất đi tình bạn của chúng ta!
Chúng ta sẽ giúp những bạn nghe kém thấy các bạn cần biết điều gì.
Chúng ta sẽ đẩy xe lăn cho bạn này nếu bạn cần sự giúp đỡ.
Chúng ta hãy cho nhau mượn những thứ chúng ta bỏ quên.
Khi trẻ trở thành một phần cuộc sống của nhau, chúng học cách đánh giá cao thế mạnh của nhau và hỗ trợ nhau.

Một số trường địa phương dạy mọi người ngôn ngữ kí hiệu để trẻ điếc không bị bỏ rơi; hoặc người ta dành thêm thời gian để dạy nói cho trẻ nghe kém nói.

Các lợi ích của việc học chung với trẻ nghe bình thường

  • Trẻ điếc có thể tiếp tục sống tại nhà với gia đình.
  • Chi phí cũng thường đỡ tốn kém hơn.
  • Trẻ điếc có cơ hội giao tiếp với trẻ bình thường.


Những khó khãn của việc học chung với trẻ nghe bình thường

  • Trẻ nghe bình thường có thể trêu chọc hoặc không quan tâm tới trẻ điếc.
  • Giáo viên không thể có khả năng học nhiều về tật điếc hoặc học cách dạy trẻ với những khả năng nghe khác nhau.
  • Không có đủ người thành thạo ngôn ngữ kí hiệu để trẻ học một ngôn ngữ hoàn thiện. Sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của trẻ vì thế có thể bị ảnh hưởng.

Các cách hỗ trợ trẻ điếc: trong các lớp học hòa nhập

Một điều chúng ta cần thấy là việc cho trẻ điếc đi học là chưa đủ. Một trẻ điếc học trong các lớp học bình thường cần một giáo viên và các bạn học có thể giao tiếp với trẻ. Người ta phải dạy trẻ điếc theo cách mà trẻ có thể hiểu, nếu một trẻ điếc không thể hiểu được thì trẻ cũng sẽ không thể học được.

Khi trường học không hỗ trợ đủ cho trẻ điếc, trẻ sẽ không học được như trẻ bình thường. Nếu trường học cho rằng trẻ điếc học kém hơn trẻ bình thường và như thế trẻ bình thuờng sẽ học một trình độ, trẻ điếc sẽ học một trình độ thấp hơn. Điều này không đúng và sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các trẻ.

Tập huấn cho giáo viên để họ có thể học cách giao tiếp với trẻ điếc

Một giáo viên chưa bao giờ làm việc với trẻ điếc hoặc nghe kém có thể không đảm bảo về cách dạy. Hãy nói với giáo viên về nhu cầu và khả năng của trẻ và xem xét xem liệu có cách nào đơn giản nhất làm cho trẻ học dễ dàng hơn.

2 women speaking in a classroom; one holds the hand of a small boy.
Cháu Định thích nhìn các tranh áp phích, tranh vẽ và hình mẫu. Cháu học hầu hết các thứ qua nhìn, nhưng cháu cũng có thể nghe được một chút.
Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp Định tham gia vào các hoạt động của lớp.

Nếu một trẻ có thể nghe được chút ít hoặc đọc hình miệng, giáo viên nên ngồi đối diện khi nói với trẻ và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn là trẻ có thể nhìn thấy hình miệng của mình.

Hãy cho trẻ ngồi gần giáo viên. Trẻ có thể nhìn thấy rõ hơn chuyển động hình miệng của giáo vìên. Trẻ cũng sẽ ít bị sao lãng do những hoạt động của trẻ khác.

Giúp trường học đáp ứng nhu cầu của trẻ điếc:

  • Người lớn bị điếc có thể giúp giáo viên hoặc học sinh học ngôn ngữ kí hiệu. Họ có thể giúp giáo viên trong lớp học bằng cách chú ý hơn tới học sinh bị điếc.
  • Vì trẻ điếc hoặc nghe kém học qua nhìn nên trường học có thể giúp trẻ kíểm tra thị lực và cho trẻ đeo kính nếu cần.
A boy with glasses.

Cha mẹ có thể gặp các giáo viên của trẻ để biết thêm thông tin về trẻ học gì và học như thế nào. Điều này sẽ giúp cha mẹ tăng cường và xây dựng hướng phát triển cho trẻ. Họ cũng có thể trao đổi với giáo viên về những gì trẻ làm ở nhà. Theo cách này giáo viên có thể đưa thêm vào bài học của mình những thứ mà trẻ đã trải nghiệm.

TRẺ ĐIẾC CÓ THỂ HỌC TẠI LỚP CHUYÊN BIỆT

Trẻ bị điếc hoặc nghe kém có thể học trong các lớp học chuyên biệt dành riêng cho trẻ điếc tại các trường địa phương, trong các trường học chuyên biệt ban ngày hoặc các trường nội trú.

