Hesperian Health Guides

HIV trong nhà máy

Trong chương này:

Những người nhiễm HIV sẽ khó có thể điều trị hiệu quả và có một cuộc sống vui vẻ nếu họ phải chịu sự kỳ thị trong cộng đồng hoặc tại nơi làm việc của mình. Một khi có sự kỳ thị thì niềm tin, thái độ và hành vi tiêu cực mà mọi người nhắm vào những người nhiễm HIV sẽ xảy ra. Sự kỳ thị bao gồm xấu hổ, xúc phạm và bàn tán về người nhiễm HIV và thậm chí có những hành động bạo lực chống lại họ. Sự kỳ thị xuất phát từ nỗi sợ hãi và thông tin sai lệch về HIV và điều này khiến người bệnh che giấu tình trạng nhiễm HIV của họ.

Nếu người lao động bị nhiễm HIV, họ cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ người sử dụng lao động của mình. Có những nơi, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Một số người sử dụng lao động sa thải nhân viên bị nhiễm HIV hoặc được cho là nhiễm HIV. Do đó, khi người lao động bị nhiễm HIV không thể tìm được việc hoặc giữ được việc làm, họ thậm chí có ít khả năng được chăm sóc hoặc duy trì sức khỏe.

Trong các nhà máy nơi người lao động nhiễm HIV dù vẫn đang làm việc thì họ vẫn có thể phải đối mặt với sự phân biệt đối xử như không được tham gia bảo hiểm y tế, tăng lương, thăng chức và thậm chí không được sử dụng nhà vệ sinh. Để biết thêm về phân biệt đối xử, xem Chương 21.

alt = 3 phụ nữ nói chuyện khi họ làm việc trong một nhà máy.
Thật không công bằng khi chủ doanh nghiệp cho Maria nghỉ việc. Cô ấy không bị bệnh và cô ấy còn phải nuôi 2 đứa con.
Bạn đã hiểu sai về Maria vì ngay cả khi cô ấy bị nhiễm HIV, cô ấy không thể truyền nó cho chúng tôi tại nơi làm việc.
Làm sao bạn biết điều đó là đúng? Tôi không muốn bị bệnh.
Sợ HIV khiến mọi người không quan tâm đến sức khỏe của chính họ và sức khỏe của người khác.

Hoạt động HIV không lây nhiễm tại nơi làm việc

  1. Chia nhóm học viên thành từng cặp và yêu cầu họ thảo luận về cách mà họ sợ bị lây nhiễm HIV trong nhà máy. Đề nghị học viên nói ra nỗi lo của họ và viết chúng lên bảng. Bạn nên chuẩn bị các ý tưởng để giúp học viên thảo luận nếu cần thiết.
  2.  một sổ ghi danh sách bao gồm "Ngồi cùng nhau", "Bắt tay" và "Dùng chung cốc"


  3. Chọn một nỗi lo của học viên từ danh sách để tiến hành đóng vai (xem cách thực hiện hoạt động đóng vai). Ví dụ: nếu nỗi lo sợ là "bắt tay", hãy thực hiện một hoạt động đóng vai trong đó một người nhiễm HIV chào người quản lý của mình bằng cách đưa tay ra bắt. Người đó sẽ làm gì? Tại sao mọi người nghĩ rằng bắt tay có thể dẫn đến lây nhiễm HIV? Các học viên khác cùng khám phá những gì thực sự đằng sau nỗi sợ này.
  4. Nghiên cứu các thông tin về HIV trong các phần trước, tập trung vào cách HIV được truyền từ người này sang người khác và cách bạn không thể truyền hoặc nhiễm HIV. Yêu cầu mọi người nói nếu họ vẫn nghĩ rằng mỗi hành động trong danh sách có thể lây truyền HIV.


LƯU Ý: "Vật sắc nhọn" là vật duy nhất trong danh sách này có thể gây lây truyền HIV: chỉ khi người lao động bị chấn thương và bị chảy máu. Nếu điều này xuất hiện trong cuộc thảo luận, bạn hãy nói cho học viên biết về cách HIV có thể lây khi tiếp xúc với máu và cách sử dụng găng tay hoặc túi nhựa để ngăn lây nhiễm. Để biết cách giúp đỡ cho những người lao động bị chấn thương đang chảy máu một cách an toàn, xem Sơ cấp cứu chấn thương do máy móc. Những người bị hãm hiếp hoặc ép buộc quan hệ tình dục cũng có thể bị nhiễm HIV. Xem Sơ cấp cứu sau khi bị hiếp dâm.


