Hesperian Health Guides

Thành lập các nhóm hỗ trợ

Trong chương này:

A group of women and their small children.

Các gia đình trẻ điếc là những nguồn lực quan trọng đối với nhau. Bằng cách tổ chức các buổi họp thường kỳ, họ giúp nhau giải quyết khó khăn gặp phải và chia sẻ ý tưởng mới, từ đó tìm mọi cơ hội giúp ích cho con cái mình. Điều này có thể đem lại tác dụng lớn cho các gia đình, không chỉ trong việc tổ chức đáp ứng các nhu cầu của trẻ mà còn giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách.

Cộng đồng có thể góp phần giúp đỡ tổ chức các hoạt động bằng cách tạo điều kiện cho mượn nơi họp mặt (ví dụ: đền thờ, nhà thờ ở địa phương) và để mọi ngườí biết đến những buổi họp này, như vậy các gia đình khác có thể tham gia.

Các gia đình có trẻ điếc gặp phải những khó khăn tương tự và họ cũng có những niềm vui giống nhau. Mời các bạn xem Chương 14 để biết những ví dụ về cách mà phụ huynh có thể bắt đầu một nhóm họp để ở đó họ chia sẻ cảm xúc, thông tin và suy nghĩ làm thế nào để cộng đồng hỗ trợ con mình hơn.

SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC TỔ CHỨC KHÁC TRONG CỘNG ĐỒNG

Nhiều tổ chức tại cộng đồng như hội phụ nữ, hội phụ huynh, hội nông dân hay các tổ chức đoàn thể khác có thể tạo thu nhập để giúp đỡ cha mẹ trẻ nghe kém.

Ví dụ: gia đình cần thêm thời gian để dạy và chăm sóc trẻ nghe kém. Điều này có thể khiến việc tìm được một công việc có thu nhập ngoài gia đình của họ gặp nhiều khó khăn. Một số tổ chức trong cộng đồng có thể giúp phụ huynh tìm cách kiếm thêm thu nhập. Các tổ chức đặt tại cộng đồng như hội các bà mẹ có thể giúp trẻ điếc mua máy trợ thính, tìm kiếm các nguồn lực để có thể chi trả cho giáo vìên dạy ngôn ngữ kí hiệu, tạo cơ hội cho trẻ đi học mầm non, bao cấp tiền học phí hay giúp đỡ dưới nhiều cách khác.

ĐƯA TRẺ ĐIẾC ĐẾN VỚI NGƯỜI ĐIẾC

Những cố gắng của cộng đồng cũng có thể đưa trẻ điếc xích lại gần với nhau hơn. Khi trẻ điếc hay nghe kém có cơ hội gặp nhau, chúng có thể tạo nên một cộng đồng tự nhiên và phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Một thị trấn ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra tìm hiểu xem trong địa phương của mình có bao nhiêu trẻ điếc có thể đi học ở một trường dạy trẻ điếc. Từ cuộc điều tra này, có hai gia đình sống ở gần nhau đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng họ đều có thành viên gia đình là người điếc nhưng lại chưa bao giờ gặp nhau.

A woman signing to a small girl who stands beside her mother.
Cháu có đến nhà cô ăn cơm tối nay không? Ra-vi và Mi-ta cũng sẽ đến đấy!
Người điếc giao tiếp tốt luôn là những giáo viên, người tư vấn tốt nhất cho gia đình trẻ điếc.

Nếu bạn sống ở một thành phố hay thị trấn lớn, bạn có thể tìm ra nhiều cách để gặp người điếc khác. Ngay cả sống ở một ngôi làng nhỏ, cũng có người điếc và người nghe được bình thường giao tiếp với nhau bằng kí hiệu và cử chỉ điệu bộ. Họ sẽ vui vẻ giúp đỡ các gia đình có trẻ điếc.

