Hesperian Health Guides
Lời khuyên cho cha mẹ
Cố gắng áp dụng những hoạt động trong chương này để trẻ được chơi với đồ vật phát ra loại âm thanh mà trẻ nghe được. Ví dụ, nếu bạn biết trẻ không nghe được âm cao nhưng có thể nghe được những âm trầm, hãy đưa những âm thanh đó vào trong các hoạt động (xem Chương 5 để biết cách xác định trẻ có thể nghe được âm nào). Nếu không biết chắc trẻ có thể nghe được âm nào, hãy thử với nhiều âm khác nhau.
CÁC HOẠT ĐỘNG |
Mục lục
Cách giúp trẻ chú ý đến âm thanh
Khi bạn nghe thấy âm thanh ở gần, hãy chỉ cho trẻ thấy chuyện gì đang xảy ra. Khuyến khích trẻ nhìn về phía có âm thanh.
Cho trẻ chơi với những đồ chơi phát ra âm thanh. Mỗi lần chơi, hãy hướng sự chú ý của trẻ vào âm thanh. Nếu đồ chơi không phát ra âm thanh, bạn có thể buộc vào đó một vật có thể phát ra âm thanh như cái chuông, xúc sắc..
- Hãy chọn một vài âm thanh để báo hiệu khi bắt đầu và kết thúc. Hãy cho trẻ biết chuyện gì sắp xảy ra, sau đó tạo ra âm thanh. Hãy chỉ vào tai bạn khi âm thanh phát ra. Điều này giúp trẻ biết khi nào có âm thanh.
- Tổ chức các trò chơi cần phải nghe âm thanh trong khi chơi.
Khi nghe thấy tiếng trống, bọn trẻ nhảy múa. |
Khi thấy tiếng trống dừng, bọn trẻ ngồi xuống. |
Cách giúp trẻ chú ý đến giọng nói
- Hãy nói chuyện khi bế trẻ. Khi trẻ chạm vào ngực, cổ hoặc má của bạn, trẻ sẽ cảm nhận được sự rung động của âm thanh lời nói.
- Khi bạn cùng trẻ làm việc gì ̣đó, hãy tạo ra âm thanh kèm với hoạt động.
- Gọi tên trẻ thường xuyên.
- Khi trẻ biết tên mình, hãy tạo ra bài hát hoặc câu chuyện có tên của trẻ. Làm như thế sẽ cuốn hút được trẻ.
- Bằng mọi cách hãy thường xuyên nói với trẻ. Hãy thay đổi giọng nói. Cố gắng kéo dài giọng, thay đổi độ cao, thấp. Sử dụng những từ trái nghĩa.
Cách giúp trẻ chú ý đến nguồn âm thanh
Đầu tiên trẻ học cách xác định vị trí những âm thanh phát ra ở gần tai. sau đó trẻ học cách tìm kiếm nguồn âm thanh phát ra ở phía trên hoặc phía dưới tai. Tiếp đó, trẻ tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh ở xa. Cuối cùng, trẻ học cách tìm những âm thanh phát ra từ phía sau.- Nếu con bạn thích một đồ chơi nào đó có tiếng kêu, mà bạn chắc là trẻ nghe thấy, hãy thử giấu nó đi. sau đó làm cho vật đó kêu từ phía trên đầu trẻ và xem xem trẻ có ngẩng đầu để tìm kiếm không? Khi trẻ làm được như thế, hãy tạo tiếng kêu ở phía dưới tai trẻ. Cuối cùng, tạo ra tiếng kêu ở phía sau trẻ.
Hãy kiên trì. Cần phải mất vài tháng con bạn mới có thể quay đầu về phía âm thanh. Khi trẻ có phản ứng một vài lần (mặc dù không thường xuyên), bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
- Thay đổi sự thể hiện trên khuôn mặt hoặc thu hút sự chú ý vào âm thanh bằng cử chỉ, điệu bộ - chỉ tay vào tai sau đó chỉ vào vật phát ra âm thanh.
- Thử giấu đồ chơi có tiếng kêu trong túi. Khi bạn làm cho vật đó kêu, bãy xem xem trẻ có vẻ tìm kiếm nó không.
Cách giúp trẻ nhận biết âm thanh
vào nhà đấy.
- Chú ý những âm thanh thường ngày mà trẻ vẫn nghe và giúp trẻ gọi tên âm thanh đó.
- Khi trẻ thấy thích thú âm thanh nào đó, hãy giải thích đó là tiếng gì.
này để thổi còi...
- Đưa trẻ đến nhiều nơi khác nhau và khi trẻ thấy có âm thanh, hãy chỉ cho trẻ thấy vật phát ra âm thanh đó.
hô !
hô !
- Dạy trẻ tự tạo ra những âm thanh khác nhau.
Cách giúp trẻ chú ý đến 2 âm thanh khác nhau
- Tìm hai vật tạo ra âm thanh khác nhau. Nhớ rằng bạn phải tạo âm có cao độ và độ lớn mà trẻ nghe được. Cho trẻ nghe âm thanh của hai vật khác nhau và nhìn thấy hai vật đó. Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại khi bạn làm cho một vật kêu. Khi trẻ mở mắt, yêu cầu trẻ chỉ vào vật vừa phát ra tiếng kêu dó.
-
Kết hợp hành động với 2 hoặc 3 âm giống nhau. sau đó yêu cầu trẻ làm lại hành động khi bạn tạo âm thanh đó. Dưới đây là một ví dụ với âm thanh lời nói:
Pa..pa..pa..pa.La..la..la..la.
- Yêu cầu trẻ đoán xem ai trong gia ̣đình đang nói bằng cách nghe giọng nói. Cách này cũng giúp trẻ nhận biết giọng nam với giọng nữ.
thế Na-mi?
Con bạn có học nghe không?
Bạn cần thực hiện tất cả các hoạt động này nhiều lần. Sau khoảng 6 tháng, kiểm tra lại khả năng nghe của trẻ (xem Chương 5). Bạn có thể thấy trẻ nghe được nhiều âm thanh hơn lần trước. Điều này không có nghĩa là khả năng của trẻ đã thay đổi. Điều đó đơn giản chỉ có nghĩa là trẻ đã học được cách nghe tốt hơn. Hãy động viên trẻ khi trẻ chú ý đến âm thanh và từ ngữ.
Khi bạn và trẻ thực hành cùng nhau, cố gắng củng cố và bổ sung cho trẻ những gì trẻ đã học bằng cách tạo những âm thanh mà trẻ nghe thấy. Khi đã học thêm được nhiều từ ngữ và hiểu nhiều hơn, trẻ sẽ có khả năng thể hiện bản thân và có thể giao tiếp tốt hơn.