Hesperian Health Guides

Luật lao động quốc tế

Trong chương này:

Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế được thành lập từ chính phủ các quốc gia, có nhiệm vụ chính là xây dựng nên các tiêu chuẩn dựa trên những quyền cơ bản của con người được thể hiện trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Tổ chức này cũng đề xuất và thông qua nhiều công ước khẳng định quyền con người bằng cách tổ chức và đấu tranh.

Hai tài liệu quan trọng của Liên Hợp Quốc rất hữu ích khi làm các công tác xung quanh vấn đề lao động và sức khỏe người lao động đó là (i) Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) và (ii) Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) cũng được sử dụng để hỗ trợ lao động di cư nữ và lao động giúp việc gia đình.

Wgthas black-un.png Hai công ước của Liên Hợp Quốc để khuyến khích thành lập các tổ chức lao động

Công ước Quốc Tế về các Quyền Kinh Tế, Xã hội và Văn Hóa (ICESCR), đặc biệt trong điều 6, 7, 8 và 10, nhấn mạnh về quyền lao động. Mọi người đều có quyền:

  • có công ăn việc làm để kiểm sống với mức lương công bằng,
  • làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và được tôn trọng.
  • không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm quyền được trả lương công bằng.
  • có các ngày nghỉ nguyên lương
  • tổ chức và thương lượng tập thể.


Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) đã khẳng định quyền của người lao động cũng là quyền con người. Trong đây muốn nhấn mạnh đến quyền của người lao động gồm có:

  • Quyền bình đẳng giữa nam và nữ tại nơi làm việc.
  • Không bị khinh thường, chèn ép và lăng nhục.
  • Được tự do tổ chức đoàn thể.
  • Quyền được tụ tập mà không bị trấn áp.

Tổ chức lao động quốc tế của liên hiệp quốc

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là thành viên của Liên Hiệp Quốc chuyên về quyền của người lao động. Đây là tổ chức đại diện cho người lao động, nhân viên và chính phủ, đưa ra các hướng dẫn để các công ty, các quốc gia tuân thủ và thực thi để bảo vệ người lao động. Các tiêu chuẩn, công ước và khuyến cáo của ILO phải được phê chuẩn và ký kết bởi các quốc gia thành viên. Không phải tất cả các quốc gia đều phê chuẩn mọi công ước và mỗi quốc gia được quyền chọn một hoặc nhiều phần của công ước để chấp thuận hoặc từ chối. Từ danh mục phê duyệt công ước của các quốc gia trên website của ILO (ilo.org) bạn có thể biết được nước bạn đã ký kết những công ước nào và “sự thay đổi phù hợp với công ước” nào mà chính phủ đã thực hiện. Khi một quốc gia ký kết bất kỳ công ước nào, chính phủ nước đó sẽ phải thay đổi luật lao động theo đúng hoặc trên mức tiêu chuẩn của ILO đưa ra.

 một nhóm 6 người họp gần một tờ giấy lớn có viết trên đó.

Công ước 40 giờ
một tuần của ILO:
tuần làm việc --> 40 giờ
giờ làm việc
thông thường

Tiếc rằng, ILO vẫn chưa có được biện pháp hữu hiệu nào để buộc các nước thành viên thực thi các tiêu chuẩn lao động. Cách duy nhất mà ILO đang thực hiện đó là thúc đẩy công tác tập hợp và tổ chức các nhóm người lao động để tạo áp lực đến chính quyền, các công ty toàn cầu và người sử dụng lao động có trách nhiệm cải thiện và đẩy mạnh tiêu chuẩn lao động.

Xuyên suốt cuốn sách, “quyền của người lao động” được nhắc đến đều là những quyền cơ bản được ILO và UN đưa ra. Xem theo tên Các thỏa thuận quốc tế trong cuốn sách này.) Hãy dùng chúng để so sánh điều kiện làm việc hiện tại của bạn với luật lao động quốc tế. Các công ước của ILO và UN có thể đóng vai trò như một động cơ tạo động lực để tập hợp, tổ chức và yêu cầu những thay đổi nơi làm việc đạt tiêu chuẩn theo thỏa thuận quốc tế mà chính phủ bạn đã ký kết.

