Hesperian Health Guides

Trẻ học giao tiếp như thế nào?

Trong chương này:

Mặc dù trẻ biết giao tiếp từ khi mới chào đời nhưng lúc đầu trẻ không nhận biết được điều này. Trẻ cử động cơ thể, phát ra âm thanh hay thay đổi nét mặt theo đúng những gì mà trẻ cảm nhận. Ví dụ, trẻ có thể khóc vì cảm thấy đói hay bị ướt. Dần dần, trẻ thấy những thông điệp mình tạo ra làm cho việc này, việc kia xuất hiện. Khi trẻ khóc, một ai đó sẽ đến để tìm hiểu lý do. Khi trẻ cười, mọi người sẽ cười đáp lại. Do vậy, trẻ bắt đầu gửi thông điệp để làm cho việc này, vịệc kia xảy ra.

Giao tiếp là một công cụ rất tốt để đạt được cái mà ta muốn hay ta cần cũng như để hiểu người khác muốn gì hay cần gì. Bạn có thể giúp trẻ bắt đầu giao tiếp bằng cách đáp lại những cử động, âm thanh hay cái nhìn của trẻ. Điều này giúp trẻ biết rằng hành động của nó có ảnh hưởng đối với người khác.

Hãy để trẻ thực hiện luân phiên trong giao tiếp

A woman signing to her child.
Đây là qủa bóng.

Thực hiện luân phiên giúp cho trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp hai chiều. Khi lớn hơn, kĩ năng này sẽ giúp trẻ biết cách nói chuyện với người khác.

Trong trường hợp này, chị Hô-la mẹ của Sam đang giúp cháu bắt đầu chơi luân phiên.

A woman points to herself as she signs to her child.
Cho mẹ quả bóng nhé?
Nét mặt chị Hô-la thể hiện chị đang đặt câu hỏi.
A woman signs to her child.
Cảm ơn con, Sam, con giỏi lắm.


Trẻ sẽ học được nhiều hơn khi bạn thực hiện luân phiên theo cách cho và nhận.

A woman and her child roll a ball back and forth to each other.
Khi Sam đã sẵn sàng, chị Hô-la lăn quả bóng về phía cháu.

Ví dụ: Hô-la đợi cho đến khi Sam nhìn vào mình. Chị thu hút sự chú ý của bé và cũng tham gia với cháu bằng cách nhướn mày, cười và lắc bóng.

HCWD Ch4 Page 35-2.png
Sam lăn bóng lại phía mẹ. Chị Hô-la cười và vỗ tay khen....
HCWD Ch4 Page 35-3.png
.....và lăn bóng trở lại phía cháu.

Bây giờ, Sam biết phải làm gì. Cháu và mẹ đang thực hiện luân phiên.

A woman raises her shoulders and extends her hands in surprise.

Sau đó, chị Hô-la thay đổi trò chơi để thu hút sự chú ý của Sam. Chị giấu quả bóng vào một cái hộp. Hãy chú ý đến nét mặt của chị Hô-la. Còn bạn, bạn sẽ thể hiện nét mặt như thế nào nếu bạn đang hỏi: “Bóng đâu rồi?” mà không dùng lời nói.

HCWD Ch4 Page 35-5.png
Chị Hô-la đợi trong lúc Sam bò đến chỗ cái hộp.
HCWD Ch4 Page 35-6.png
Chị Hô-la cười và vỗ tay khi con tìm thấy bóng.


Như bạn thấy trong những hình ảnh này, sự giao tiếp cơ bản bắt đầu khi trẻ còn rất nhỏ và giao tiếp không phải lúc nào cũng phải dùng từ ngữ.

Khuyến khích trẻ thực hiện luân phiên

Mỗi lần bạn thực hiện luân phiên với trẻ sẽ có những điểm mới. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số hướng dẫn chung để việc thực hiện luân phiên diễn ra thành công.

Để bắt đầu:

A woman touches her child's arm.
Nếu trẻ không phản ứng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa, hãy thử gợi ý, ví dụ bằng cách chạm vào tay để nhắc đã đến lượt cháu.
A-i-sa?
  • Hãy thu hút sự chú ý của trẻ và để trẻ biết bạn đã sẵn sàng chơí.
  • Để trẻ thực hiện luân phiên trước. Bạn có thể phản hồi với những gì làm trẻ thích thú. Nhưng nếu phải đợi lâu, bạn có thể chủ động làm và bắt đầu.
A woman speaking as she rolls a ball to her child.
Đây rồi!
Đợi cho đến khi trẻ chú ý đến bạn rồi mới thực hiện lượt luân phiên tiếp theo. Sau đó, cố gắng dành một khoảng thời gian tương đương rồi mới thực hiện lượt luân phiên của mình.
  • Trẻ sẽ biết rằng bạn nhận ra hành động của nó và thích hành động đó. Lúc này, trẻ cố làm lại để thu hút sự hưởng ứng của bạn. Khi trẻ phát ra âm thanh hay dùng một cử chỉ nào đó và nhận được sự phản hồi tích cực, trẻ sẽ muốn tạo ra nhiều âm thanh hay cử chỉ hơn.


Khi đáp lại trẻ, bạn hãy cố gắng:

  • Bắt chước những âm thanh và cử động của trẻ (nếu trẻ nói “ga...ga...”, bạn cũng nói “ga.,ga..,").
  • Tiếp tục những việc mà trẻ thích (lăn bóng trở lại phía trẻ).
  • Bổ sung thêm những việc trẻ làm (chẳng hạn như yêu cầu trẻ nhìn vào quả bóng), để duy trì sự chú ý và giúp trẻ học, thêm những cách chơi mới.
HCWD Ch4 Page 36-3.png
Chán rồi à?
Cho phép trẻ dừng lại bất kỳ khi nào trẻ muốn. Lúc đầu, việc thực hiện luân phiên có thể diễn ra trong một hay hai phút. Sau đó, trẻ sẽ muốn thực hiện luân phiên lâu hơn.


Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ thường xuyên thực hiện luân phiên hơn.