Hesperian Health Guides

Phân biệt đối xử trong nhà máy

Trong chương này:

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết người lao động trong các nhà máy xuất khẩu là phụ nữ trẻ. Bởi vì xã hội dạy phụ nữ biết vâng lời và phục vụ nam giới, các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận mức lương thấp và điều kiện khắc nghiệt của các nhà máy. Các chủ doanh nghiệp cũng biết rằng nhiều phụ nữ trẻ đã không có cơ hội đi học, do đó công việc tại nhà máy là một trong số ít cơ hội mà họ có. Điều này khiến các chủ doanh nghiệp tin rằng phụ nữ ít gây ra "rắc rối". Điều này cũng đúng với những người di cư đến tìm việc.

Bị từ chối cung cấp việc làm tốt hơn và thăng tiến

Lao động trẻ và lao động nữ được thuê làm các công việc có kỹ năng tay nghề thấp với lời hứa sẽ thăng tiến sau này. Nhưng sau khi họ học được các kỹ năng cần thiết để thay đổi công việc hoặc trở thành người quản lý, người sử dụng lao động vẫn trả cho họ mức lương như mức khởi điểm.

Phụ nữ thường không được thăng chức ngay cả khi họ có trình độ.

Trả lương thấp hơn

người phụ nữ đang nói.
Sẽ có ích gì khi cố gắng làm để có mức lương tối thiểu cao hơn nếu như phụ nữ chúng tôi không được đảm bảo nhận mức lương công bằng?

Mức lương tại các nhà máy xuất khẩu là thấp nhưng phụ nữ, người bản địa và dân tộc thiểu số, lao động di cư và người khuyết tật lại thường được trả ít hơn nữa.

Phân biệt tra tiền lương khiến một số người lao động ít có khả năng mua thực phẩm bổ dưỡng, có nhà ở đàng hoàng, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cơ bản như nước sạch. Phân biệt trả tiền lương có nghĩa là người lao động phải làm việc lâu hơn và chăm chỉ hơn để kiếm đủ tiền, tiếp xúc với các chất độc hại và thao tác lao động lặp đi lặp lại trong thời gian dài hơn.

Làm nhục

Sự xúc phạm và quấy rối của chủ doanh nghiệp nhằm làm cho người lao động cảm thấy mình không có giá trị, sợ hãi và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Lao động nữ, lao động di cư, người bản địa, người da màu và người khuyết tật thường bị đối xử theo cách khiến họ cảm thấy họ ngu ngốc hơn hoặc ít giá trị hơn những người lao động khác. Phụ nữ thường bị sỉ nhục và quấy rối vì họ không được coi trọng như nam giới.

Khi lòng tự trọng của người lao động bị tổn thương do bị phân biệt đối xử mà họ phải đối mặt trong công việc và trong cộng đồng, người lao động có thể cảm thấy họ không có sức mạnh để đấu tranh với các điều kiện làm việc không công bằng và không lành mạnh. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không nghĩ như vậy, tất cả chúng ta đều có quyền trong một hoặc nhiều khía cạnh của cuộc sống (xem Chúng tôi cũng có quyền!).

Công việc nguy hiểm

Những công việc bẩn thỉu, nguy hiểm và được trả lương thấp nhất trong nhà máy thuộc về những người lao động yếu thế nhất trong nhà máy hoặc trong cộng đồng hoặc họ bị trừng phạt đưa ra khỏi tổ chức để cách ly, quấy rối họ và buộc họ phải bỏ việc. Khi các thiết bị và dụng cụ làm việc không được thiết kế phù hợp với lao động nữ, chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do ngộ độc căng thẳng và sử dụng quá mức (xem Chương 7: Ecgônômi). Phụ nữ mang thai nên được bố trí những công việc đơn giản và ít nguy hiểm hơn nhưng không được giảm lương, nếu không điều này sẽ khiến họ và con của họ sẽ gặp nguy hiểm (xem Chương 26: Sức khỏe sinh sản và tình dục).