Một số biện pháp để sử dụng Luật lao động quốc tế

  • Rèn luyện kỹ năng cho người lao động để những mong muốn của họ về một môi trường làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh và công bằng nhận được sự hỗ trợ của luật quốc tế.
  • Thúc đẩy các cơ quan địa phương về việc thay đổi hoặc áp dụng luật lao động hiện hành. Nếu luật quốc gia lỗi thời hơn luật quốc tế thì người lao động càng phải cố gắng nhiều hơn trong việc đòi quyền lợi.
  • So sánh luật lao động của nước mình với các tiêu chuẩn quốc tế để cho họ thấy những điểm thiếu sót và đểvchứng tỏ sự ưu việt khi họ thay đổi luật theo tiêu chuẩn quốc tế. Không có chính phủ nào muốn bị “bẽ mặt” và đặc biệt là trước mặt các quốc gia khác.
  • Nếu chính phủ của bạn chưa ký công ước quốc tế nào về quyền lao động thì hãy tập hợp để tổ chức cùng các nhóm hoặc cộng đồng người lao động khác thúc đẩy chính phủ làm điều đó. Chính phủ cũng có thể đồng ý ký kết công ước vì nó mang lại cho chính phủ một hình ảnh tốt. Tuy nhiên, hơn thế nữa, bạn cần thúc đẩy chính quyền xây dựng được một hệ thống thực thi các công ước đó.

 một nhóm công nhân họp bên ngoài một nhà máy có vũ trang bảo vệ.

Tìm hiểu thêm về tổ chức một chiến dịch và cách tìm đồng minh và người ủng hộ tại Chương 3.
  • Hãy thuyết phục người sử dụng lao động rằng việc tuân thủ luật lao động sẽ mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho người lao động và từ đó, năng suất lao động được tăng lên. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy tại địa phương sẽ có được danh tiếng từ việc tuân thủ luật và đạt được hiệu suất cao do người lao động được hạnh phúc hơn sẽ làm việc có hiệu quả hơn, không biểu tình hoặc ngừng sản xuất.
  • Hãy thông tin cho các công ty nước ngoài (hoặc các “nhãn hàng”) nhập hàng từ nhà máy của bạn biết được khi nào và bằng cách nào nhà cung ứng của họ không tuân thủ luật quốc tế. Các nhãn hàng thường rất lo lắng về hình ảnh và danh tiếng của mình nên họ sẽ không muốn mạo hiểm. Thực tế, có thể họ vi phạm luật trên chính nước họ nếu họ phớt lờ quyền lao động và người lao động – người tạo ra sản phẩm cho họ.

Các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO

Nếu nước bạn không có luật lao động hoặc luật lao động quốc tế không thực sự hữu ích đối với các vấn đề của bạn thì bạn có thể đề xuất các tiêu chuẩn lao động của ILO. Các vấn đề được dựa trên 4 định hướng căn bản của ILO:

  1. Quyền được tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
  2. Xóa bỏ lao động cưỡng bức
  3. Xóa bỏ lao động trẻ em
  4. Không phân biệt đối xử tại nơi làm việc.


Các tiêu chuẩn cơ bản này thực ra không đủ để bảo vệ người lao động. Vì thế các Công ước khác của ILO bao gồm thời gian làm việc và lương, an toàn và sức khỏe, điều kiện làm việc và những trường hợp liên quan khác.

Sự cam kết quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội được khẳng định rõ ràng bởi ILO và Liên Hợp Quốc cũng như các thỏa thuận khác. Các chính phủ bắt buộc thực hiện cam kết về quyền bình đẳng và các quyền khác của lao động nữ trong bất kì môi trường làm việc nào. Quyền của lao động nữ bao gồm các quyền được trả lương như lao động nam trong cùng một công việc, được tập huấn, khích lệ và không bị phân biệt đối xử.

Cách tác động đến ILO

Hàng năm ILO tổ chức hội thảo “Lao động Quốc tế (International Labour Conference - ILC)” với sự tham gia của các đại biểu từ các nước thành viên cũng như đại biểu các nhóm người sử dụng lao động và người lao động. Hội thảo là nơi gặp gỡ, trao đổi về các vấn nạn và phác thảo công ước mới cũng như cải tiến các công ước hiện có. Nếu có một công ước nào bạn muốn thay đổi hoặc cải thiện, bạn có thể gửi đề nghị đến hội thảo hoặc đại diện các nhóm người lao động từ đất nước bạn. Nhưng hãy luôn nhớ rằng: việc thay đổi có thể mất rất nhiều năm với sự tham gia của nhiều luật sư và các nguồn lực tài chính để hiện thực hóa đề nghị đó thành một công ước. Đây là một quá trình khó khăn, mất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều tiền của vì vậy công đóng góp phần lớn là của các Liên đoàn lao động quốc tế.

