Hesperian Health Guides

Ngăn ngừa hỏa hoạn khi làm việc tại nhà

Trong chương này:

Lửa có thể lan rất nhanh trong nhà nơi NLĐ làm công việc của nhà máy tại nhà. Có rất nhiều vật dụng dễ cháy, các dây điện kém chất lượng và thường quá tải là các yếu tố dễ gây hỏa hoạn. Nếu làm những công việc của nhà máy tại nhà thì cần lưu ý:

  • để hóa chất tránh xa ngọn lửa và không hút thuốc ở trong nhà chứa hóa chất.
  • cất giữ dung môi và các vật liệu dễ cháy trong hộp hoặc thùng bằng kim loại và giúp mọi người xung quanh cũng làm tương tự.
  • mở cửa sổ và cửa ra vào cho thông thoáng và sử dụng quạt.
  • nếu cháy trong nồi, dùng ngay nắp nồi để dập lửa.
  • dùng một xô cát hoặc đất để dập lửa, đặc biệt đối với những đám cháy do hóa chất hoặc điện. Trường hợp cháy gỗ hoặc cháy vải nếu áp suất nước trong vòi phun cứu hỏa quá thấp thì cũng có thể dùng cát, đất để dập.
  • hỏi chủ nhà máy về bình chữa cháy. Nếu họ không cấp, có thể tự làm bình chữa cháy nhỏ dùng trong hộ gia đình.
  • đảm bảo có cửa thoát hiểm thoáng, không bị chặn.


Chuẩn bị đối phó với hỏa hoạn. Cùng thảo luận với hàng xóm xem nên làm gì khi hỏa hoạn xảy ra tại cộng đồng

  • Cho mọi người biết vị trí cháy. Gõ mạnh vào thanh sắt để tạo ra âm thanh cảnh báo mọi người biết có cháy.
  • Lên kế hoạch chữa cháy. Tổ chức mọi người cùng nhau chữa cháy, phân công nhiệm vụ chuyền xô nước, đất hoặc cát để chữa cháy.
  • Địa điểm tập trung. Xác định địa điểm tập trung, ví dụ như công viên hoặc tòa nhà lớn nào đó mà mọi người thống nhất sẽ gặp nhau sau khi thoát nạn để kiểm tra xem mọi người có ổn không.
Làm bình chữa cháy tự chế tại nhà

hình minh họa: một chai nhựa có các mũi tên chỉ vào từng phần trong chai
Không khí
Dấm
Nước
Wgthas Ch11 Page 216-1.png
baking soda vào chai và dính một cái đinh vào thành của chai nhựa
Ni lông
Nắp
Bột baking soda
Đinh

Nguyên liệu:

  • chai nhựa 0,5 lit hoặc to hơn
  • nước
  • dấm (loại nào cũng được)
  • bột baking soda (sodium bicarbonate)
  • túi ni lông nhỏ, cắt thành một hình tròn đường kính 15 cm
  • đinh, vít, kẹp
  • băng dính
  1. Đổ nước đến nửa chai. Cho tiếp dấm vào chai chỉ để cách miệng chai khoảng 5 cm.
  2. Đặt miếng ni lông tròn đã cắt lên trên miệng chai. Dùng ngón tay đẩy phần ni lông trên miệng chai xuống phía trong chai. Cho 2 hoặc 4 thìa bột baking soda vào trong, dùng ngón tay tiếp tục đẩy phần chứa bột xuống sâu vào trong chai. Xoắn miếng ni lông lại, vặn nắp khi miếng ni lông gói bột soda đã nằm hẳn bên trong chai.
  3. Vặn nắp chai thật chặt và để thẳng đứng. Gói soda sẽ ở trên chất lỏng. Dán 01 cái đinh vào chai.


Hãy chuẩn bị sẵn một số chai như vậy

Wgthas Ch11 Page 216-4.png
Đóng đinh vào để tạo lỗ phun
Sử dụng: lắc chai mạnh và nhanh để trộn soda, giấm và nước. Khi bắt đầu thấy bọt, dùng cái đinh đục một lỗ ở đáy của chai (chọn vị trí mỏng ở đáy chai) và phun vào ngọn lửa, cứ tiếp tục vừa lắc vừa phun.

Sơ cấp cứu khi bị bỏng

Đối với mọi vết bỏng: cởi bỏ quần áo và đồ trang sức gần vùng da bị bỏng và xối phần da bị bỏng dưới vòi nước mát (không dùng đá) ít nhất trong 30 phút.

Vết bỏng nhỏ không gây phồng rộp: Đặt phần da bỏng dưới nước mát ngay lập tức. Điều này sẽ làm giảm đau và giảm bớt tổn thương da. Vết bỏng có thể gây đau nhức nên có thể sử dụng một loại thuốc giảm đau nếu cần.

Wgthas Ch11 Page 217-1.png

Bỏng nước nóng hoặc dầu: Cởi quần áo có dính dầu nóng hoặc nước nóng. Ngay lập tức rửa sạch vết bỏng bằng nước mát.

Vết bỏng gây phồng rộp: Đặt phần da bị bỏng trong nước mát ngay lập tức. Không làm vỡ chỗ phồng rộp. Nếu chỗ phồng rộp vỡ, rửa nhẹ nhàng bằng xà bông nhẹ và nước, nhưng không sử dụng chất khử trùng hoặc i-ốt. Giữ sạch vết bỏng và tránh bụi bẩn, bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc mật ong, đắp gạc vô trùng hoặc băng lại. Nếu vết bỏng lâu liền hoặc da vẫn đỏ, sưng hoặc đau, gặp nhân viên y tế để xin tư vấn. Bạn có thể phải điều trị để chống nhiễm trùng.

Bỏng do hóa chất: Tham khảo Chương 8: Các mối nguy hiểm từ hóa chất.

Đến ngay cơ sở y tế nếu:

  • Vết bỏng lớn hoặc sâu: Vết bỏng lan rộng phần lớn da của cơ thể hoặc những vết cháy đen nghiêm trọng.
  • Bỏng ở khớp, mặt hoặc bộ phận sinh dục: những vị trí này có thể dẫn đến tàn tật.
  • Bỏng kết hợp với các chấn thương khác.
  • Bỏng ở trẻ em: Vết bỏng ở trẻ khó phục hồi hơn ở người lớn.


Lưu ý: Không bao giờ bôi dầu, mỡ, da động vật, cà phê, thảo mộc lên vết bỏng vì chúng có thể gây ra nhiễm trùng hoặc khiến da lâu lành.

Hít phải khói

Hít phải khói gây tổn thương đến phổi và có thể rất nghiêm trọng. Đến cơ sở y tế nếu thấy khó thở, tức ngực hoặc ho nặng.

Nếu ở gần đám cháy, che miệng và mũi để giảm thiểu việc hít phải khói độc.
Wgthas Ch8 Page 175-1.png
Sơ cứu


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024