Bạo lực

Các chủ doanh nghiệp sử dụng bạo lực và đe dọa bằng bạo lực để kiểm soát người lao động. Thông thường, những người lao động bị phân biệt đối xử là những người phải đối mặt với các hình thức bạo lực tồi tệ nhất. Phụ nữ và người lao động nhập cư là những mục tiêu thường xuyên nhất. Bạo lực bên trong nhà máy thường phản ánh sự phân biệt đối xử trong cộng đồng của chúng ta.

3 tên đang đang theo dõi một người đàn ông khác trên phố.
Mày cướp việc của chúng tao.
Rồi có ngày mày sẽ ước mày ở nơi mà mày lẽ ra phải thuộc về!
Đổ lỗi cho người lao động thay vì chủ doanh nghiệp

Hàng triệu người di cư từ các vùng nông thôn của Trung Quốc đến làm việc trong các nhà máy ở các thành phố lớn. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty thuê nhân công từ các vùng quê nghèo nơi mà hầu hết là các dân tộc thiểu số sinh sống. Các chủ doanh nghiệp biết người di cư rời bỏ quê nhà vì nghèo khó và khao khát có việc làm. Chủ doanh nghiệp tận dụng điều này và nói: "Ngoài kia có nhiều người khác giống như anh cũng đang khao khát có công việc, vì thế hãy thôi phàn nàn hoặc chúng tôi sẽ sa thải anh và tìm người mới."

Người lao động di cư phải đối mặt với những khó khăn khác với người lao động địa phương, nhưng bên trong nhà máy tất cả đều bị tổn thương bởi các điều kiện làm việc không công bằng và không an toàn.

Trong các nhà máy ở Quảng Đông, nhóm người Hán đa số đụng độ với người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Người Hán bực bội với nhóm mới vì nhiều lý do. Khi chủ doanh nghiệp bắt đầu sa thải người Hán và thay thế họ bằng người Duy Ngô Nhĩ, người Hán đã đổ lỗi cho người Duy Ngô Nhĩ thay vì đổ lỗi cho chủ donh nghiệp. Khi tin đồn sai lệch về một nam giới người Duy Ngô Nhĩ hãm hiếp một phụ nữ người Hán được lan truyền, người Hán đã dồn tất cả sự thất vọng và tức giận của họ lên người Duy Ngô Nhĩ. Các vụ đánh nhau nổ ra giữa hàng trăm lao động người Hán và Duy Ngô Nhĩ và bạo loạn kéo dài hàng giờ. Hai người đã thiệt mạng. Trận chiến giữa lao động người Hán và Duy Ngô Nhĩ cũng nổ ra ở các cộng đồng khác.

 minh họa hình: người lao động đang bị tấn công bằng chày, dao và nắm đấm.


Cuối cùng, cảnh sát đã phải can thiệp, bắt giữ và đánh đập nhiều người lao động. Nhưng không có gì thay đổi, những lao động bị đuổi không tuyển lại và các điều kiện trong các nhà máy chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với cả lao động người Hán và Duy Ngô Nhĩ.

Chia rẽ người lao động

Khi xã hội tin vào sự vượt trội của một nhóm người so với các nhóm khác, tương tự như thế điều này cũng xảy ra ở nơi làm việc. Người lao động da trắng có thể coi thường những người lao động da màu. Trong các xã hội phân biệt chủng tộc ở khắp mọi nơi, ngay cả những người nghèo nhất có làn da sáng hơn thường có những đặc quyền mà những người da màu không có. Những người bị HIV, khuyết tật hoặc có trình độ mà họ khác biệt rõ rệt thường bị lạm dụng nhiều nhất.