Mặc dù vậy, bằng nhiều nỗ lực, đã có những sự thay đổi nhất định. Năm 2011, ILO đưa ra một Công ước về lao động giúp việc gia đình (số 189) đã đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên cho các công việc giúp việc tại gia đình. Công ước này hỗ trợ người lao động thúc đẩy chính quyền quốc gia thông qua những thay đổi trong bộ Luật lao động tương ứng với Công ước; rất nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, cộng đồng chung Châu Âu, Philippines, Haiti và một số nước khác hưởng ứng công ước này.

Gửi đơn khiếu nại

Nếu quốc gia của bạn đã ký công ước ILO nhưng chưa thực sự có hành động cụ thể nhằm thay đổi luật lao động quốc gia thì việc gửi đơn khiếu nại là một cách gây áp lực cho chính quyền, các thương hiệu và người sử dụng lao động cải thiện điều kiện lao động. Một nhóm người lao động có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp cho ILC để được xem xét bởi tổ chức ILO hoặc có thể gửi đến cho những đơn vị đại biểu cho quốc gia của bạn tham gia vào ILC để đảm bảo khiếu nại của bạn sẽ được xem xét.

Sau đó, cơ quan thường trực của ILO sẽ quyết định có nên xem xét khiếu nại của bạn hay không. Nếu có, một hội đồng thẩm vấn sẽ thiết lập một cuộc điều tra sâu hơn về luật lao động, cách thực thi luật và các điều kiện nhà máy tại nước bạn. Sau khi điều tra, ILO sẽ viết báo cáo để thúc đẩy chính phủ sở tại tiếp nhận các khuyến cáo để cải thiện luật và thúc đẩy thực thi luật.

Gửi đơn khiếu nại và nhận được các hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy sự thay đổi là một cách làm hữu ích nhưng quá trình nghiên cứu, điều tra và viết báo cáo lại thường mất từ 5 đến 7 năm. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến các hình thức khác hiệu quả hơn để áp dụng luật lao động quốc tế trong việc gây áp lực tạo sự thay đổi. Nếu bạn thực sự mong muốn đâm đơn khiếu nại đến ILO hoặc một cơ quan quốc tế khác để thúc đẩy như Tòa án Nhân quyền liên Hoa Kỳ, bạn có thể làm việc trực tiếp với người sử dụng lao động hay kháng cáo với các nhãn hàng, thậm chí đối chất với chính phủ của bạn.

Wgthas appa Page 455-1.png

Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work Program) của ILO

Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà máy thực thi tốt các tiêu chuẩn cốt lõi của ILO? ILO đang thiết kế một chương trình Việc làm tốt hơn để phát triển. Dựa trên các dự án thí điểm, nhà máy tốt hơn tại Campuchia, chương trình của ILO đã kiểm tra và giám sát các nhà máy thành viên trên 8 nước về việc thực thi và báo cáo theo công ước bảo vệ người lao động. Chương trình cũng tập huấn về quyền và ATVSLĐ cho người lao động, các lãnh đạo lao động và quản lý nhà máy hoặc phối hợp với các chính phủ, hiệp hội các nhà sản xuất và các thương hiệu.

Các nhà máy trong chương trình Việc làm tốt hơn đều có những thay đổi tích cực như an toàn hơn so với chính họ trước đây và trong tương quan với các nhà máy địa phương khác. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn còn tồn đọng như:

một người phụ nữ hét lên.
Không có sức mạnh để tạo ra sự khác biệt!
  • Mức độ tham gia và trao quyền cho người lao động đang bị hạ thấp và người lao động đang dần chán nản với việc đấu tranh cải thiện ATVSLĐ tại nhà máy.
  • Công tác thanh tra nhà máy thường được báo trước trong khi người lao động lại lo sợ mất việc nếu họ chia sẻ quan điểm, ý kiến với thanh tra.
  • Bạo lực tại nơi làm việc vẫn bị bưng bít.
  • Chương trình Việc làm tốt hơn và các thanh tra chương trình không có quyền ép buộc nhà máy thay đổi theo các đề xuất.
  • Chương trình Việc làm tốt hơn không nhắm vào các tập đoàn đang hợp tác với nhà máy mà bỏ qua trách nhiệm của họ đối với điều kiện việc làm của người lao động.
  • Chương trình Việc làm tốt hơn không báo cáo về tình hình trả lương (có rất nhiều nhà máy không trả đủ mức lương sống cho NLĐ), tình trạng làm quá nhiều giờ, tình trạng vi phạm quyền lao động và quyền công đoàn hay tình trạng NLĐ ngất hàng loạt (rất nghiêm trọng tại Campuchia).


