Hesperian Health Guides
Lương thấp khiến người lao động nghèo
HealthWiki > An toàn vệ sinh lao động > Chương 19: Làm việc với cường độ lao động quá lớn và quá nhanh nhưng được hưởng quá ít > Lương thấp khiến người lao động nghèo
Nếu bạn nghĩ càng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền thì người lao động trong các khu chế xuất thuộc những người giàu nhất thế giới. Thực tế họ lại sống trong nghèo khổ. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp nhất có thể và vận động hành lang chính phủ nhằm duy trì mức lương tối thiểu càng thấp càng tốt. Dù biết là vi phạm luật nhưng chủ doanh nghiệp thường trả thấp hơn mức lương tối thiểu và từ chối trả tiền thưởng, tiền làm thêm giờ hoặc trợ cấp an sinh xã hội. Do các chính phủ muốn các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy tại đất nước của họ nên họ hạn chế thi hành các qui định liên quan đến tiền lương, thời giờ làm việc, các chế độ hoặc điều kiện làm việc.
Khi các công ty trả cho người lao động lương gần như không đủ sống, có nghĩa là họ không đảm bảo quyền của người lao động có một cuộc sống đàng hoàng, lành mạnh.
Mục lục
Không trả đủ tiền lương và tiền thưởng
Rất nhiều người sử dụng lao động không trả đủ lương ngay ở mức lương thấp theo luật quy định. Một số người sử dụng lao động không trả mức lương tối thiểu hoặc trả mức lương cao hơn cho thời gian làm thêm giờ, hoặc cho tất cả các giờ làm việc hoặc tất cả các công việc đã làm. Các khoản tiền thưởng theo quy định của luật như chuyên cần, các ngày nghỉ phép và nghỉ lễ có thể cũng không được trả. Và người lao động sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm các quy định của doanh nghiệp. Đôi khi các doanh nghiệp lên lịch nghỉ trùng với những ngày lễ để tránh phải trả tiền nghỉ lễ nhưng điều này là không hợp pháp.
Một số người sử dụng lao động khấu trừ từ lương của người lao động các khoản đóng góp bảo hiểm y tế hoặc an sinh xã hội khác nhưng lại không nộp vào hệ thống an sinh xã hội. Điều này có nghĩa là người lao động bị giảm thu nhập mà vẫn không được hưởng sự chăm sóc sức khỏe và các chế độ khác do chính họ trả và họ xứng đáng được hưởng.
Làm thêm giờ bắt buộc
Ngay cả khi lương không căn cứ theo sản phẩm thì người lao động vẫn phải hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lớn trước khi ca làm việc kết thúc. Nếu người sử dụng lao động đòi hỏi người lao động làm thêm giờ, kỷ luật người lao động bằng cách ép làm thêm giờ, hoặc giữ người lao động trong nhà máy đến khi hoàn thành công việc thì đây là hình thức lao động cưỡng bức. Lao động cưỡng bức là vi phạm luật nhân quyền quốc gia và quốc tế và các thỏa thuận về quyền của người lao động.
Các công ty đa quốc gia (các nhãn hàng) ký hợp đồng và ép các doanh nghiệp tăng ca bằng cách yêu cầu lịch trình sản xuất gần như không thể đáp ứng. Để giảm chi phí thấp hơn bao giờ hết, họ quản lý một hệ thống trong đó chủ doánh nghiệp duy trì mức lương thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của họ. Trước giờ thì tiền lương thường không đủ để một người tiêu nói gì chu cấp cho cả gia đình. Vì vậy người lao động buộc phải phụ thuộc vào tiền lương từ tiền làm thêm giờ và tiền thưởng.
Khoán việc gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động
Khoán việc là hình thức người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên đầu việc hoàn thành thay vì trả lương theo giờ hoặc theo ngày. Nhờ vậy, người sử dụng lao động gây áp lực để người lao động làm việc nhanh hơn và lâu hơn so với quy định của pháp luật ngay cả khi họ mệt mỏi, bị chấn thương hoặc bị bệnh.
