Hesperian Health Guides

Chung tay làm sẽ khiến công việc thuận lợi hơn

Trong chương này:

Một người người lao động có thể tạo ra được sự thay đổi nho nhỏ nhằm cải thiện công việc ví dụ: đặt thêm một chiếc đệm dưới ghế ngồi hoặc đệm lưng trong khi làm việc. Nhưng một người lao động không thể thay đổi được tất cả những vấn đề cấp bách đang gây hại đến sức khỏe của những người lao động trong nhà máy, chẳng hạn như: sử dụng hóa chất nào để tẩy rửa; có nên khoanh vùng khu vực máy móc hoạt động nguy hiểm không; làm thể nào để đảm bảo rằng không có người nào hay nhóm người lao động nào phải đối mặt với những công việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại hay nhàm chán. Phải hợp lực cùng với những người thực sự muốn đóng góp vào sự thay đổi của nhà máy thì người lao động mới có thể quyết định được điều mà họ muốn thay đổi cũng như tổ chức các chiến dịch để thuyết phục và gây sức ép lên chủ nhà máy về những yêu cầu đó.

Quyền của người lao động

Mỗi quốc gia đều có các quy định luật pháp riêng của mình nhằm bảo vệ người lao động không làm việc trong điều kiện thiếu an toàn và thiếu công bằng. Thông qua sự tư vấn của luật sư, của quan chức nhà nước, của liên đoàn lao động hay các tổ chức lao động, tổ chức cộng đồng, hoặc nghiên cứu qua mạng, đều có thể tìm được các thông tin về vấn đề này.

Một bộ luật lao động cơ bản thường có các điều khoản quy định về mức lương tối thiểu, thời gian nghỉ phép, thời gian nghỉ thai sản, bảo hiểm y tế và các điều khoản liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đa số các bộ luật đều quy định rõ ràng về việc các điều khoản thực thi: Quy định ai sẽ là người trực tiếp thanh tra tại các nhà máy, cách đệ trình khiếu nại lên chính phủ và cách chính phủ giải quyết các vấn đề. Ở một số quốc gia, họ có bộ luật rất chặt chẽ và nghiêm ngặt, tuy nhiên việc thực thi luật lại không được tốt.

      Luật quốc tế về quyền người lao động Wgthas black spacer.png
Wgthas Ch1 Page 11-1.png
Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) được xem là cầu nối gắn kết chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và phát triển trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và các vấn đề nhân quyền. Công ước Liên Hợp Quốc (hay luật quốc tế) bảo vệ nhân quyền và sự tự do được đề cập trong cuốn sách giống với biểu tượng của Liên Hợp Quốc.


Wgthas Ch1 Page 11-2.png
Công ước Liên Hợp Quốc về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Với Phụ Nữ (CEDAW) là một công cụ đắc lực trong việc giúp đỡ phụ nữ được đối xử công bằng ở nơi làm việc cũng như trong xã hội.


Wgthas Ch1 Page 11-3.png
Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) là một phần của Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy quyền của những người lao động và thiết lập nên các tiêu chuẩn quốc tế về quyền, điều kiện lao động cũng như quy định về sức khỏe người lao động. Tổ chức Tổ chức Lao Động Quốc Tế thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức người lao động, liên đoàn lao động hoạt động dân chủ, độc lập. Các tiêu chuẩn mà Tổ chức Lao Động Quốc Tế thiết lập được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, mà trong cuốn sách này được tham chiếu rất nhiều, được biểu thị như các hình trên trong đó có biểu tượng của Tổ chức Lao Động Quốc Tế. Tổ chức Lao Động Quốc Tế tài trợ cho một chương trình có tên là “Việc làm tốt hơn” cho nhiều quốc gia trên thế giới; chương trình đó được thực hiện dựa vào sự hợp tác giữa các tổ chức nhà nước và tư nhân (PPP) trong việc cải thiện điều kiện lao động trong các nhà máy may.


Để biết thêm thông tin về các Công ước của Tổ chức Lao Động Quốc Tế và cách sử dụng chúng, hãy xem Phụ lục A.

Để biết thêm thông tin về chương trình Việc làm tốt hơn của Tổ chức Lao Động Quốc Tế.


Quyền người lao động được nhấn mạnh rất rõ ràng trong một số bộ luật quốc tế, ví dụ như trong công ước của Liên Hợp Quốc (UN) và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO). Các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế sẽ đồng ý ký vào các công ước đó và cam kết quyền người lao động như là một phần quan trọng trong bộ luật của mỗi quốc gia. Công ước của Liên Hợp Quốc và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế nhấn mạnh rằng mọi người đều có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn và công bằng, những người lao động sẽ được trả lương thỏa đáng, gia đình của họ cũng nhận được sự tôn trọng. Những công ước đó có vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động đấu tranh cho một môi trường làm việc tốt hơn và khuyến khích chính phủ các nước cải tiến và thực thi các bộ luật lao động. (Những thông tin chi tiết hơn về công ước của Liên Hợp Quốc và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và các bộ luật quốc tế về quyền người lao động được đề cập trong phần ghi chú trước đó và trong phần Phụ lục A).