Để đạt được các mục tiêu về một môi trường làm việc an toàn và bền vững hơn, Chương trình Việc làm tốt hơn của ILO cần thay đổi như sau:

  • Khuyến thích người lao động tham gia và trao quyền cho họ.
  • Hỗ trợ việc thành lập ủy ban ATVSLĐ của nhà máy mà đại diện của NLĐ trong đó phải do NLĐ bầu chọn.
  • Trao quyền cho ban ATVSLĐ để thực hiện các cải tiến cũng như ngăn chặn những công việc nguy hiểm.
  • Giải quyết các vấn đề về quyền lao động như tôn trọng công đoàn, đàm phán hợp đồng và trả mức lương hợp lý.

Công ước Quốc tế về quyền của người Lao động

Có rất nhiều công ước và công ước quốc tế về quyền của người lao động. Chúng tôi đã chọn lọc một vài điểm phù hợp và quan trọng nhất liên quan đến chủ đề để nhắc đến trong cuốn sách này. Bạn có thể tìm được tất cả các công ước của Liên Hợp Quốc bằng các truy cập vào website: treaties.un.org. Bạn cũng có thể tìm được các công ước của ILO tại địa chỉ ilo.org/global/standards. Sẽ rất có ích nếu bạn nghiên cứu sâu hơn về các công ước mà bạn quan tâm để hiểu chúng được áp dụng như thế nào để tăng hiệu quả cho các chiến dịch của bạn cũng như xem xét liệu chính quyền nước bạn có thông qua để thực hiện chúng hay không.

Wgthas black-un.png Các Công ước được nhắc đến trong sách Wgthas black-ilo.png

Công ước Liên Hiệp Quốc

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)
Học và giảng dạy về sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc,Phân biệt đối xử , và Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe,Việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Công ước về bảo vệ các quyền của Lao động di cư và Gia đình của họ
Lao động di cư

Công ước về quyền trẻ em
Lao động trẻ em

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD)
Phân biệt đối xử

Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
Phụ lục A

Công ước quôc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội, Văn Hóa (ICESCR)
Phụ lục A

Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền
Làm việc với cường độ lao động quá lớn,Một mức lương đủ sống là quyền của_con người,Lao động di cư,Phân biệt đối xử ,Bạo lực ,Lao động di cư

Công ước của ILO

Công ước về 40 giờ làm việc một tuần (số 47)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về bãi bỏ lao động cưỡng bức (số 105)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về hóa chất (số 170)
Các mối nguy hiểm từ hóa chất,PPE,Việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Công ước về phân biệt đối xử (về việc làm và nghề nghiệp) (số 111)
Phân biệt đối xử ,HIV

Công ước về các phúc lợi của người lao động khi có chấn thương (số 121)
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe,Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Công ước về bình đẳng trong tiền công lao động (số 100)
Phân biệt đối xử

Công ước về quyền lao động cưỡng bức (số 29)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về Tự do liên kết và Bảo vệ quyền tổ chức (số 87)
Tổ chức để cải thiện sức khỏe

Khuyến nghị về HIV / AIDS (số 200)
HIV

Công ước về làm việc tại nhà (số 177)
Làm việc tại nhà

Công ước về thanh tra lao động (số 81)
Học và giảng dạy về sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc

Khuyến nghị về danh mục các bệnh nghề nghiệp (số 194)
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Công ước về Bảo vệ thai sản (số 183)
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe,Việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Lợi ích về chăm sóc y tế và bệnh tật (số 130)
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Công ước về kiểm tra y tế cho lao động trẻ (số 77)
Lao động trẻ em

Công ước về người Lao động nhập cư (số 143)
Lao động di cư

Công ước về di trú đối với việc làm (số 97)
Lao động di cư

Công ước về tuổi lao động tối thiểu (số 138)
Lao động trẻ em

Công ước về sửa đổi mức lương tối thiểu (số 131)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về lao đông ca đêm (số 171)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về bệnh ung thư (số 139)
Các mối nguy hiểm từ hóa chất

Công ước về sức khỏe và an toàn lao động (số 155)
PPE,HIV

Khuyến nghị về bảo vệ sức khỏe của người Lao động (số 97)
Thông gió

Công ước về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể (số 98)
Tổ chức để cải thiện sức khỏe

Công ước về an toàn xã hội (số 102)
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe,HIV

Công ước về nghỉ hàng tuần (số 14)
Làm việc với cường độ lao động quá lớn

Công ước về mội trường lao động (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung động) (số 148)
Thông gió,PPE

Công ước về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em (số 182)
Lao động trẻ em


Một số công ước khác

Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm của Châu Âu (RoHS)
Các nhà máy sản xuất điện tử



Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024