Lương khoán thường được đưa ra ở mức thấp đến mức người lao động phải làm thêm giờ chỉ để kiếm đủ tiền mưu sinh. Nếu người lao động có ý kiến, chủ doanh nghiệp dọa cắt thời gian làm thêm hoặc sa thải họ. Chủ doanh nghiệp trừng phạt người lao động bằng cách không cho họ uống nước, ăn hoặc đi vệ sinh. Có lúc họ thậm chí còn khóa cửa hoặc cổng để ép người lao động tiếp tục làm việc!
Trả lương cho một số người lao động ít hơn những người khác
Chủ doanh nghiệp phân biệt đối xử với một số người lao động là nữ, người bản địa, người di cư và lao động trẻ em bằng cách chỉ trả họ mức lương thấp hơn so với những người khác khi cùng làm một công việc. Mặc dù lao động nữ thường chiếm đa số nhưng họ có thể không được quan tâm tiến cử cho những vị trí được trả lương cao hơn ngay cả khi họ có thể làm tốt công việc đó.
Lao động hợp đồng và lao động tạm thời
Một lý do khác mà người lao động vẫn nghèo là người sử dụng lao động chỉ sử dụng lao động trong một thời gian ngắn. Người sử dụng lao động có thể thuê người lao động khi có nhiều việc và sa thải họ khi không có việc. Người sử dụng lao động thường ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp lao động để không bị ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật.
Lao động dưới hình thức này không được hưởng các chế độ theo quy định của luật pháp dành cho người lao động dài hạn. Do lao động hợp đồng và lao động tạm thời đến và đi, nên các vấn đề về bệnh tật và chấn thương do công việc cũng bị dấu, khiến việc đấu tranh cho một môi trường làm việc an toàn và tốt hơn là rất khó khăn.
Làm việc để trả nợ
Thù lao ít đồng nghĩa với việc người lao động không có tiền tiết kiệm dung trong các trường hợp khẩn cấp hoặc mua những thứ họ cần. Các cửa hàng trong và quanh nhà máy thường cho phép người lao động mua hàng chịu nhưng tính lãi suất cao. Người sử dụng lao động, ngân hàng và các chủ nợ đều cho vay nặng lãi. Lãi suất cao đến mức khoản nợ đó sau khi người lao động trả thì số tiền còn lại chẳng thể đủ sống. Họ lại tiếp tục đi vay và mang theo mình một khoản nợ khác!
Người lao động nhập cư cũng là đối tượng trở thành con nợ. Các công ty xuất khẩu lao động đòi hỏi mức phí rất cao nếu người lao động muốn làm việc ở nước ngoài. Ngay sau khi được xuất khẩu lao động, người lao động bắt tay vào việc trả nợ. Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu lao động, chủ lao động lại thường đòi hỏi nhiều tiền hơn, tính lãi cao hoặc thay đổi các quy tắc. Một số người lao động bị rơi vào hoàn cảnh không bao giờ có thể trả hết nợ. Tình trạng này được gọi là "bị tù trong nợ".
Các nhóm tiết kiệm giúp người lao động thoát khỏi nợ nần
Kavita đã làm việc một thời gian dài để trả nợ cho ông chủ, nhưng khoản nợ của cô dường như không giảm. Nhiều phụ nữ đã ở trong tình trạng tương tự. Một hôm, một cán bộ từ nhóm Sankalp đã nói chuyện với họ về các khoản nợ và về việc tìm cách trả chúng. Cán bộ đó đề xuất lập một nhóm tiết kiệm. Nếu 10 phụ nữ cùng tham gia, họ có thể tiết kiệm 1rupee mỗi tuần. Cán bộ đó sẽ giúp họ mở một tài khoản ngân hàng. Nếu họ tiết kiệm thường xuyên, ngân hàng cũng có thể cho họ vay với điều khoản tốt hơn nhiều so với chủ của họ.
