Hesperian Health Guides
Ngăn ngừa nạn xâm hại tình dục
HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 13: Ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em > Ngăn ngừa nạn xâm hại tình dục
Việc chúng ta bị người khác đối xử như thế nào sẽ tác động tới tự trọng của chúng ta. Khi trẻ bị coi là vô dụng và không có hy vọng thì chúng sẽ tự coi mình là vô dụng và không có hy vọng. Bởi vậy, chúng ta phải dạy trẻ cảm thấy có giá trị, khi đó chúng sẽ trở nên tự tin và có thể tự bảo vệ mình tốt hơn.
Mục lục
- 1 HÃY GIÚP TRẺ HIỂU VÀ NÓI VỀ SỰ XÂM HẠI TÌNH DỤC
- 2 GIÚP TRẺ GỌI TÊN VÀ MÔ TẢ NHỮNG KẺ XÂM HẠI
- 2.1 Hãy cho mỗi người một cái tên bằng kí hiệu
- 2.2 Cách giúp con bạn hiểu rằng một số bộ phận của cơ thể là những phần đặc biệt kín đáo
- 2.3 Cách giúp con bạn biết hét hoặc làm ầm lên để yêu cầu sự giúp đỡ
- 2.4 Cách giúp con bạn nói "không"
- 2.5 Làm sao để giúp con bạn hiểu rằng trẻ không phải lúc nào cũng phải nghe lời những người lớn hơn
- 2.6 Làm sao để giúp con bạn biết cần nhờ sự giúp đỡ ở đâu
HÃY GIÚP TRẺ HIỂU VÀ NÓI VỀ SỰ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Trẻ điếc học dễ nhất qua thị giác, tức là nhìn thấy các vật. Các kí hiệu, các cử chỉ cơ thể, và sự biểu lộ trên nét mặt, cùng với các bức ảnh, các trò múa rối và chơi đóng kịch, tất cả đều có thể giúp bạn dạy trẻ điếc làm thế nào để tránh bị xâm hại tình dục. Hãy giúp trẻ hiểu rằng:
- một vài dạng đụng chạm là không tốt (bắt tay là được phép, ôm chặt có thể được phép, nhưng chạm hoặc sờ vào bộ phận sinh dục là không được phép, và cho dương vật vào miệng trẻ là không được).
- trẻ nên kể cho bạn nếu có điều gì đó trẻ không thích xảy ra với mình.
- trẻ có thể từ chối nếu một ai đó cố gắng đụng chạm vào trẻ theo kiểu dục tính.
mẹ.
Rất khó giải thích những khái niệm như “riêng tư”, “bí mật”, “niềm tin", “an toàn”” và các dấu hiệu cho trẻ nhỏ, đặc biệt là khi chúng bị điếc. Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải giải thích những khái niệm đó lặp đi lặp lại.
Sử dụng các kí hiệu, cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh và các từ khác nhau cho đến khi bạn cảm thấy chắc chắn là trẻ đã hiểu. Hãy cùng đóng kịch về các tình huống với con bạn, hoặc sử dụng búp bê hoặc tranh ảnh để thử chỉ rõ các khái niệm này theo càng nhiều cách càng tốt.
Một vài ví dụ về các kí hiệu có thể giúp bạn giải thích sự xâm hại tình dục
(kí hiệu theo ngôn ngữ địa phương bạn có thể khác)
|
|||
cơ thể | riêng tư | đụng chạm | bí mật |
|
|||
giúp đỡ | làm đau/xâm hại | tốt | xấu |
|
|||
bộ phận sinh dục | dương vật | tình dục | hiếp dâm |
GIÚP TRẺ GỌI TÊN VÀ MÔ TẢ NHỮNG KẺ XÂM HẠI
Cho trẻ kí hiệu tên của mọi người trong cuộc sống của trẻ. Thực hành mô tả các chi tiết về người và địa điểm và trao đổi với trẻ về họ. Hãy dạy cho trẻ cách mô tả các từ như "cao", "thấp", "có râu", "béo", "gầy" và những từ khác. Khi trẻ có thể mô tả một người, trẻ có thể mô tả kẻ xâm hại.
