Hesperian Health Guides
Ai đã xây dựng nhà máy và tạo công ăn, việc làm?
HealthWiki > An toàn vệ sinh lao động > Chương 1: Làm việc để kiếm sống và sống đủ > Ai đã xây dựng nhà máy và tạo công ăn, việc làm
Người lên kế hoạch về việc xây dựng nhà máy nơi bạn làm việc và quyết định số lượng máy móc, hóa chất, công cụ cũng như nguyên vật liệu mà bạn sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm: Đó có thể là chủ nhà máy, người trực tiếp quản lý bạn hay là chủ công ty mua sản phẩm. Đó cũng chính là những con người có tiếng nói quyết định về tạo công ăn việc làm, về tạo môi trường làm việc ít độc hại, công bằng hơn và thành công hơn, đặc biệt là họ sẽ lấy ý kiến của người lao động (NLĐ) để chia sẻ kinh nghiệm và cách thức làm sao đạt được các mục tiêu đó.
Trách nhiệm của chủ nhà máy là phải đảm bảo nơi làm việc và công việc được an toàn. Nếu chủ nhà máy không thông thạo trong việc đó (phần lớn là không có chuyên môn trong lĩnh vực này), thì có thể thuê chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động giám sát điều kiện tại nơi làm việc. Tại nhiều nhà máy luôn có phòng, ban chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động, có ban chuyên trách gồm cả người lao động và người quản lý giám sát mức độ an toàn lao động, thường xuyên có những điều chỉnh và cải thiện điều kiện làm việc sao cho hiệu quả hơn. Khi những người ở trong ban chuyên trách cam kết bảo vệ sức khỏe người lao động, thì họ có đủ năng lực để tạo ra những sự thay đổi lớn cho nhà máy.
Nhưng khi các công ty toàn cầu đã ký kết với các nhà máy sản xuất, họ luôn đạt được thỏa thuận liên quan đến “cuộc chạy đua ngược”. Những công ty này thường không để cho những chủ nhà máy sở tại có nhiều lựa chọn để có thể cải thiện điều kiện lao động, tăng tiền lương cũng như thực hiện được các thay đổi lớn cho nhà máy. Các thương hiệu nổi tiếng áp đặt các điều kiện lên hệ thống nhà máy sản xuất toàn cầu. Chính vì thế mà sự liên kết giữa những người lao động với khách hàng – những người mong muốn có sự công bằng và ổn định, giữa người lao động với chính phủ cũng như với các chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động – những người mong muốn bảo vệ sức khỏe cho người lao động trở nên vô cùng quan trọng.
Ai có thể cải thiện điều kiện lao động và việc làm an toàn?
Chủ nhà máy: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp cho người lao động nơi làm việc lành mạnh và an toàn. Tìm và giải quyết các vấn đề ATVSLĐ thuộc về trách nhiệm của chủ nhà máy. Một người chủ thực sự quan tâm đến người lao động sẽ luôn biết tạo ra sự khác biệt.
Đối tác mua sản phẩm của nhà máy nơi bạn làm việc: Trong trường hợp nhà máy của bạn ký hợp đồng với một nhà máy khác, mọi điều kiện lao động – từ việc bạn sản xuất sản phẩm gì, những nguyên vật liệu và hóa chất nào mà bạn sử dụng cho đến giá của sản phẩm được bán ra…đều do đối tác quyết định. Và lúc đó, nhà máy của bạn giống như một người làm thuê cho bên đối tác vậy.
Chủ thương hiệu: Các chủ thương hiệu sẽ thiết kế sản phẩm riêng của họ - bằng cách làm nổi bật lên nội dung sản phẩm, nhấn mạnh kiểu dáng, chất liệu và quy trình tạo ra sản phẩm đó v.v. Mọi quyết định của họ tác động đến từng công đoạn sản xuất. Nếu như trong quá trình thiết kế sản phẩm, các thương hiệu đó đã bỏ qua vấn đề an toàn và sức khỏe của NLĐ thì họ đã tạo ra điều kiện làm việc có hại, tác động xấu đến sức khỏe NLĐ. Các chủ thương hiệu đó sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quy trình sản xuất cũng như điều kiện lao động.
Thanh tra lao động của chính phủ: Đa số các quốc gia đều có bộ luật lao động cũng như cơ quan thanh tra lao động chịu trách nhiệm điều tra cũng như tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động tại các nhà máy. Tuy nhiên, điều trớ trêu là lực lượng thanh tra thường rất mỏng và mức lương họ nhận được rất thấp, vì thế đã tạo điều kiện cho vấn nạn tham nhũng xảy ra: Những người thanh tra nhận hối lộ sẽ thẩm định không dựa trên luật pháp, còn những người liêm chính thường bị đối xử tệ bạc hoặc thậm chí bị sa thải khi họ cố gắng ép buộc doanh nghiệp thực thi các tiêu chuẩn lao động.
Giám sát độc lập và bộ quy tắc ứng xử: Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động hay “kiểm toán độc lập” là những người được các thương hiệu cũng như chủ nhà máy thuê để kiểm tra điều kiện làm việc trong các nhà máy. Do những kiểm toán viên được thuê và trả lương, nên không ngạc nhiên là họ thường phát hiện được rất ít vấn đề. Do đó các thanh tra có làm gì, chủ nhà máy thường không để ý đến họ. Chủ nhà máy dường như chỉ tập trung xây dựng các mối quan hệ xã hội hơn là quan tâm tới việc cải thiện điều kiện lao động.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Chương trình Việc làm tốt hơn của Tổ chức lao động quốc tế: Tổ chức lao động quốc tế đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về điều kiện làm việc và quyền lao động. Các quyết định của họ có thẩm quyền về đạo đức, chứ không có thẩm quyền về thực thi. Chương trình Việc làm tốt hơn là kết quả của sự hợp tác của các tổ chức nhà nước và tư nhân, đã được áp dụng tại 7 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, trong đó nguồn vốn quốc tế được sử dụng để cải thiện điều kiện lao động trong các nhà máy may.