Hoạt động
Kiểm tra lương của bạn
Bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn đã nhận được tất cả các khoản thù lao kiếm được. Hoạt động này sẽ giúp bạn:
Biết bạn được trả lương vì việc gì. Tìm hiểu xem người sử dụng lao động định trả thù lao theo sản phẩm, theo giờ hay theo ngày, và cho giờ làm thêm là bao nhiêu. Tìm hiểu xem họ có phải trả tiền cho các ngày lễ hoặc tăng lương cho mỗi năm làm việc không.
Biết những gì phải khấu trừ. Nếu một phần tiền lương của bạn bị khấu trừ cho thuế, bảo hiểm xã hội, tiết kiệm hoặc nhà ở, hãy đảm bảo rằng Chủ sử dụng lao động trừ đi số tiền chính xác. Hỏi đồng nghiệp xem các khoản khấu trừ thuế hoặc bảo hiểm xã hội của họ có giống như của bạn. Đề nghị công đoàn hoặc luật sư giúp bạn liên hệ với chính quyền để đảm bảo Chủ sử dụng lao động của bạn đang trả đúng số tiền.
Ghi nhật ký. Ghi chép số giờ làm việc của bạn, số sản phẩm bạn làm, giá mỗi sản phẩm và bất kỳ thông tin hữu ích nào khác trong một cuốn sổ tay hoặc trên cuốn lịch. Giữ các bản sao phiếu lương, tiền gửi và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến tiền công của bạn.
Tính tiền lương của bạn. Với bản ghi chép các sản phẩm bạn đã làm, hoặc số ngày và giờ bạn làm việc, bạn có thể tính được số tiền bạn sẽ được trả.
Tạo bảng chấm công
Tạo một biểu mẫu (hoặc sử dụng lịch) để ghi lại số giờ làm việc và thời gian nghỉ. Bạn có thể thêm cột (xem ví dụ bên dưới) theo ý của mình. Ví dụ: thêm một cột để ghi lại số lượng sản phẩm bạn đã làm hoặc để nhận tiền thưởng.
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
5 tháng 6
6 tháng 6
7 tháng 6
8 tháng 6
9 tháng 6
10 tháng 6
7:00
7:00
7:00
7:00
7:00
—
19:30
19:30
17:30
17:30
11:00
—
8
8
8
8
4
0
4
4
2
2
0
220
220
170
170
60
0
Cho dù bạn được trả theo giờ hay theo sản phẩm, Chủ sử dụng lao động của bạn phải trả cho bạn ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật cộng với số giờ làm thêm. Tỷ lệ trả lương dưới đây chỉ là ví dụ.
Nếu bạn được trả tiền theo giờ:
1. Số giờ làm việc theo quy định ở nước bạn là bao nhiêu? Bạn đã làm việc bao nhiêu giờ? | Ở nước tôi, theo quy định số giờ làm việc một tuần là 44 giờ. Tôi đã làm 58 giờ. |
2. Chia số tiền công bạn nhận được cho số giờ làm việc. | Tôi được hứa nhận $110 một tuần. Vì vậy, $110/44 giờ = $2.50 một giờ. |
3. Nhân số giờ làm thêm mà bạn đã làm với tỷ lệ trả cho làm thêm giờ. | Làm thêm giờ được trả bằng 1½ tỷ lệ trả cho giờ làm việc thông thường, vì vậy $2.50 x 1.5 = $3.75 |
4. Cộng tiền lương thường xuyên hàng tuần của bạn và tiền làm thêm giờ hàng tuần của bạn. | Tôi đã làm thêm 14 giờ, vì vậy, 14 x $3.75 = $52.50 (tiền làm thêm giờ) $110 (trả cho giờ làm việc thông thường) + $52.50 (tiền làm thêm giờ) = $162.50 |
5. Cộng thêm tiền thưởng khác kiếm được trong tuần này, chẳng hạn như tiền thưởng cho đạt chỉ tiêu, chuyên cần hoặc phụ cấp bữa ăn | $162.50 + $20 tiền thưởng chuyên cần + $20 Phần thưởng đạt sản lượng = $202.50 |
