Hesperian Health Guides
Nếu con bạn đã bị xâm hại tình dục
HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 13: Ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em > Nếu con bạn đã bị xâm hại tình dục
- tin vào những gì trẻ thể hiện hoặc giao tiếp với bạn. Có thể khó mà tin được là một ai đó mà bạn biết và tin tưỏng lại là người đã làm việc đó với con bạn nhưng trẻ hiếm khi bịa ra những câu chuyện về xâm hại tình dục. Một số kẻ xâm hại rất thân thiện với cha mẹ của trẻ. Cách đó giúp họ tiếp cận với trẻ dễ dàng hơn và làm cho cha mẹ trẻ không tố giác việc xâm hại.
- khen trẻ đã kể với bạn. Trẻ cần biết là chúng đã làm một việc đúng đắn là đã kể về sự xâm hại.
- khẳng định với trẻ là sự xâm hại không phải là lỗi của trẻ và bạn không giận trẻ. Hãy sử dụng càng nhiều cách khác nhau càng tốt để nói về đíều đó.
- bảo vệ sự an toàn cho con bạn. Hãy cố gắng ngăn chặn những sự tiếp xúc tiếp theo giữa trẻ và kẻ xâm hại. Nếu không thể làm được điều này, hãy chắc chắn là bạn hoặc một ai đó biết điều gì đã xảy ra, phải luôn ở bên cạnh con bạn khi kẻ xâm hại có mặt tại đó.
- chữa trị những vấn đề về sức khoẻ thể chất do sự xâm hại gây nên. Hãy cố gắng kiểm tra xem con bạn có bị mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục không, ngay cả khi trẻ không có bất kỳ một dấu hiệu nào. Một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục không có bất kỳ một dấu hiệu nào hoặc những dấu hiệu không xuất hiện cho đến khi trẻ lớn hơn.
Là các bậc cha mẹ, bạn cũng cần sự giúp đỡ. Các bậc cha mẹ trải qua những cảm xúc như hoài nghi, tức giận hoặc buồn bã khi họ biết con mình bị xâm hại. Các bậc cha mẹ có thể đổ lỗi cho chính mình hoặc đổ lỗi cho nhau về những gì đã xảy ra với con cái họ. Nói ra những cảm xúc đó với một người nào đó bạn tin tưởng là một cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Hãy kiên nhẫn với chính mình, để những cảm xúc đó thay đổi có thể phải mất một thời gian dài.
Không có gì đáng phải xấu hổ với một gia đình có con bị xâm hại. Sự xâm hại là một tội ác - giống như một kẻ cướp - và điều này không phải do gia đình đó gây ra.