Hoạt động HIV là một dạng khuyết tật, không phải là không có khả năng

Người lao động nhiễm HIV có thể tiếp tục làm việc mà không gây nguy hiểm cho những người lao động khác. Cũng như các loại khuyết tật khác thì người nhiễm HIV cũng có thể làm cho nơi làm việc an toàn. Vì làm việc quá sức, thiết bị không an toàn, phòng tắm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, thiếu thông gió và những mối nguy hại khác là vấn đề đối với tất cả người lao động, thì lại càng có hại hơn cho người lao động nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có thể dễ mắc bệnh hơn và có nhiều khả năng tử vong do các bệnh thông thường hơn. Do đó, một khi điều kiện làm việc cho người lao động bị nhiễm HIV được cải thiện thì cũng sẽ mang lại sự cải thiện cho tất cả người lao động.

 minh họa dưới đây: một danh sách các mối nguy hiểm trong công việc.
Chấn thương do máy móc
Hóa chất và bụi
Làm việc quá sức
Không có nước sạch
Nhà vệ sinh bẩn
Bệnh lao
Ăn uống tốt
  1. Lập danh sách các mối nguy hiểm trong công việc mà người lao động gặp phải trong nhà máy.
  2. Kiểm tra danh sách và đề nghị người lao động so sánh mức độ nguy hiểm của người lao động bình thường với người lao động nhiễm HIV. Bạn cũng có thể sử dụng hoạt động này để nói về một số nguy hiểm ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, người khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần và những người lao động dễ bị tổn thương khác.
Người lao động khỏe mạnh Người lao động bị nhiễm HIV
Chấn thương do máy móc Bị chấn thương. Chấn thương. Cụt chân tay. Tương tự như người khỏe mạnh. Những Người lao động khác có thể bị lây nhiễm bệnh. Có lẽ không ai muốn giúp đỡ.
Hóa chất và bụi Tác nhân kích thích. Gây hen và ho. Tương tự như người khỏe mạnh. Hệ thống miễn dịch. Có thể bị bệnh nhiều hơn.
Làm việc quá sức Mệt mỏi. Kiệt sức. căng thẳng Tương tự. Có thể bị bệnh nhiều hơn.
Không có nước sạch Ai cũng cần nước. Mất nước dễ dàng hơn.
Nhà vệ sinh bẩn Sự bẩn thỉu làm cho mọi người bị bệnh. Họ có thể bị bệnh nặng và có thể chết vì vi trùng trong nước hoặc nhà vệ sinh.
Ăn uống tốt Thấy đói. Mệt mỏi. Chóng mặt. Tương tự như người khỏe mạnh. Họ có thể bị bệnh nặng hơn do không ăn đủ thức ăn.
Bệnh lao Bị bệnh nặng. Cần điều trị. Dễ bị bệnh lao hơn và bệnh lao có thể gây tử vong cho người nhiễm HIV nhanh hơn.


Wgthas black-un.png Quyền của người nhiễm HIV tại nơi làm việc Wgthas black-ilo.png
Dựa trên các Công ước về chống phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp) (số 111), Công ước về An sinh xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) (số 102), và Công ước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc (số 155), Khuyến nghị về HIV và AIDS và Thế giới công việc (số 200) Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng người sử dụng lao động phải giải quyết HIV và AIDS tại nơi làm việc:
  • Công nhận HIV và AIDS là vấn đề cần được quan tâm tại nơi làm việc.
  • Thực hiện các biện pháp để hạn chế sự lây truyền và ảnh hưởng của HIV.
  • Xóa bỏ phân biệt đối xử đối với người lao động sống chung với HIV. Không yêu cầu xét nghiệm HIV đối với người tìm việc và không sa thải người lao động nhiễm HIV.
  • Cung cấp một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cho tất cả người lao động và đáp ứng nhu cầu của người lao động nhiễm HIV càng nhiều càng tốt.
  • Tập trung vào phòng chống HIV thông qua tuyên truyền và giáo dục.
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm điều trị cho người lao động bị nhiễm HIV.
  • Tạo điều kiện tiếp cận với điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người lao động nhiễm HIV.


Vai trò của Liên hợp quốc, Tổ chức laod động quốc tế và các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc đẩy quyền của người lao động được giải thích trong Phụ lục A.

Chương trình phòng chống HIV tại nhà máy

Tổ làm việc hoặc công đoàn của bạn có thể giáo dục về HIV tại nơi làm việc và trong cộng đồng về cách HIV lây truyền và cách phòng ngừa căn bệnh này. Thành viên trong nhóm của bạn có thể tìm hiểu cách phản đối những suy nghĩ sai trái về HIV, phân phát bao cao su miễn phí và công khai các tổ chức cung cấp các xét nghiệm và thuốc điều trị HIV. Bạn có thể giúp những người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ và điều trị để họ có thể sống lâu, sống khỏe và đóng góp cho cộng đồng nơi họ sinh sống.

