Hesperian Health Guides

Chăm sóc tốt tại phòng khám hoặc bệnh viện

Trong chương này:

Người lao động thường có khó khăn để được chăm sóc sức khoẻ tốt do phòng khám hoặc bệnh viện có thể tính phí cao cho các dịch vụ hoặc thuốc, gây khó khăn khi đến khám, đông người đến khám hoặc không mở cửa khi người lao động có thể đi khám, hoặc không thân thiện với người lao động hoặc phụ nữ nhập cư.

Bệnh do công việc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau vì người lao động thường không nhận ra hoặc không chứng minh được đó là các bệnh do công việc gây ra. Ví dụ, căng thẳng và chấn thương do lặp đi lặp lại thao tác như nhau quá nhiều lần mà không có thời gian nghỉ ngơi, hậu quả trước mắt và lâu dài của việc tiếp xúc với hóa chất độc hại gây ra trong quá trình làm việc. Tình trạng bệnh có thể được thuyên giảm, thậm chí là khỏi bệnh nếu điều kiện làm việc được cải thiện. Rất tiếc, hầu hết người sử dụng lao động đều không công nhận các vấn đề đau lưng, đau đầu, nổi mẩn da, khó thở và ung thư ở người lao động do công việc của họ gây ra. Đa số các bác sĩ và y tá không có kiến thức về sức khỏe nghề nghiệp hoặc về các điều kiện làm việc trong nhà máy xuất khẩu, vì vậy người lao động không được điều trị đúng cách.

Những người lao động bị khuyết tật hoặc bị chấn thương do công việc không nhận được sự hỗ trợ từ người sử dụng lao động. Hơn nữa, họ có thể bị sa thải và nếu họ bị mắc bệnh mãn tính và phải điều trị cần thuốc hoặc thiết bị đặc biệt, thì họ thường bị buộc tự trả tiền. Nhiều người lao động không đủ tiền để chi trả.

2 phụ nữ nói khi đang ngồi trong một nhóm.
Nhân viên y tế rất tốt nhưng họ thực sự không biết gì về công việc của chúng tôi. Họ thậm chí không biết tìm thông tin về các hóa chất mà chúng tôi đang tiếp xúc để xem chúng có nguy hiểm không.
Uh, tôi thấy đau đầu khi chuyển đổi sử dụng hóa chất nhưng bác sĩ cứ nói tôi không có vấn đề gì!

Công nhậnchấn thương và bệnh liên quan đến công việc

Một số bác sĩ nói với người lao động là các vấn đề sức khỏe mà họ gặp phải không liên quan đến công việc họ làm. Họ đổ lỗi cho người lao động bằng cách nói rằng người lao động làm việc trong điều kiện trước đây đã bị như vậy hoặc là do thói quen xấu, do cuộc sống trong gia đình hoặc do các điều kiện không an toàn tại nơi người lao động sinh sống. Nhưng thực tế thì chấn thương và bệnh tật mà người lao động mắc phải trong công việc là do điều kiện làm việc kém, tiếp xúc với hóa chất và máy móc nguy hiểm, không được đào tạo và tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc trong trường hợp cấp cứu.

người đàn ông nói.
Chúng tôi đã làm các áp phích lớn về trường hợp các đồng nghiệp đã bị chết khi làm việc trong nhà máy. Chúng tôi đã nói họ là ai, họ chết như thế nào, gia đình họ đang đau khổ ra sao. Chúng tôi mang các áp phích đó đến các sự kiện của thành phố, trong các cuộc diễu hành, các buổi dã ngoại của công ty và mang đến nhà thờ vào Chủ nhật.

Hãy tìm hiểu các bệnh nghề nghiệp và chấn thương nghề nghiệp được xác định như thế nào ở nước bạn. Điều này có thể hữu ích cho bạn và nhóm của bạn trong việc thuyết phục các cơ quan quản lý về y tế, người sử dụng lao động và các cơ quan chính phủ là họ phải công nhận chấn thương và bệnh liên quan đến công việc, chi trả chi phí điều trị và đưa các bệnh & chấn thương này vào hệ thống bồi thường.

Wgthas black-un.png Quyền được đền bù cho các chấn thương
do công việc gây ra
Wgthas black-ilo.png
Công ước của Tổ chức lao động quốc tế về Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (số 121) quy quy định chính phủ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
  • Các bệnh do bụi.
  • Các bệnh do tiếp xúc với các hạt lơ lửng trong không khí.
  • Các bệnh do tiếp xúc với hóa chất.
  • Các bệnh và chấn thương gây ra bởi tiếng ồn, rung và các nguy hiểm khác.