Những cộng đồng lớn hơn có các câu lạc bộ, tổ chức xã hội hay các đoàn thể lớn không chính thức do chính người điếc lập ra. Đôi khi, những tổ chức này có cả các chương trình cho trẻ điếc và gia đình. Bạn và con của bạn sẽ được đón nhận ở đó.

A man giving flowers to a girl beside a sign the says "Deaf Child Talent Contest."


Mỗi năm, hội phụ nữ điếc Đê-hi, Ấn Độ, có tổ chức một cuộc thi dành cho trẻ điếc. Sau hội thi, các gia đình gặp gỡ và học hỏi về tật điếc. Đây là một phần trong chương trình “Phát hiện sớm” của hội nhằm lôi cuốn các gia đình có trẻ điếc nhỏ tuổi vào các hoạt động của cộng đồng người điếc.

GIÚP TRẺ ĐIẾC ĐƯỢC HỌC HÀNH VÀ ĐÀO TẠO

Nhiều gia đình phải đấu tranh để tạo cơ hội cho trẻ nghe kém đi học. Công việc này đòi hỏi phải có thờí gian, sức lực và nguồn lực mới tạo ra cơ hội cho trẻ điếc được học hành. Nhưng khi cả cộng đồng cùng phấn đấu vì quyền lợi giáo dục cho trẻ điếc, thì có thể tạo ra một thay đổi lớn.

Chương 12 mô tả chi tiết những lợi ích mà các nhà trường hay lớp học đem lại cho gia đình và trẻ điếc.

Cộng đồng quan tậm đến việc tổ chức giáo dục và đào tạo tốt hơn cho trẻ điếc nên liên lạc với các tổ chức của địa phương hay quốc gia làm việc vì trẻ điếc hoặc Bộ Giáo dục. Việc này sẽ giúp học viên biết thêm nhiều cơ hội và luật pháp về giáo dục cho trẻ điếc ở địa phương mình. Luật pháp của hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ quyền được giáo dục miễn phí của mọi trẻ em - kể cả trẻ điếc.


Dưới đây là một số cách thức mà một cộng đồng có thể áp dụng để giúp các trường đáp ứng nhu cầu của trẻ điếc tốt hơn:

  • Đào tạo thêm cho giáo viên để họ biết cách giao tiếp với trẻ điếc
  • Mời người lớn điếc đến giúp giáo viên, gia đình hay học sinh học ngôn ngữ kí hiệu. Hoặc họ có thể đến làm việc trong lớp và quan tâm riêng đến trẻ điếc. Chương 12 giới thiệu các hoạt động giúp đỡ trẻ điếc đi học ở địa phương.
  • Tiến hành đào tạo thêm về kĩ năng giúp trẻ có thêm thu nhập

Đưa trẻ điếc đến học ở trường hay lớp riêng có thể tạo ra một cộng đồng trẻ nhưng mặt khác lại có thể bị cách ly khỏi nhau. Một số cộng đồng nhận tiền của địa phương hay các tổ chức nhà nước, tổ chức tài trợ hay cơ quan nhà nước để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và mua sắm trang thiết bị.

MỌI NGƯÒI ĐỀU CÓ LỢI KHI THAM GIA HỖ TRỢ TRẺ ĐIẾC

Cả cộng đồng sẽ trở nên mạnh hơn khi mọi ngưòi quan tâm đến nhau, có trách nhiệm với nhau và biết chấp nhận sự khác biệt cũng như sự giống nhau. Cho nên, khi nhu cầu đặc biệt của trẻ điếc được chú ý đến, nó thường góp phần cải thiện các điều kiện ở cả cộng đồng.

Tất cả trẻ em trong cộng đồng có thể được hưởng lợi từ những dịch vụ xã hội tốt, chẳng hạn như dịch vụ kiểm tra thính lực, qua đó tiếp cận dễ đàng hơn với giáo dục và đào tạo.