Several children sitting together at a desk, reading.

Nhiều tổ chức của trung ương hoặc địa phương, một số tổ chức chính phủ, tôn giáo, cộng đồng hoặc hội cứu trợ đã mở các trường, lớp học chuyên biệt để giáo đục cho trẻ điếc hoặc nghe kém. Những tổ chức này thậm chí có thể có các suất học bổng cho trẻ điếc hoặc nghe kém học trong các trường học hoặc các lớp học này. Với những trẻ điếc dường như đã bị cô lập, việc đưa trẻ vào trường, lớp chuyên biệt sẽ giúp tạo ra một cộng đồng.

Khi trẻ học tại các trường như vậy, trẻ thường học ngôn ngữ kí hiệu. Những thành viên trong gia đình có thể sẽ giao tiếp tốt hơn với con cái họ nếu họ cũng học ngôn ngữ kí hiệu.

Các trường nội trú

Trẻ điếc sống ngay tại các trường này và chỉ về nhà vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Ở các trường nội trú trẻ được học văn hóa và được hướng nghiệp, dạy nghề như: máy tính, cơ khí, nghệ thuật và nghề nông, cũng như các kĩ năng đọc, viết và làm toán.

4 children sitting at desks; 2 are signing to a woman who also signs.
...Ai cho cô biết 12x12 bằng bao nhiêu?
Tớ sẽ chẳng bao giờ nhớ được tất cả những cái đó!
Hãy ngồi cùng tớ vào bữa trưa và chúng tớ sẽ giúp cậu.


Đôi khi các gia đình lo lắng về con của họ khi chúng ở xa nhà. Gặp gỡ với gia đình của những trẻ khác, đi thăm con cái tại trường học, gặp gỡ các bạn của con mình và các giáo viên có thể giúp cha mẹ trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi con họ luôn ở trong trường nội trú và xa họ.

Giống như bất kỳ nơi nào khác mà trẻ sống, ở trường nội trú trẻ cũng có thể bị xâm hại. (Xem Chương 13 để có thêm thông tin về sự xâm hại). Cha mẹ cần phải khuyến khích con họ trong trường nội trú kể cho giáo viên, cha mẹ và những người khác về những vấn đề mà chúng gặp phải.

Hầu hết những người điếc học trong các trường nội trú đều có những kinh nghiệm tốt. Mặc dù họ rất nhớ gia đình mình nhưng trường học đã tạo cho họ nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều người hơn, và trẻ điếc cũng đã tạo ra những nhóm thân thiện với những trẻ khác và các nhân viên.

A boy and girl holding shoulder bags leaving a house.

Trường học bán trú cho trẻ điếc

Những trường học này chỉ dạy cho trẻ điếc. Trẻ sống tại nhà với gia đình và tiếp tục giao lưu với trẻ nghe bình thường và người lớn trong cộng đồng của trẻ.

Các lớp học chuyên biệt trong các trường địa phương

A girl and 2 boys reading a book.

Tại một số trường, trẻ điếc học cả ngày tại lớp học chuyên biệt và chỉ gặp trẻ nghe bình thường vào thời gian nghỉ. Ở một số trường khác, trẻ điếc học một khoảng thời gian trong ngày trong lớp với trẻ nghe bình thường, chẳng hạn như học các môn nghệ thuật hoặc tập thể dục. Độ tuổi và khả năng của trẻ trong lớp học đặc biệt có thể rất khác biệt.

Lợi ích của việc học với các trẻ điếc khác

  • Hầu hết các trường và lớp học chuyên biệt cho trẻ điếc có các giáo viên được đào tạo đặc biệt để dạy cho trẻ điếc. Những giáo viên này có thể đáp ứng những nhu cầu của trẻ điếc và chú ý tới từng trẻ.
  • Trẻ điếc cảm thấy ít bị cô lập hơn khi chúng có thể giao tiếp với mọi người xung quanh.
3 children with hearing aids sitting at a desk reading.
  • Trẻ điếc có cơ hội chơi, học, phát triển các kĩ năng xã hội, và tạo dựng mối quan hệ bạn bè.
  • Trẻ điếc có thể gặp và giao lưu với những người lớn bị điếc đang làm việc trong trường.
  • Một số trường hoặc lớp học chuyên biệt dành cho trẻ điếc cũng kiểm tra thính lực và cho trẻ điếc đeo máy trợ thính.

Khó khăn của trẻ điếc khi học trong trưòng chuyên biệt

A sign that says "Deaf School 20 km."
  • Trẻ điếc học trong các trường chuyên biệt khó có thể học cách sống và giao lưu một cách thoải mái với những người trong "thế giới bình thường".
  • Trường học có thể ở xa và rất tốn kém.
  • Trong một lớp học có thể có các trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của trẻ trong 1ớp là rất khó khăn đối với các giáo viên.