Hesperian Health Guides

Tại sao giao tiếp lại quan trọng

Trong chương này:

Những năm đầu đời (từ lúc mới sinh cho đến 7 tuổi) là những năm tháng quan trọng nhất cho việc học kĩ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Do vậy, phát hiện sớm những khó khăn về nghe của trẻ và giúp đỡ trẻ hiệu quả là rất cần thiết. Càng bắt đầu học ngôn ngữ sớm và thực hành giao tiếp sớm thì trẻ càng phát triển tốt.

Giao tiếp được diễn ra khi ta hiểu những gì người khác nói và phản ứng lại, và khi ta diễn đạt để người khác hiểu những suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc của mình.

SỰ CÔ ĐƠN CỦA TRẺ ĐIẾC

4 children talk together while a boy nearby inside a glass jar looks on.

Đối với một đứa trẻ, bị điếc có thể giống như việc sống trong một nhà kính. Trẻ điếc có thể nhìn thấy mọi người đang nói nhưng lại không hiểu họ nói cái gì.

Mọi người có thể giao lưu với nhau vì họ học được ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng trẻ điếc không thể học được ngôn ngữ nói khi mà trẻ không nghe thấy gì. Điều này có nghĩa là nhiều trẻ điếc lớn lên mà không thể học hoặc sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp với những người ở xung quanh mình.

Mọi người đều có một nhu cầu lớn, đó là giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác. Khi một trẻ không có kĩ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với người khác, và khi người khác không biết làm thế nào để giao tiếp hay xây dựng mốí quan hệ với trẻ, trẻ có thể bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả với những người thân. Cứ như vậy, sau một thời gian, trẻ bị cô lập về mặt xã hội.

A man and woman speaking.
Hàng xóm của tôi không muốn trông An-ni-ta khi tôi phải đi chợ. Họ bảo cháu chẳng hiểu bất kỳ điều gì họ nói.
Đôi khi những trẻ khác đến sau ḷưng và gọi Ha-bi bằng những cái tên xấu. Tôi ước gì mình có thể bảo vệ cháu khỏi tất cả những điều tệ hại này.

VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP ĐỐI VỚI HỌC TẬP VÀ TƯ DUY

A woman speaking to 2 small children.

Trẻ giao tiếp để nhận biết thế giới xung quanh, để xây dựng quan hệ với người khác, để thể hiện bản thân và suy nghĩ cũng như phát triển tư duy của mình. Nếu không có một hình thức giao tiếp nào đó, trẻ điếc không thể phát triển toàn diện trí tuệ hoặc khả năng của mình.

Càng có nhiều khả năng học ngôn ngữ, trẻ càng có thể hiểu được nhiều về thế giới xung quanh, suy nghĩ và lập kế hoạch cũng như tạo các mối quan hệ với mọi người.

Để có thêm thông tin về ngôn ngữ và sự phát triển của trẻ, hãy đọc thêm Chương 2.

A woman and a small girl use sign language.
Xin chào. Tôi tên là Các-men. Tôi dùng tay để giao tiếp vì tôi là người điếc. Tôi đi học ở một trường làng dành cho trẻ điếc ớ Ni-ca-ra-goa. Tại đó, chúng tôi đã tạo ra ngôn ngữ kí hiệu đầu tiên của Ni-ca-ra-goa. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác như thế nào khi tìm ra cách để mọi người hiểu mình.
Bây giờ tôi đã thấy thế giới quanh mình rực rỡ sắc màu không như trước đây chỉ có mỗi một màu xám.

Chuyện về An

A woman using sign language.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện của riêng tôi nhưng trước tiên tôi muốn nói với bạn về chuyện của một vài trẻ không nghe được.
Không phải mọi trẻ đều có may mắn được đến trường như tôi. An cũng bị điếc như tôi nhưng cháu không thể học giao tiếp được. Sau đây là câu chuyện về bé An.

An sinh ra đã bị điếc gần như hoàn toàn song bố mẹ cháu lại không hề phát hiện ra điều này cho đến khi cháu 4 tuổi. Lúc còn nhỏ, họ thấy cháu rất mạnh khoẻ và hoạt bát. Ngay cả khi em gái của cháu là Loan chào đời, họ cũng chẳng lo lắng về việc An không hề học nói. Họ nghĩ rằng cháu chỉ chậm phát triển một chút thôi.

Một hôm, có người hàng xóm hỏi: "Chị có chắc là cháu nghe được không?". Mẹ của An, chị Vân trả lời: "Ồ, vâng". Rồi chị Vân lớn tiếng gọi tên con, An quay đầu lại.