Đồng thời tham khảo Danh sách khuyến nghị về bệnh nghề nghiệp của Tổ chức lao động quốc tế (số 194).
Công ước về Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng cho rằng các chính phủ phải bồi thường cho:

  • những người lao động không thể làm việc được do mắc bệnh hoặc bị chấn thương.
  • gia đình của những người lao động bị chết tại nơi làm việc hoặc do công việc gây ra.


Các bồi thường phải bao gồm chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho người lao động, nhưng cũng phải bao gồm cả trợ cấp tiền mặt tùy thuộc vào chấn thương hoặc bệnh.

Vai trò của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế và các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc đẩy quyền của người lao động được giải thích trong Phụ lục A.
Phòng khám của chúng tôi được người sử dụng lao động chi trả - nhưng không thuộc sở hữu của người sử dụng lao động

một phụ nữ nói.
Chúng tôi đã làm việc với nhiều người lao động và các cán bộ công đoàn để giải đáp sự băn khoăn của họ với phòng khám do công ty chi trả như phòng khám của chúng tôi. Chúng tôi đã chỉ cho họ thấy các bác sĩ và y tá đứng về phía chúng tôi, không phải về phía người sử dụng lao động như thế nào. Ngay cả khi người sử dụng lao động chi trả cho chúng tôi để người lao động đến phòng khám thì các bác sĩ và y tá vẫn không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Nhiều tổ chức ở Bangladesh cung cấp dịch vụ y tế với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận nhưng nhiều người làm việc trong các nhà máy không thể sử dụng các dịch vụ này vì họ không có thời gian hoặc không được phép rời khỏi nhà máy. Để tiếp cận họ, tổ chức Marie Stopes International đã thành lập "dịch vụ y tế tại nhà máy". Các phòng khám này hoạt động trong nhà máy và được chi trả bởi các chủ nhà máy nhưng hoạt động độc lập với sự quản lý của nhà máy. Người lao động có thể tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần và phòng khám cũng tiến hành kiểm tra thường xuyên và theo dõi sức khỏe của người lao động trong khi họ làm việc tại nhà máy. Các phòng khám mở cửa muộn sau khi người lao động kết thúc ngày làm việc và người sử dụng lao động trả tiền cho người lao động để họ có thể đến khám miễn phí. Nhờ đó ngày càng có nhiều lao động có thể tiếp cận các dịch vụ y tế.

Người lao động có nhu cầu đặc biệt

Người lao động thì không ai giống ai và chúng ta mang sự khác biệt đến nơi làm việc. Công việc đa phần hiệu quả hơn là nhờ chính sự khác biệt đó. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người lao động khác nhau, do đó chúng ta cần đảm bảo tất cả người lao động được nhận được sự quan tâm đúng mức. Người lao động bị nhiễm HIV vẫn có thể sống lành mạnh và làm việc hiệu quả nếu họ được điều trị bằng thuốc, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và được tôn trọng như những người khác (xem Chương 30: HIV). Với sự hỗ trợ y tế và sự linh hoạt trong công việc, người lao động khuyết tật cũng có thể tiếp tục làm việc hiệu quả trong nhiều năm.

Lao động nữ và sức khỏe của nữ giới

Dù phụ nữ là một nửa của thế giới và thường chiếm đa số trong nhà máy nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ thường không được coi là một phần của chăm sóc cơ bản cũng như chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp. Nhiều loại hóa chất trong nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, do đó phụ nữ mang thai cần phải được kiểm tra (chăm sóc trước khi sinh) và chăm sóc đối với các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé. Nếu công việc không an toàn, nhiều quốc gia cho phép phụ nữ mang thai có quyền chuyển sang công việc an toàn hơn hoặc cho họ nghỉ phép nếu không tìm được công việc an toàn.

Xe y tế lưu động cho phụ nữ

Vi WGTHAS Ch25 Page 365-1.png
Mạng lưới lao động nữ Trung Quốc (CWWN) đã phát kiến ra phương thức giúp các lao động nữ nhà máy ở Trung Quốc gặp gỡ và chia sẻ về các vấn đề sức khỏe. Sáng kiến này có tên là “Xe y tế lưu động cho phụ nữ”. Họ sử dụng một chiếc xe lưu động đỗ bên ngoài khu vực nhà máy tại Khu công nghiệp đồng bằng châu thổ sông Châu Giang. Lao động nữ đến đây sẽ được thăm khám cũng như được cung cấp thông tin về bệnh và cách điều trị nói chung, cũng như thông tin về các vấn đề sức khỏe gây ra bởi những yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc. “Xe y tế lưu động cho phụ nữ” được điều hành bởi những nhà hoạt động vì quyền sức khỏe phụ nữ nên đó là nơi an toàn cho các chị em chia sẻ những lo ngại và tình hình sức khỏe của mình.