alt=trong phòng ăn, ở một bàn 3 người đang nói chuyện trong khi 3 người khác ngồi lặng lẽ suy nghĩ ở bàn khác.
Tôi không muốn họ tham gia vào công đoàn của chúng tôi. Họ đang lấy công việc của chúng tôi!
Trông họ thật lạc hậu. Họ nên quay trở lại nơi họ thuộc về.
Nhưng cùng với họ, chúng ta sẽ có một công đoàn lớn hơn và mạnh hơn.
Họ đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi thấp kém hơn họ.
Tôi sợ bị họ đánh.
Họ nói với mọi người tôi bị nhiễm AIDS. Tôi không hề mắc bệnh. Với tôi thì không sao nhưng nếu ông chủ nghe thấy ông ý sẽ sa thải tôi mất.

Không có đại diện trong công đoàn hoặc các hội của của người lao động

Công đoàn và các nhóm hỗ trợ người lao động phải đại diện và đấu tranh cho nhu cầu của tất cả các người lao động trong nhà máy nhưng đôi khi công đoàn được lãnh đạo bởi một nhóm người lao động có nhiều quyền hoặc đặc quyền hơn những người khác. Họ có thể đấu tranh cho các vấn đề chỉ ảnh hưởng đến họ và nhóm của họ hoặc không biết (hoặc quan tâm để biết) về các vấn đề ảnh hưởng đến những người lao động khác.

Một người phụ nữ ngồi ở cuối phòng họp, bế một đứa trẻ và suy nghĩ.
CUỘC HỌP CÔNG ĐOÀN THƯỜNG DIỄN RA TỪ 8 ĐẾN 9 GIỜ TỐI THỨ TƯ
Nếu con tôi có người trông, có lẽ tôi sẽ có cơ hội để đứng lên và nêu ý kiến.
Lãnh đạo công đoàn thường là nam giới ngay cả khi phụ nữ chiếm đa số trong nhà máy.
Wgthas black-un.png Wgthas black-ilo.png Quyền bình đẳng Wgthas white-cedaw.png

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc đề cập đến mọi người đều:

  • có quyền và tự do như nhau bất kể chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, năm sinh hoặc có địa vị khác.
  • có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, điều kiện làm việc công bằng và được bảo vệ chống thất nghiệp, không bị phân biệt đối xử.
  • có quyền nhận tiền công bằng nhau cho công việc bình đẳng không có sự phân biệt đối xử.
  • được trả lương công bằng và thỏa đáng cho công việc của họ mà không bị phân biệt đối xử.
  • có quyền thành lập công đoàn.


Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD):

  • cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc.
  • đảm bảo mọi người tự do đi lại, tự do bày tỏ ý kiến, và có quyền được hội họp và thành lập hội một cách hòa bình.
  • trao cho người lao động quyền thành lập và tham gia công đoàn.
  • được tiếp cận bình đẳng dịch vụ y tế công cộng, chăm sóc y tế và an sinh xã hội cũng như giáo dục và đào tạo.


Công ước phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp) của Tổ chức lao động quốc tế (số 111) cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc trong việc kiếm việc làm, loại nghề nghiệp và thực thi quyền của người lao động. Tổ chức lao động quốc tế đặc biệt hỗ trợ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm: người bản địa và bộ lạc, lao động nhập cư, lao động nữ và lao động trẻ em.

Công ước về thù lao bình đẳng của Tổ chức lao động quốc tế (số 100) cho rằng tất cả lao động nam và nữ phải được trả thù lao công bằng khi làm công việc như nhau.

Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) cho thấy:

  • Phụ nữ có quyền được bảo đảm việc làm và thăng tiến trong công việc.
  • Phụ nữ có quyền tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ bảo vệ sức khỏe và an toàn.
  • Phụ nữ có quyền được bảo vệ đặc biệt khi mang thai.
  • Người sử dụng lao động không thể sa thải phụ nữ khi mang thai.
Vai trò của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế và các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc đẩy quyền của người lao động được giải thích trong Phụ lục A.



Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024