Nhưng khi 3 tuổi, An vẫn chỉ mới nói được vài từ. Trong khi đó em gái 2 tuổi của cháu là Loan mỗi ngày lại nói được thêm nhiều từ mới. Loan cười nhiều hơn cả An khi chị Vân trò chuyện hay hát cho cháu, vì vậy, chị Vân nói và hát với Loan nhiều hơn là với An. Loan đòi mẹ lấy cho cái này cái kia, cháu hát được cả những bài hát đơn giản và chơi vui vẻ với những trẻ khác. Còn An chỉ lủi thủi chơi một mình, vì nếu chơi với trẻ khác, thường bao giờ cũng kết thúc bằng việc đánh lộn hay khóc nhè.

HCWD Ch1 Page 4-2.png


Một lần, khi đang ở chợ làng, Loan đòi mua một cái dây buộc tóc. Chị Vân mua cho cháu ngay. Một phút sau, An lẳng lặng nhón lấy một cái dây khác và buộc lên tóc của mình. Vừa xấu hổ và vừa thất vọng, chị Vân giật cái dây ra. Thế là, An nằm lăn ra đất, dậm chân dậm tay và gào khóc.

A man shakes his finger at a girl who is crying.

Khi bố của An nghe kể về những gì diễn ra ở chợ. ông giận dữ và quát An: "Bao giờ con mới biết nói xin cái gì đó? Con đã 4 tuổi rồi mà vẫn chẳng chịu học nói gì cả. Tại con ngu ngốc hay là do con lười nhác?"

An nhìn bố. Cháu không hiểu bố đang nói gì, nhưng cháu hiểu sự giận dữ thể hiện trên khuôn mặt của bố. Nước mắt cháu ứa ra trên hai má. Bố lại xoa dịu và ôm cháu vào lòng.

Tối hôm đó khi cả nhà ngồi quây quần trò chuyện bên nhau, chị Vân nhớ lại câu hỏi của người hàng xóm về khả năng nghe của An. Chị quyết định thử làm một số tiếng động ở phía sau lưng An để xem cháu có nghe được không. Khi gia đình nhận thấy An không hề phản ứng với tiếng động, họ nhận ra rằng cháu bị điếc. Đó là một ngày thật buồn với cả nhà.

Gia đình lo lắng rằng An sẽ không bao giờ có thể phát triển được như những trẻ khác.

A woman thinking. A young girl sits beside her.
Làm sao tôi có thể giải thích được với một người không nghe không nói được? Tôi muốn cháu có một cuộc sống bình thường như em gái của cháu. Tương lai của một bé gái điếc rồi sẽ ra sao đây?


Bố mẹ của An đã cố gắng hết sức mình để giúp cháu. Họ qúa bận với việc chăm sóc những đứa con khác và lại cả việc đồng áng nữa, vì vậy, họ khó lòng mà dành cho An sự quan tâm mà cháu cần. Họ hy vọng rằng một ngày nào đó, An có thể có một cuộc sống đầy đủ nhưng họ lại không biết phải giúp cháu như thế nào.

A woman using sign language.
An không ngốc nghếch. Vì chẳng ai dạy cháu nói và học cách giao tiếp với cháu nên An và mọi người ở quanh cháu thường hiểu lầm và thất vọng lẫn nhau.

An và nhiều trẻ điếc khác có thể cư xử kém vì chúng không hiểu mình nên làm gì. Vì An không thể nghe rõ lời nói, điều đó làm cho việc học ngôn ngữ nói từ gia đình khó khăn hơn đối với cháu. Từ đó, cháu gặp khó khăn trong việc hiểu ý muốn của mọi người và cũng không thể nói cho mọi người biết mình muốn gì.

Cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy những trẻ nghe kém đôi khi cảm thấy mình đơn độc hoặc bị lãng quên, từ đó xuất hiện những "hành vi khác thường" hay tỏ ra chậm chạp trong việc học cách tạo mối quan hệ với người khác. An cần giúp đỡ để phát triển ngôn ngữ, như vậy cháu mới hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Chuyện về Minh

A woman using sign language.
Còn đây là chuyện về Minh. Minh không bị điếc bẩm sinh mà cháu điếc sau khi đã học nói.