Wgthas black-un.png Quyền được chăm sóc sức khỏe Wgthas black-ilo.png
Công ước Liên Hợp Quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ cho cho biết đàn ông và phụ nữ phải có quyền tiếp cận thông tin và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như nhau bao gồm kế hoạch hóa gia đình. Để tìm hiểu thêm về các công ước loại bỏ phân biệt đối xử trong lao động, xem Quyền bình đẳng.


Các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (số 102, 121, 130, 183) cho rằng chính phủ các nước phải cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người lao động và gia đình của họ, cụ thể là:

  • chăm sóc y tế cho người lao động, vợ chồng và con cái của họ.
  • thời gian nghỉ để chữa bệnh được chi trả.
  • chăm sóc y tế trong trường hợp bị chấn thương tại nơi làm việc.
  • cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng để giúp người lao động bị khuyết tật trở lại công việc trước đây hoặc một công việc phù hợp với khả năng lao động của họ.
  • trả trợ cấp thương tật cho người lao động bị chấn thương hoặc bị bệnh do công việc.
  • trả trợ cấp thương tật cho lao động bị chấn thương và không thể làm việc hoặc kiếm được ít tiền hơn so với trước khi bị chấn thương.
  • trả trợ cấp tử tuất cho gia đình người lao động bị tử vong.
  • công nhận các bệnh và chấn thương liên quan đến công việc trong đó bao gồm các bệnh do hóa chất, bụi, tiếng ồn, rung lắc và do các yếu tố nguy hiểm khác.
Vai trò của Liên hợp quốc, Tổ chức lao động quốc tế và các tổ chức quốc tế khác nhằm thúc đẩy quyền của người lao động được giải thích trong Phụ lục A.
Chăm sóc tốt hơn

Nhân viên y tế được đào tạo để nhận biết các dấu hiệu bệnh tật, xác định các vấn đề và điều trị chúng. Tuy nhiên, nhiều nhân viên y tế chưa bao giờ vào nhà máy nên họ biết rất ít về công việc tại nhà máy và các điều kiện làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Nếu có thể:

  • sắp xếp cho họ đến thăm các nhà máy và tận mắt thấy các điều kiện làm việc.
  • đưa nhân viên y tế đến thăm nhà của người lao động và tham gia các hoạt động cộng đồng.
  • tổ chức cuộc họp hoặc hội thảo nơi người lao động của nhà máy trình bày hoặc thể hiện câu chuyện của họ để giúp đào tạo nhân viên y tế.
Tại phòng khám

Thông thường khi bạn đến gặp bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế, họ sẽ hỏi về vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải và tình trạng sức khỏe trước đây của bạn. Bạn hãy cung cấp thông tin đầy đủ ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái để nhân viên y tế có thể nắm được càng nhiều càng tốt về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy cho nhân viên y tế biết về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng bao gồm cả aspirin hoặc phương pháp kế hoạch hóa gia đình vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị khác.Trả lời những câu hỏi sau để phân tích sâu hơn vấn đề sức khỏe của bạn:

một người phụ nữ chỉ cho một nhân viên y tế cách cô ấy bước xuống một chiếc xe đẩy ở nhà máy.
PHÒNG
KHÁM
Hầu hết nhân viên y tế không được đào tạo để điều trị bệnh và chấn thương do công việc trong nhà máy gây ra vì thế bạn nên nói cho nhân viên y tế biết chính xác những gì bạn làm tại nơi làm việc.
  • Lần đầu tiên khi nào bạn nhận thấy sức khoẻ có vấn đề?
  • Dấu hiệu nào khiến bạn nghĩ có gì đó không ổn?
  • Bạn có thường xuyên có những dấu hiệu này không?
  • Bạn đã bao giờ có những dấu hiệu này trước đây hoặc có ai trong gia đình hoặc cộng đồng của bạn đã có trước đây chưa?
  • Điều gì làm cho các dấu hiệu trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn?


Nếu bạn nghi ngờ vấn đề sức khoẻ của bạn liên quan đến hóa chất tại nơi làm việc, hãy cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt: tên hóa chất hoặc tên thương mại; dùng để làm gì; màu sắc, mùi hoặc thành phần của hóa chất và bất cứ điều gì khác có thể giúp nhân viên y tế tìm ra đó là hóa chất là gì (xem các vấn đề về Sức khỏe do hóa chất gây ra).

Bạn cũng nên hỏi nhiều câu hỏi để có thể đưa ra quyết định tốt nhất về cách giải quyết vấn đề sức khỏe của bạn. Hãy đảm bảo bạn hiểu những điều nhân viên y tế giải thích:

  • Vấn đề này có thể được điều trị theo những cách khác nhau nào? Có biện pháp điều trị tại nhà?
  • Điều trị sẽ như thế nào? Có nguy hiểm không?
  • Khi nào tôi sẽ khỏe hơn?
  • Liệu tôi sẽ được chữa khỏi? Hay vấn đề sức khoẻ sẽ quay trở lại?
  • Chi phí các xét nghiệm và điều trị là bao nhiêu?
  • Có biện pháp điều trị tại nhà không?
  • Tại sao vấn đề đó lại xảy ra? Tôi có thể tránh điều đó xảy ra lần nữa không?