Đào tạo những giáo dục viên đồng đẳng

 Hình minh họa dưới đây: người lao động xem thông tin về việc sử dụng bao cao su và xét nghiệm STI.

Chương trình Công nghệ phù hợp trong y tế (PATH) đã đào tạo chúng tôi trở thành những giáo dục viên đồng đẳng về HIV trong nhà máy nơi chúng tôi làm việc. Chúng tôi đã được học về cách phòng ngừa, xét nghiệm HIV và sử dụng bao cao su. Công ty bố trí một phòng phía trước nhà máy để phân phối bao cao su, hướng dẫn cách sử dụng và phát tờ rơi về các chương trình HIV trong cộng đồng nơi chúng tôi sinh sống. Đôi khi chúng tôi cũng chia sẻ thông tin cho gia đình của những lao động khác sống cùng khu dân cư.

Chương trình tại nơi làm việc

Một số chiến dịch tập trung vào việc tuyên truyền cho người sử dụng lao động thấy họ được lợi như thế nào từ việc giúp người lao động khỏe mạnh. Những chương trình khác tập trung vào việc tuyên truyền về quyền được bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Ở những nơi có nhiều người nhiễm HIV, rõ ràng các chương trình phòng chống HIV tại nơi làm việc không làm giảm doanh thu và duy trì chất lượng sản xuất.

Một chương trình phòng chống HIV toàn diện trong các nhà máy nên bao gồm:

  • xét nghiệm HIV miễn phí và bí mật hoặc cho người lao động nghỉ đi được xét nghiệm.
  • bảo mật về tình trạng HIV của người lao động.
  • có chính sách cấm phân biệt đối xử đối với những người lao động bị nhiễm HIV.
  • đào tạo về thực hành an toàn và sức khỏe giúp giảm nguy cơ lây nhiễm khi tai nạn xảy ra. Nếu tai nạn dẫn đến phơi nhiễm với máu, nhà máy phải điều trị PEP (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm) để ngăn ngừa HIV (xem Where Women Have No Doctor (Ở đâu phụ nữ không có bác sỹ)).
  • cho người lao động có thời gian nghỉ khi họ bị nhiễm HIV để chăm sóc sức khỏe hoặc sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • tổ chức tuyên truyền về phòng chống, lây truyền và điều trị HIV.
  • hỗ trợ quan hệ tình dục an toàn như cung cấp bao cao su miễn phí.
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV cho tất cả người lao động và gia đình của họ.
  • tổ chức xét nghiệm, điều trị và phòng chống bệnh lao vì người nhiễm HIV thường mắc căn bệnh này (xem Chương 31).
Nhà máy nên chi trả tiền thuốc ART

Công ty sản xuất ô tô Volkswagen đã triển khai một chương trình phòng chống lây nhiễm HIV tại nhà máy của họ ở Brazil vào năm 1996 để hỗ trợ người lao động và các nhà quản lý của họ bị nhiễm HIV ngày càng tăng. Giống như hầu hết các chương trình phòng chống HIV, chương trình này cũng hỗ trợ hoạt động xét nghiệm HIV. Với những người có kết quả xét nghiệm dương tính, Volkswagen hỗ trợ họ một gói điều trị bao gồm việc được các chuyên gia y tế chăm sóc, cấp phát thuốc miễn phí và theo dõi lâm sàng khi điều trị bằng thuốc ART, chăm sóc tại nhà và giúp trở lại làm việc sau khi bị bệnh.

Chương trình của Volkswagen cũng hỗ trợ việc xét nghiệm điều trị và hỗ trợ gia đình những người lao động nhiễm bệnh. Nhờ chương trình chăm sóc và hỗ trợ này, gần 90% người lao động nhiễm HIV vẫn đang làm việc và không có triệu chứng gì đặc biệt. Ngoài ra, chương trình này cũng là một nỗ lực giáo dục mạnh mẽ đó là người lao động được mời tham gia các khóa đào tạo về HIV và sau đó được hỗ trợ để chia sẻ thông tin với đồng nghiệp của họ. Nhiều công ty sợ bắt đầu một chương trình HIV bao gồm điều trị ARV miễn phí hoặc được trợ cấp, nhưng với chương trình này (và nhiều chương trình khác trên thế giới) thì đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì họ đã giữ những lao động nhiễm HIV có tay nghề được khỏe mạnh thay vì đi thuê lao động mới mỗi khi phát hiện có lao động bị lây nhiễm.



Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024