Các đoàn thể, các tổ chức của người lao động và các tổ chức cộng đồng: Sẽ là quá khó khăn cho một tổ chức lao động hay một tổ chức cộng đồng có thể dành thắng lợi trong mọi cuộc đấu tranh cho vấn đề cải thiện điều kiện lao động. Kinh nghiệm chỉ ra rằng để có những chiến thắng liên tục cần phải có sự hợp tác của các tổ chức với nhau. Một lực lượng lao động có tổ chức sẽ đủ điều kiện để đấu tranh cho một nơi làm việc an toàn và lành mạnh hơn.
Câu chuyện của Chakriya |
Chakriya chuyển từ vùng nông thôn vào Phnom Penh, thủ đô của Campuchia để làm việc trong một nhà máy. Cô nhanh chóng tìm được một công việc tại Song Industrial, một công ty chuyên sản xuất quần áo cho các thương hiệu quốc tế. Cô và đứa con trai bé bỏng của mình chuyển đến sống cùng một người phụ nữ cùng làng tên Veasna, trong một căn phòng nhỏ ở khu ổ chuột Canadia gần nhà máy. Mức lương tối thiểu mà Chakriya kiếm được chỉ đủ để trả tiền ăn và tiền thuê nhà. Để gửi tiền cho bố mẹ và các chị gái, cô đã phải làm thêm rất nhiều giờ. Mức lương tối thiểu ở Campuchia không đủ để chăm sóc sức khỏe hoặc sống đàng hoàng, điều này làm cho cuộc sống rất khó khăn cho người lao động và gia đình của họ, nhưng đó là lý do tại sao các thương hiệu đến với các quốc gia như Campuchia ngay từ đầu. Các công ty quốc tế ký hợp đồng với các nhà máy Campuchia vì họ đưa ra giá rẻ nhất. Khi các nhà máy cạnh tranh để đưa ra mức giá thấp nhất, hiếm khi họ đầu tư vào việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động. Nhà máy nơi Chakriya làm việc rất nóng. Không khí có cảm giác như một đám mây ngột ngạt, ướt át không bao giờ di chuyển. Một ngày trong một tuần rất bận rộn, Chakriya nhận thấy một mùi hóa chất kinh khủng khiến đầu óc cô quay cuồng. Rồi cô ngất đi. Một chiếc xe tải đã đưa cô và 2 chục người lao động khác bị ngất tới bệnh viện. Hơn 2.400 người lao động ngành may Campuchia bị ngất tại nơi làm việc mỗi năm, nhưng các công ty trong lĩnh vực này đều nói rằng họ không biết tại sao lại có hiện tượng như vậy. Các chủ sở hữu nhà máy đổ lỗi cho người lao động phù phép ngất xỉu, nói rằng họ là những người phụ nữ cuồng loạn, những người nuôi dưỡng nhau bằng những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhưng Chakriya không nghĩ rằng vấn đề là ở trong tâm trí cô. "Chúng tôi làm việc quá nhiều giờ và chúng tôi quá mệt mỏi. Tiền lương của chúng tôi không đủ để mua thức ăn. Và nếu chúng tôi mua thức ăn, chúng tôi không thể trả học phí cho con cái của chúng tôi. Và không còn gì để gửi về nhà cho cha mẹ."
Tăng mức lương tối thiểu sẽ không gây hại cho lợi nhuận.
ILO
Mức lương cao hơn sẽ gửi các thương hiệu đến các quốc gia khác, rẻ hơn.
Chủ nhà máy
Chúng tôi không kiểm soát tiền lương của nhà máy.
Bộ phận nguồn hàng của nhãn hàng
Chúng tôi hỗ trợ mức lương công bằng nhưng không thể chỉ một số người được trả lương công bằng.
Bộ phận trách nhiệm xã hội của nhãn hàng Một hôm, ông chủ gọi các người lao động lại với nhau. Một số người nước ngoài nói về cách chương trình Việc làm tốt hơn của ILO đã thỏa thuận với nhà máy của họ để cải thiện các điều kiện. Chẳng mấy chốc ánh sáng và thông gió đã được cải thiện nhưng tiền lương vẫn giữ nguyên. Đó là lần cuối cùng Chakriya nghe nói về chương trình Việc làm tốt hơn và là lần duy nhất nhà máy thay đổi tích cực hơn. Chúng tôi không mong đợi bạo lực vì chúng tôi đến với hai bàn tay trắng. Chúng tôi chỉ yêu cầu tăng mức lương tối thiểu. Chúng tôi không mong đợi sự đối xử tàn nhẫn như vậy.
Cuộc đấu tranh của người lao động may Campuchia không được chú ý. Các công đoàn quốc tế, ILO, các tổ chức phi chính phủ (NGO) từ Châu Âu và Hoa Kỳ, và thậm chí một số thương hiệu có trách nhiệm bắt đầu gây áp lực cho chính phủ Campuchia và chủ sở hữu nhà máy để cải thiện điều kiện. Quan trọng nhất, những người lao động Campuchia đã đoàn kết và mạnh mẽ, và vào tháng 11 năm 2014, họ đã giành được một mức tăng mức lương tối thiểu mới. |