Nhiều bác sĩ và y tá không giỏi trong việc cung cấp thông tin hoặc họ có thể bận rộn và không muốn dành thời gian để trả lời câu hỏi của bạn. Hãy tôn trọng và tin tưởng họ, đừng sợ họ vì sức khỏe của bạn phụ thuộc vào các dịch vụ họ cung cấp và bạn nên hài lòng với các dịch vụ bạn nhận được từ họ. Họ nên giải thích cho đến khi bạn hiểu và nếu bạn không hiểu thì đó không phải do bạn không đủ thông minh mà vì họ giải thích không rõ.

Khám sức khỏe

Để biết điều gì xảy ra với bạn và vấn đề sức khoẻ của bạn nghiêm trọng đến mức nào, bạn có thể cần phải đi kiểm tra sức khoẻ. Kiểm tra sức khoẻ bao gồm thăm khám, nghe và cảm nhận phần cơ thể của bạn có vấn đề. Đối với hầu hết các cuộc kiểm tra, bạn chỉ cần kiểm tra phần cơ thể có vấn đề.

  • Nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn, hãy nhờ một người bạn hoặc thành viên trong gia đình ở lại phòng khám trong khi bạn được khám.
Xét nghiệm

Các xét nghiệm có thể cung cấp thêm thông tin về vấn đề sức khỏe. Nhiều xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ nước tiểu, phân hoặc dịch nhầy từ họng và được gửi đến phòng thí nghiệm hoặc lấy một lượng máu nhỏ từ ngón hoặc cánh tay của bạn.

  • Yêu cầu nhân viên y tế nói và giải thích cách họ sẽ lấy xét nghiệm cho bạn.
  • Hỏi về chi phí trước khi bạn lấy bất kỳ xét nghiệm nào.
  • Hỏi nhân viên y tế xem xét nghiệm đó để làm gì và điều gì sẽ xảy ra nếu không làm xét nghiệm đó.

Chăm sóc sức khỏe với sự tôn trọng

Tất cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe phải cố gắng hết sức để cung cấp cho bạn:

  1. Quyền tiếp cận: Nếu bạn cần chăm sóc sức khoẻ, bạn có thể tiếp cận cơ sở y tế cho dù bạn sống ở đâu hoặc đến từ đâu, bạn có bao nhiêu tiền, tôn giáo, ngôn ngữ, tuổi tác, màu da, niềm tin chính trị của bạn là gì hoặc bạn có vấn đề gì về sức khỏe
  2. Thông tin: Bạn phải được giải thích về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải và các phương pháp điều trị. Nhân viên y tế của bạn sẽ giúp bạn hiểu những gì bạn cần làm để cải thiện và làm thế nào để dự phòng vấn đề đó xảy ra lần nữa.
  3. Lựa chọn: Bạn sẽ có thể chọn liệu bạn có được điều trị hay không và điều trị như thế nào. Ngoài ra, nếu có những lựa chọn khác, bạn có thể chọn nơi điều trị.
  4. An toàn: Bạn phải được cung cấp thông tin để phòng tránh các tác dụng phụ có hại hoặc các vấn đề sức khoẻ mới phát sinh do điều trị.
  5. WGTHAS Ch25 Page 368-1.png
  6. Tôn trọng: Bạn luôn được đối xử tôn trọng và lịch sự.
  7. Quyền riêng tư: Những điều bạn nói với bác sĩ, y tá hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe phải được giữ kín, không để người khác nghe thấy hoặc nói lại với bất kỳ ai khác. Kiểm tra sức khoẻ phải được thực hiện ở nơi kín đáo để những người khác không thể nhìn thấy cơ thể bạn. Nếu có người khác trong phòng, bạn phải được cho biết họ là ai và tại sao họ lại ở đó. Bạn có quyền bảo họ ra ngoài nếu bạn không muốn họ ở đó.
  8. Thoải mái: Bạn phải được cảm thấy thoải mái nhất có thể khi kiểm tra sức khỏe. Bạn phải được chờ khám ở nơi thoải mái và không phải chờ đợi quá lâu.
  9. Chăm sóc theo dõi: Nếu bạn cần chăm sóc thêm, bạn sẽ có thể quay lại khám cùng một người hoặc dữ liệu phải được ghi rõ trong hồ sơ sức khoẻ để đưa đến khám ở các bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế mới.


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024