Quyền của lao động nữ

Việc hiểu và bảo vệ những quyền của lao động nữ trong các nhà máy xuất khẩu là vô cùng quan trọng vì lao động nữ thường chiếm đa số. Công ước của Liên Hợp Quốc và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế hay nhiều bộ luật khác trên thế giới đều khẳng định rằng luôn có sự công bằng trong địa vị kinh tế, chính trị và xã hội giữa nữ giới và nam giới. Những quyền cơ bản được đề cập gồm:


Yêu cầu về sức khỏe của lao động nữ, bao gồm cả việc mang thai và chăm sóc con cái đều phải được quan tâm khi thiết kế công việc.

Công đoàn và các tổ chức của người lao động

Luật quốc tế cũng như bộ luật ở một số quốc gia đều thừa nhận sự tồn tại của công đoàn với tư cách là một tổ chức của người lao động, có quyền và trách nhiệm bảo vệ quyền của các thành viên trong tổ chức của mình. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thỏa hiệp các điều khoản lao động với tổ chức công đoàn đại diện cho NLĐ. Công đoàn có quyền và trách nhiệm trong việc đàm phán các vấn đề liên quan đến tiền lương, số giờ làm việc, ATVSLĐ và đối xử công bằng với người lao động. Một số tổ chức công đoàn còn chịu trách nhiệm thỏa thuận với NSDLĐ về cách tổ chức, sắp xếp công việc. NSDLĐ và chính quyền bị nghiêm cấm có những hành vi quấy rối hoặc đe dọa NLĐ là thành viên của tổ chức công đoàn.

Quyền được thành lập các tổ chức công đoàn: Phải mất nhiều năm đấu tranh, người lao động mới giành được quyền hợp pháp trong việc thành lập các tổ chức công đoàn, tuy nhiên ở một số quốc gia, việc thành lập các tổ chức công đoàn vẫn được xem như là một hành động bất hợp pháp. Ngay cả ở những nơi cho phép sự hoạt động của các tổ chức công đoàn, những người lao động đấu tranh để có được nơi làm việc lành mạnh hơn cũng phải đối mặt với rất nhiều những mối đe dọa, bạo lực, sự phân biệt đối xử từ những chủ nhà máy, những tên côn đồ được nhà máy thuê, cảnh sát và cả quân đội. Tuy nhiên, ở những quốc gia mà hoạt động của phong trào công đoàn diễn ra mạnh mẽ, những người lao động không chỉ thành công trong việc đòi quyền lợi được cải thiện đời sống, điều kiện lao động mà còn được đấu tranh cho công lý trong xã hội.

Các tổ chức công đoàn độc lập và dân chủ: Ở một số quốc gia, tổ chức công đoàn hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ, của người sử dụng lao động và những người lãnh đạo tha hóa, những người này chỉ bảo vệ lợi ích cho các chủ nhà máy và các công ty hơn là bảo vệ lợi ích của NLĐ. Sự xuất hiện của tổ chức công đoàn chỉ mang tính hình thức, đại diện tượng trưng cho người lao động và mang lại rất ít lợi ích cho những thành viên trong tổ chức. Trong những tình huống đó, NLĐ sẽ thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, dân chủ hay các dạng tổ chức khác của NLĐ như: trung tâm của người lao động, hội những người bị tai nạn lao động, hội phụ nữ và các tổ chức cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

Một số tổ chức khác của người lao động

Trải qua nhiều năm, những người phụ nữ đã thành lập ra Hội phụ nữ để đào tạo và tìm hiểu về quyền của phụ nữ và để bảo vệ phụ nữ và mở rộng Hội. Hội phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc giúp những lao động nữ tham gia thành lập công đoàn cũng như nhận được sự tôn trọng. Đôi khi lao động nữ tự thành lập ra tổ chức công đoàn riêng của họ vì thường những người lãnh đạo công đoàn là nam giới thì bỏ qua những yêu cầu của lao động nữ hoặc họ không cho phép lao động nữ tham gia công đoàn công bằng như lao động nam.

Ở những khu vực làm việc mà công đoàn chịu sự kiểm soát của các tập đoàn và chính phủ, người lao động sẽ thành lập các nhóm nhỏ khác nhau để đấu tranh cho sự thay đổi mà không cần đến sự can thiệp của công đoàn. Ví dụ, khi công đoàn không ủng hộ việc bồi thường cho những người bị tai nạn lao động, những người lao động sẽ lập hội “nạn nhân do tai nạn lao động” để đòi công lý và sự bồi thường thỏa đáng cho bản thân và gia đình họ. Khi công đoàn không phản đối việc các nhà máy gây ô nhiễm, những người lao động sẽ lập ra các hội bảo vệ môi trường để đấu tranh cho việc sử dụng năng lượng và trang thiết bị sản xuất sạch hơn và an toàn hơn.