6. Trừ các khoản thuế và phí như chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội. Ví dụ: | $202.50 - $20 tiền thuế -$25 tiền bảo hiểm xã hội = $157.50 thanh toán hàng tuần. |
Nếu bạn được trả theo sản phẩm:
1. Nhân số lượng sản phẩm bạn đã làm với thù lao cho mỗi sản phẩm. | 1000 sản phẩm x $0.15 = $150 |
2. Thêm tiền thưởng kiếm được trong tuần này. | $150 + $20 tiền thưởng chođạt chỉ tiêu sản lượng = $170 |
3. Trừ các khoản thuế và phí như chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội. | $170 - $30 tiền bảo hiểm xã hội = $140 thanh toán hàng tuần. |
Nhận tiền lương đầy đủ
Đối chiếu nhật ký thời gian của bạn và bảng tính tiền lương với số tiền chủ lao động thanh toán cho bạn hàng kỳ. Nếu bạn thấy mình không nhận được như bạn đã tính:
- Nói chuyện với kế toán (hoặc lãnh đạo phân xưởng của bạn) về sự khác biệt giữa ghi chép của bạn và của họ. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản sẽ giúp xác định mức lương và các khoản khấu trừ của bạn, còn bảng chấm công của bạn sẽ là cơ sở để bạn nói chuyện với người trả tiền cho mình. Hãy rủ một đồng nghiệp đi cùng để hỗ trợ và làm nhân chứng cho bạn.
- Tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ từ các công đoàn, các nhóm người lao động hoặc các tổ chức khác. Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về nhà máy (tên, địa chỉ, chủ sở hữu) để bắt đầu một quy trình pháp lý dễ dàng. Chủ doanh nghiệp của bạn có thể vẫn tuân thủ quy định luật pháp về thù lao, nhưng nếu đó không phải là những gì ông ta đã hứa bằng văn bản hoặc lời nói, bạn có thể yêu cầu được trả lương đầy đủ thông qua áp lực từ xã hội, tập thể người lao động, hoặc hệ thống pháp lý.
- Nói chuyện với những người lao động khác. Nếu bạn không được trả lương chính xác, rất có khả năng những người lao động khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Hãy cùng nhau thảo luận về các giải pháp và cách thức hỗ trợ lẫn nhau.
Mức lương tối thiểu là không đủ!
Tôi làm việc trong một nhà máy TV ở Ciudad Acuña, Mexico, nơi tôi kiếm được một khoản cao hơn mức lương tối thiểu. Trong một khóa đào tạo của chúng tôi với Hội Comité Fronterizo de Obreras (CFO), có một hoạt động để xác định mức lương sinh sống bền vững. Chúng tôi đã xem xét các chi phí hàng tuần của mình, phân thành các nhóm: "những thứ cần để tồn tại" (như thực phẩm cơ bản, nước sạch và các sản phẩm vệ sinh), "những thứ cần phải trả mỗi tháng" (tiền điện, thuê nhà, đi lại), và "những thứ cần cho một cuộc sống đàng hoàng" (các loại thực phẩm bổ dưỡng và đa dạng, học phí). Khi so sánh số tiền cần chi mỗi tuần với số tiền kiếm được, chúng tôi nhận thấy ngay cả khi chúng tôi mua những thứ rẻ nhất và cũng không phải là mua nhiều, chúng tôi chỉ kiếm được tương đương khoảng 25% những gì chúng tôi cần! Chúng tôi thực sự cần 4 đến 5 lần mức lương tối thiểu theo quy định để có thể trang trải những chi phí cơ bản nhất hàng tháng. CFO hiện đang làm việc để tăng mức lương tối thiểu nhằm giúp người lao động làm việc toàn thời gian với mức lương tối thiểu vẫn đủ để chăm lo cho gia đình và sống một cuộc sống lành mạnh.