HCWD Ch11 Page 149-1.png

Khi mọi người có thể làm việc với nhau với một mục tiêu chung, họ biết rằng họ có thể đạt được kết quả lớn hơn là làm một mình. Một cộng đồng biết tổ chức một vấn đề gì đó sẽ có thể dùng kinh nghiệm đó để đáp ứng những nhu cầu khác và thực hiện các dự án khác.

Khi giáo viên tìm ra cách để giao tiếp với trẻ điếc, họ sẽ giúp tất cả học sinh hiểu bài hơn.

2 women speaking beside 3 children sitting at a desk reading.
Cô không sợ việc có những học sinh điếc trong lớp sẽ làm ảnh hưởng cả lớp chứ ?
Không, tôi nghĩ rằng những trẻ khác cần biết kiên trì! Kĩ năng đọc của các em sẽ tốt hơn. Chúng cũng đang học ngôn ngữ kí hiệu .


Nếu trẻ nghe kém không được giáo dục và hỗ trợ, chúng có thể sẽ không bao giờ học được cách giao tiếp với người khác hay học kĩ năng cần thiết để đi làm, chăm sóc bản thân hay sống ôn hòa với người khác. sự bất hạnh và nghèo nàn của chúng có thể là một gánh nặng đối với gia đình, hàng xóm và cộng đồng.

Dưới đây là một câu chuyện kể về một địa phương ở Ba Tây đã phối hợp các nguồn lực trong cộng đồng để thay đổi cuộc sống của trẻ  điếc.

Cả thị trấn cùng học một ngôn ngữ mới

Tại một thị trấn ở vùng đông bắc Ba Tây, có một nhà thờ mở một ngôi trường nhỏ dạy trẻ điếc. Chẳng bao lâu sau, nhiều gia đình đến đó bắt đầu thành lập hội phụ huynh, hội cha mẹ và bạn bè của trẻ điếc ở Cabo ̣(APASC). Khi đã thành hội, APASC quyết định mở các lớp dạy ngôn ngữ cho người bình thường để họ biết cách giao tiếp với trẻ điếc. Họ liên hệ với hội người điếc ở thành phố lớn gần đó và thuê một người đàn ông điếc đến dạy cho cha mẹ và người thân trong gia đình ngôn ngữ kí hiệu.

A large group of men and women sitting and facing a man who is signing.
Ngày càng có nhiều người đến học ở các lớp dạy ngôn ngữ kí hiệu và biết giao tiếp với trẻ điếc và người lớn điếc sống ở trong cùng thị trấn.

APASC cũng được chính quyền địa phương cho phép mở trường dạy trẻ điếc ngay tại địa phương. Trường thuê giáo viên đã được đào tạo và mở lớp dành cho trẻ điếc. Trẻ điếc cùng tham gia với trẻ bình thường trong nhiều hoạt động. Chẳng bao lâu sau, tại thị trấn, ngôn ngữ kí hiệu được dùng trong nhà trường, cửa hàng và trên  đường phố.

Trước đó nhiều người nghĩ rằng người điếc bị chậm phát triển trí tuệ. Bây giờ, họ đã có nhận thức mới về tật điếc. Họ thấy phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu đã tham gia vào các hoạt động của nhà thờ, thiếu niên điếc có việc làm trong cộng đồng, trẻ điếc được đi học và chơi với bạn bình thường.

APASC góp phần nâng cao nhận thức về tật điếc ở cộng đồng của mình. Họ tổ chức hội thảo, họp hàng tháng. Trong các dịp này, cha mẹ trẻ điếc có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ các cha mẹ khác, học hỏi thêm về tật điếc và cách giao tiếp với con. APASC cũng xuất bản một cuốn từ điển ngôn ngữ kí hiệu gồm 500 kí hiệu mà nhiều người trong cộng đồng sử dụng.

Bằng cách phối hợp với nhau, họ đang xây dựng một xã hội có khả năng giúp mọi trẻ thơ phát triển tối đa tiềm năng.