Hesperian Health Guides

Hiểu rõ những cảm xúc của bạn

Trong chương này:

Các bậc cha mẹ, những thành viên khác trong gia đình và những người chãm sóc trẻ sẽ có những phản ứng tình cảm theo các cách rất khác nhau. Tốt hơn cả là hãy để cho mỗi người có những cảm xúc theo cách riêng của mình, không nên đánh giá hay bình luận gì.

A woman thinking as she stands behind her husband.
Tu-li cảm thấy tức giận vì con bị điếc, còn tôi luôn cảm thấy buồn.

Những cảm xúc như lo lắng, cô đơn hay sợ hãi sẽ dần phai nhạt theo năm tháng. Bạn sẽ dần nhận thấy là một đứa trẻ cho dù nghe không tốt vẫn có những nhu cầu được yêu thương, có những tình cảm, sự rèn luyện và học tập giống như mọi trẻ khác.

A man thinking as his daughter and 2 other children walk away.
Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé không thể học được như những trẻ khác?

Những cảm xúc này sẽ trở lại với bạn vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời con bạn, chẳng hạn như khi con bạn bắt đầu đi học. Điều này không có gì sai cả. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang trải quạ một giai đoạn khác trong việc thích nghi với tật điếc của trẻ. Những cảm xúc mạnh mẽ này có thể giúp bạn có được những hành dộng để làm cho cuộc sống của con bạn tốt đẹp hơn.

Ví dụ, sự cô đơn có thể khuyến khích bạn đến với những người điếc khác trong cộng đồng của bạn hoặc đến với những gia đình khác cũng có con bị điếc. Sự giận dữ có thể cho bạn thêm sức lực giúp bạn cùng với những cha mẹ khác thuyết phục chính phủ cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ điếc.

Khi bạn chấp nhận được sự thật là con bạn không thể nghe tốt, bạn có thể sẽ bắt đầu yêu thương con mình kể cả với những tật trẻ đang có. Và, cũng giống như mọi đứa trẻ khác, con bạn sẽ đem lại cho bạn thật nhiều sự cổ vũ, niềm vui và sự sung sướng.

A woman thinking as she watches her 2 children play.
Hãy nhìn xem chúng có bao nhiêu trò vui! Vậy mà tôi đã từng nghĩ Đen-phin sẽ là một gánh nặng cho gia đình chúng tôi cơ đấy!