Dựa vào các yếu tố sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ, hoặc nền tảng quốc gia, những người lao động đã thành lập nên các hội khác nhau nhằm hỗ trợ và tăng cường sự đoàn kết. Những hội này sẽ hướng dẫn những thành viên trong hội và các thành viên khác về quyền cũng như cách bảo vệ bản thân những người lao động tại nơi làm việc và trong xã hội. Yếu tố truyền thống cũng như sợi dây gắn kết NLĐ với quê hương và đất nước cũng sẽ được chú trọng.

một phụ nữ và một người đàn ông cầm một tờ giấy có ghi "Hợp đồng" trong khi một phụ nữ khác đeo băng đô có chữ "Công đoàn"; tất cả đều cười.

Người lao động thường thành lập liên minh với các nhóm khác để tăng sức mạnh tổ chức của họ. Một liên minh có thể tổ chức một chiến dịch cụ thể hoặc tập hợp nhau lại trong một thời gian dài vì các mục tiêu chính trị và mục tiêu tổ chức liên minh. Các liên minh này có thể bao gồm các đoàn thể công đoàn, hội phụ nữ, tổ chức tín ngưỡng, hội nhân quyền, sinh viên, những người về hưu và các hội xã hội, cộng đồng và các hội người lao động khác.

Tổ chức của người sử dụng lao động

Các công ty thường liên kết với nhau để bảo vệ cho lợi ích của họ. Họ đàm phán để đạt được giảm thuế, thúc đẩy việc thi hành các quy định luật pháp, điều kiện lao động cũng như đạt được thỏa thuận đóng góp cho sự phát triển địa phương và thương mại quốc tế và những việc đó giúp cho các công ty hoạt động ổn định và thu được lợi nhuận. Các công ty này thường làm mọi cách để gia tăng lợi nhuận, kể cả việc phải mua chuộc các cơ quan chức năng, chống đối hay phớt lờ các công ước của Liên hiệp quốc và Tổ chức lao động quốc tế, các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường và điều kiện lao động, và đi ngược lại lợi ích của người lao động.

Một số công ty đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho người sử dụng lao động và người lao động tại các nhà máy gia công sản phẩm cho họ. Theo Bộ quy tắc này, các công ty sẽ chỉ được làm việc với các nhà máy sản xuất cũng như các đối tác khi mà họ tuân thủ theo các tiêu chuẩn về lao động và nhân quyền. Bộ quy tắc ứng xử đó không có hiệu lực bằng tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc và Tổ chức lao động quốc tế xét trên khía cạnh về việc làm bền vững hay bảo vệ quyền của người lao động, tuy nhiên bộ quy tắc được xem như một giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề xảy ra phổ biến trong một ngành công nghiệp cụ thể.

Chẳng hạn như, bộ quy tắc yêu cầu người sử dụng lao động phải trả cho người lao động ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu và phải dựa trên số giờ lao động được pháp luật nước sở tại quy định. Tuy nhiên ở một số quốc gia, tại một số nhà máy xuất khẩu, mức lương tối thiểu thường ở mức rất thấp trong khi số giờ lao động được quy định lại rất dài. Vì vậy, nếu người sử dụng lao động tuân thủ theo những bộ qui tắc này, người lao động sẽ luôn trong tình trạng làm việc kiệt sức và mức lương không đủ sống.

Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng tại sao các công ty đa quốc gia lại phải tự xây dựng một bộ quy tắc ứng xử của riêng họ thay vì sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi Liên hiệp quốc và Tổ chức lao động quốc tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bộ quy tắc ứng xử đó lại trở nên hữu ích giúp người lao động trong việc cải thiện điều kiện lao động tốt hơn.

Một số công ty cũng quan tâm tới vấn đề nhân quyền, môi trường và biến đổi khí hậu, để giúp họ kịp thời tạo ra những thay đổi trong việc kiểm soát nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất. Các tổ chức như BizNGO sẽ giúp cho các công ty loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi qui trình sản xuất, nhờ vậy cải thiện sức khỏe của người lao động cũng như bảo vệ môi trường. Mô hình Doanh nghiệp vì Trách Nhiệm Xã Hội đã tài trợ cho dự án HER với mục đích giáo dục các vấn đề sức khỏe cho lao động nữ. Viện nghiên cứu về Việc Làm và Nhân Quyền nghiên cứu các vấn đề nhân quyền tại nơi làm việc cũng như ở các chính sách của chính phủ, vấn đề nhân quyền của người lao động nhập cư, các mối đe dọa giám sát từ xa người lao động và các vấn đề khác.

Khi các tập đoàn lớn chấp nhận và tuân thủ các giá trị quốc tế về nhân quyền, quyền người lao động cũng như quyền của phụ nữ, họ sẽ thay đổi cách nhìn của mình để đóng góp sức lực vào cuộc đấu tranh cho một môi trường làm việc an toàn hơn và thế giới bền vững hơn.


Wgthas Ch1 Page 14-1.png
Wgthas Ch1 Page 14-2.png
Wgthas Ch1 Page 14-3.png
Wgthas Ch1 Page 14-4.png


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024