Lúc mới sinh, Minh là một trẻ nghe được bình thường và là cậu bé hay nói. Mấy năm liền, cháu liên tục bị viêm tai nhưng gia đình không có điều kiện mua thuốc điều trị. Sau mỗi lần viêm tai, sức nghe của cháu lại giảm dần. Đến lúc 4 tuổi, cháu không còn hiểu nổi bố mẹ đang nói gì với mình. Cháu nhìn bố mẹ một cách dò xét và càng ngày càng ít nói hơn.

A man speaking to another man and a woman.
Con nghĩ, Minh vẫn còn nghe được đôi chút.


Ông của Minh cũng bị điếc khá nặng do tuổi cao, ông cho rằng có thể giúp cháu bằng cách nào đấy. Ông nói rằng ông có thể hiểu mọi người qua việc sử dụng phần thính lực còn lại và bằng cách nhìn vào hình miệng của người nói.


Nhưng ông của Minh cũng nhận thấy: thỉnh thoảng ông rất khó hiểu mọi người nói gì, vì có nhiều từ hình miệng trông rất giống nhau. Ông phân vân rằng không biết đeo máy trợ thính thì có giúp gì được Minh không.


Bố của Minh đưa cháu đi đến bệnh viện để khám tai. Mọi người ở đây kiểm tra thính giác của cháu và cho rằng máy trợ thính sẽ có tác dụng với cháu. Vì vậy, bố của Minh đã vay tiền để mua máy trợ thính cho Minh. Gia đình đã giúp Minh hiểu từ và nói được chính xác. Do vẫn còn bé nên máy trợ thính của Minh sẽ cần phải thay thế nhiều bộ phận mới khi cháu - và cả cái tai của cháu nữa - lớn hơn.

Một số trẻ ở tình trạng như Minh, tức là vẫn còn nghe được đôi chút, có thể nói và đọc hình miệng. Máy trợ thính có thể giúp Minh vì cháu vẫn còn một chút thính lực, điều đó cũng giúp cháu hiểu ngôn ngữ trước khi cháu điếc hoàn toàn.

A woman using sing language.
Bố mẹ của Minh có lẽ phải rất vất vả mới kiếm đủ tiền để mua pin và thay những bộ phận mới của máy trợ thính. Nếu họ làm được điều này, Minh sẽ phát tríển tốt.
Chuyện về Giu-li-a

A woman using sign language.
Còn đây là câu chuyện về Giu-li-a. Khi bố mẹ nhận thấy cháu điếc, họ đã tạo ra kí hiệu để giao tiếp với cháu.




Hê-len và Pê-đrô phát hiện thấy con gái của họ là cháu Giu-li-a bị điếc khi họ thấy những trẻ khác ở tuổi cháu đã biết nói rồi còn cháu vẫn chưa nói được gì. Hê-len cho rằng Giu-li-a sẽ có mọi cơ hội để học và thành công trong cuộc đời. Bất chấp những nghi ngờ, lo lắng và vô vàn câu hỏi, Hê-len tự nhủ: "Chẳng lẽ chỉ vì không nghe được mà con mình sẽ không học làm được mọi thứ ư?"

Hê-len nhớ lại rằng đã có lần cô gặp một phụ nữ nước ngoài, cô ấy nói bằng một ngôn ngữ khác. Khi không thể nói với nhau, họ đã dùng cử chỉ điệu bộ và phác hoạ được những gì họ muốn nói. Mặc dù mất thời gian hơn và đôi khi còn hiểu lầm nhau nhưng họ lại thấy rất thú vị.

A man and woman speaking. Nearby a young girl uses her hands to gesture to a small boy.
Giu-li-a rất thông minh, hãy nhìn xem, con học những kí hiệu mới nhanh làm sao. Cả Mi-sen cũng đang hoc đấy.


Vì vậy, để giao tiếp với Giu-li-a, cả nhà tự tạo ra các cử chỉ điệu bộ và "kí hiệu của gia đình" để sử dụng. Ngay cả hàng xóm cũng bắt đầu học cách sử dụng những kí hiệu riêng của Giu-li-a.


Sau đó, chị Hê-len trao đổi với cô giáo ở một trường gần nhà để gửi Giu-li-a đi học. Cô giáo nói rằng mình không có cách nào để dạy những học sinh điếc. Cô giới thiệu với chị Hê-len về một ngôi trường có thể dạy Giu-li-a nhưng việc đi và về phải mất gấn 2 tiếng đi bộ. Pê-đrô và Hê-len thắc mắc không hiểu đến bao giờ Giu-li-a mới đủ lớn để tự đi học hàng ngày.

