Hesperian Health Guides

Chương 6: Các kĩ năng nghe

HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 6: Các kĩ năng nghe

Trong chương này:

Nếu được giúp đỡ, những trẻ nghe kém có thể học cách nghe âm thanh mà trẻ thấy một cách kỹ càng hơn. Hiểu biết nhiều hơn về âm thanh giúp cho trẻ nhận biết nhiều hơn về thế giới, trẻ sẽ nghe tốt hơn, biết tự bảo vệ bản thân, được an toàn và càng có khả năng quan tâm hơn đến những nhu cầu của chính bản thân.

Một số trẻ chỉ nghe được một ít lời nói của người khác. Đa số các trẻ nghe kém, mặc dù không thể nghe những âm nhỏ, vẫn có thể nghe được những âm to. Hoặc, dù không nghe được âm cao như tiếng sáo, trẻ vẫn có thể nghe được những âm trầm như tiếng sấm.

A girl speaking to a boy as they watch chickens.
Minh!
Nghe con gà kêu này!

Nếu trẻ được luyện nghe, trẻ sẽ phát triển và tận dụng tốt khả năng nghe còn lại của mình. Để sử dụng khả năng nghe được tốt, trẻ cần phải:

  • chú ý đến âm thanh hoặc giọng nói.
  • xác định được hướng phát ra âm thanh hoặc lời nói.
  • nhận biết âm thanh.
  • nói được điểm khác nhau giữa các âm thanh.


A girl thinking as she holds her younger sister’s hand while they watch a boy kicking a can.
Em Mai quay đầu lại có phải vì nghe thấy tiếng hộp kêu không nhỉ?

Chương này cung cấp những hoạt động khuyến khích trẻ nhìn, nghe và cảm nhận những rung động của âm thanh. Các hoạt động này sẽ giúp trẻ nghe kém biết nhiều hơn về âm thanh. Đồng thời nó cũng giúp bạn nhận biết khả năng của trẻ, trẻ còn nghe được thế nào, loại âm thanh, từ ngữ nào trẻ còn có thể nghe được. Những thông tin đó sẽ giúp bạn biết cách nào là tốt nhất để giúp trẻ học ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ kí hiệu.

Khi bạn thực hiện các hoạt động gợi ý trong chương này, hãy tìm kiếm những biểu hiện trên khuôn mặt trẻ chứng tỏ trẻ đang lắng nghe. Đó có thể là sự quay đầu, thay đổi hướng nhìn trên khuôn mặt, bày tỏ mong muốn tiếp tục, nháy mắt hoặc tự phát ra âm thanh.

Hãy khen ngợi trẻ nếu thấy trẻ có phản ứng với âm thanh hoặc từ ngữ. Nếu trẻ không phản ứng, hãy lặp lại âm thanh nếu được. Hãy đưa âm thanh lại gần phía trẻ hơn là làm cho nó to lên. Hãy kiên trì. Cần cho trẻ thời gian để trẻ phát triển kĩ năng nghe.

Khi cho trẻ thực hành kĩ năng nghe, cố gắng chú ý đến âm nền (những tiếng ồn xung quanh). Âm thanh nền có thể khiến trẻ không chú ý đến giọng nói của bạn hoặc không chú ý được âm mà bạn muốn trẻ nghe. Nếu trẻ đeo máy trợ thính, hãy nhớ rằng máy trợ thính không chỉ làm cho giọng bạn to lên mà còn làm cho các âm khác cũng to lên, kể cả âm nền.

A small girl thinking as she watches her father speaking; 3 children are nearby playing drums and a tamborine.
Con có nghe thấy bố nói không, An?
Ca...
mm..?
An có nghe thấy bố nói một vài âm nhưng bởi vì tiếng động mà các em bé khác đang chơi phát ra quá lớn khiến An không nghe được chính xác các âm đó.