Nhu cầu giao tiếp của con người là rất lớn. Khi bố mẹ biết cách giao tiếp bằng cử chỉ và kí hiệu riêng thì các em bé như Giu-li-a có thể phát triển thành những đứa trẻ thông minh và hạnh phúc.

A woman using sign language.
Nhưng mọi trẻ đều có quyền đi học! Làm thế nào để Giu-li-a tiếp tục học tập? Tôi có thể đến trường được là nhờ sự thay đổi diễn ra trong đất nước của tôi.
Giáo dục cho trẻ khuyết tật ở Ni-ca-ra-goa

A woman using sign language.
Trước khi nghe tôi kể câu chuyện của riêng mình, bạn phải biết đôi chút về Ni-ca-ra-goa, một đất nước nằm ở khu vực trung Mỹ, đây là nơi mà tôi đang sinh sống, và cần phải biết khi tôi lớn lên thì đất nước tôi đang thay đổi như thế nào.

Trong nhiều năm, Ni-ca-ra-goa nằm dưới sự cai quản của chính quyền Sô-mô-gia. Họ kiểm soát phần lớn kinh tế của đất nước và cung cấp rất ít các dịch vụ cho người dân.

A man in a military uniform.


Chính quyền Sô-mô-gia không coi trọng giáo dục. Họ cho rằng những người cả đời làm việc trên ruộng đồng chẳng cần phải đi học. Sô-mô-gia tự nhủ: Ta cần gì đến những người có học, ta chỉ cần bò thôi.


Do vậy, hầu hết người dân Ni-ca-ra-goa không biết đọc và biết viết. Nhiều trẻ em - con nhà nghèo, bị khuyết tật, trẻ em sống ở các vùng nông thôn và đặc biệt là những trẻ điếc - không hề được tới trường.

A woman using sign language.
Những người nắm quyền lực thấy việc cai trị những người mà có ít quyền và kém cỏi hơn mình như những người nói một ngôn ngữ khác, phụ nữ hoặc là người có tôn giáo khác và đặc biệt là đối với người khuyết tật thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.


A large crowd of people protest with a sign that reads: 'Education is a right for all children'.

Sau đó, vào năm 1979, người dân Ni-ca-ra-goa lật đổ chế độ Sô-mô-gia và thành lập chính phủ mới. Chính phủ mới cho rằng mọi người dân đều có quyền được giáo dục và họ tạo điều kiện để mọi trẻ em được đến trường, kể cả những trẻ điếc. Lần đầu tiên ở N i-ca-ra-goa, một trường học cho trẻ điếc được thành lập.


Nếu mọi người đều cam kết đảm bảo quyền được giáo dục, trẻ điếc sẽ có cơ hội học tập, đến trường và phát triển khả năng cũng giống như mọi người khác.

Chuyện về Các-men

Vài tháng sau khi tôi chào đời, có một đợt dịch nhanh chóng lan ra nhiều đứa trẻ ở làng tôi. Tôi cũng bị ốm và bị sốt rất cao. Bố mẹ vui mừng thấy tôi hồi phục nhưng họ nhận thấy rằng tôi bị điếc hoàn toàn sau trận ốm. Khi tôi lớn hơn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy căng thẳng vì việc trao đổi rất khó khăn dù chỉ là những suy nghĩ hay nhu cầu đơn giản. Gia đình tôi không biết nên giao tiếp hay dạy tôi như thế nào.

A woman using sign language.
Nếu tôi muốn một cái gì đó, tôi phải nói cho mọi người trong nhà bằng cách chỉ vào tận nơi. Nếu không thể chỉ được, tôi không có cách nào làm cho họ hiểu.


Sau cuộc cách mạng ở Ni-ca-ra-goa, một trường dạy trẻ điếc được thành lập và bố mẹ tôi đưa tôi đến học ở đó. Bổ mẹ tôi nhận thấy rằng trường có thể giúp tôi theo những cách mà họ không làm được. Giáo viên ở trường cố gắng dạy tất cả chúng tội đọc hình miệng và nói. Mặc dù nhiều bạn trong số chúng tôi không thể đọc hình miệng và nói tốt nhưng chỉ cần được ở bên những người bạn như thế cũng đã mở ra cho chúng tôi một chân trời mới.

A woman using sign language.
Tôi chưa bao giờ biết lại còn có cả những trẻ điếc khác, hầu hết các bạn trong lớp tôi cũng vậy. Khi tôi nhìn thấy các bạn dùng kí hiệu, tôi cũng bắt đầu dùng theo. Lần đầu tiên trong đời, tôi bắt đầu học.

Nhiều người trong số chúng tôi bắt đầu đi học khi đã lớn tuổi. Chúng tôi giao tiếp với nhau bằng những ““kí hiệu của gia đình" mà chúng tôi đã dùng ở nhà, và tất nhiên là mỗi đứa lại có những kí hiệu khác. Nhưng chúng tội dạy cho nhau những kí hiệu này và cùng nhau nghĩ ra nhiều kí hiệu mới. Sử dụng kí hiệu đã làm cho việc giao tiếp của chúng tôi trở nên thật dễ dàng. Khi chúng tôi càng ngày càng có nhiều kí hiệu hơn, thì những kí hiệu ấy đã biến thành một thứ ngôn ngữ thực sự. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi có thể trao đổi với nhau về nhiều điều, về gia đình và bạn bè, về kế hoạch và những ước mơ của chúng tôi và cả những điều đã từng xảy ra với chúng tôi.

NGÔN NGỮ GIÚP CHO VIỆC HỌC VÀ GIAO TIẾP TRỞ THÀNH HIỆN THỰC

Các-men và những trẻ điếc khác ở Ni-ca-ra-goa đã chứng minh cho thế giới thấy rằng ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ tự nhiên, hoàn chỉnh và có thể phát triển trong cộng đồng. Cũng như bất kỳ một ngôn ngữ nào, để sử dụng ngôn ngữ kí hiệu bạn cần một nhóm người biết và sử dụng những kí hiệu.

Khi Các-men và những trẻ khác tạo dựng nên ngôn ngữ kí hiệu Ni-Ca-ra-goa và kĩ năng giao tiếp, họ cũng đồng thời có những khả năng mô tả sự vật, giải quyết vấn đề và làm cho cảm xúc, nhu cầu cũng như ý nghĩ của mình được người khác hiểu. Ngôn ngữ kí hiệu không chỉ lâ một phương thức để giao tiếp mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy.

A woman using sign language.
Ngôn ngữ kí hiệu cho phép tôi nói với người khác, bíết về thế giới xung quanh và nói ra được điều tôi nghĩ.Tôi không còn đơn độc nữa, không còn cảm giác ức chế hay hiểu lầm. Ngôn ngữ kí hiệu - ngôn ngữ của tôi - cho phép tôi trở thành một thành viên của cộng đồng.
A boy and girl sitting at a school desk. The boy uses his hands to speak to the girl.

Một trong những lý do mà trẻ điếc ở Ni-ca-ra-goa phát triển được một ngôn ngữ hoàn chỉnh như vậy là vì có nhiều trẻ dùng nó. Trẻ có thể làm tốt được điều này nhờ quyết định đầu tư thêm nhiều nguồn lực vào giáo dục của người Ni-ca-ra-goa. Họ bắt đầu phong trào cải cách giáo dục nhằm tạo ra một hệ thống trường lớp tiêu chuẩn cho tất cả trẻ em - kể cả trẻ điếc hay nghe kém.

Cùng nhau bảo vệ quyền lợi cho trẻ điếc

Nhờ cuộc đấu tranh của người dân Ni-ca-ra-goa, mọi người được đi học và hàng trăm người điếc lần đầu tiên được tới trường. Trong một thế hệ, trẻ bắt đầu tạo ra một hình thức giao tiếp mới và khác - đây là tiền đề của ngôn ngữ kí hiệu Ni-ca-ra-goa.


Giữa những năm 1980, thanh niên điếc bắt đầu tập hợp và cùng nhau hoạt động để thúc đẩy quyền là người điếc của họ. Họ thành lập Hội người điếc Ni-ca-ra-goa (gọi tắt là ANSNIC). Thành viên của Hội góp phần xây dựng và phát triển ngôn ngữ kí hiệu Ni-ca-ra-goa, xuất bản một cuốn từ điển và sách cho trẻ em. Họ làm việc với Bộ Giáo dục để bắt đầu đưa ngôn ngữ kí hiệu vào sử dụng trong các trường điếc và cải thiện chất lượng của các chương trình giáo dục cho trẻ điếc.


Ngày nay, ở Ni-ca-ra-goa, ANSNIC là tổ chức xã hội lớn mạnh đấu tranh vì quyền của người điếc, ngoài ra đây còn là một trung tâm xã hội của người điếc.


A group of people with signs that say: 'More services for deaf children', 'More schools for our children', and 'More laws to protect our children'.