Hãy cho mỗi người một cái tên bằng kí hiệu
Một trong những bé gái của chúng tôi, một em gái bị điếc, 6 tuổi đã bị hiếp dâm. Cảnh sát đã đề nghị chúng tôi hỏi trẻ về kẻ đã thực hiện hành vi đó với em. Em đã không thể đưa ra câu trả lời. Một lý do là trẻ không có các kí hiệu gọi tên những người xung quanh em. Bây giờ chúng tôi khuyến khích cha mẹ hãy đặt tên kí hiệu cho những người quen xung quanh. Bằng cách này, bất kỳ người nào xâm hại trẻ sẽ bị gọi tên và đưa ra công lý.
CÁC HOẠT ĐỘNG |
Dưới đây là các hoạt động nhằm giúp con bạn tránh bị xâm hại tình dục.
Cách giúp con bạn hiểu rằng một số bộ phận của cơ thể là những phần đặc biệt kín đáo
Hãy giải thích cho con bạn rằng cơ thể của nó chỉ thuộc về mình nó và một số bộ phận trong cơ thể trẻ kín đáo hơn những bộ phận khác. Hãy giải thích rằng người lớn và những trẻ lớn tuổi hơn không được phép đụng chạm vào bộ phận sinh dục hoặc những bộ phận kín đáo khác, và trẻ cũng không nên sờ vào những bộ phận kín đáo của người lớn ngay khi người ta yêu cầu trẻ làm như vậy. Hãy sử dụng các con búp bê, các con rối, hoặc tranh ảnh và cho thấy sự chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng sự cử động của cơ thể và sự biểu lộ nét mặt.
Hãy giải thích rằng nếu một ai dó đề nghị trẻ xem những bộ phận kín hoặc xem các tranh ảnh về những bộ phận kín cũng là không được.
Khi con bạn khoảng từ 3-5 tuổi, hãy dạy cho trẻ về các bộ phận sinh dục và những bộ phận kín khác trên cơ thể, và về sự khác biệt giữa cơ thể "con trai" và "con gái".
Đây là những khái niệm rất khó dạy nên phải sử dụng những biện pháp khác nhau có thể đảm bảo một cách chắc chắn rằng con bạn có thể hiểu được. Việc dạy có thể diễn ra một cách hoàn toàn tự nhiên, ví dụ trong khi con bạn dang thay quần áo. Bạn cũng có thể sử dụng một con búp bê để dạy về các bộ phận cơ thể.
Cách giúp con bạn biết hét hoặc làm ầm lên để yêu cầu sự giúp đỡ
Nhiều trẻ điếc không thích sử dụng giọng nói của mình. Đó là bởi vì người ta thường cười chúng hoặc bảo rằng làm như vậy rất buồn cười. Hãy giải thích với con bạn là nếu ai đó đang làm phiền trẻ và trẻ cần sự giúp đỡ thì việc hét lên là cần thiết.
Hãy dạy cho con bạn là trẻ cần hét lên "không" hoặc "cứu" hoặc giậm chân nếu một người lớn hoặc một trẻ lớn tuổi hơn đang làm tổn thương tới trẻ. Trẻ cũng có thể hét lên, cắn hoặc đánh lại. Hãy sử dụng các con búp bê hoặc chơi trò đóng kịch để chỉ cho trẻ thấy bạn đang muốn nói điều gì.
Cách giúp con bạn nói "không"
Trẻ bị điếc thường không hiểu tại sao chúng nên làm hoặc không nên làm một điều gì đó, hoặc tại sao những điều đó xảy ra với chúng. Chúng muốn làm hài lòng mọi người, và vì vậy chúng học cách nghe lời mà không hỏi gì cả. Điều này có thể là một vấn đề nếu một ai đó bảo chúng làm một điều gì đó sai trái.
Hãy giúp con bạn thực hành nói "không". Đầu tiên, hãy cố gắng nghĩ ra các tình huống mà một trẻ có thể muốn nói "không".
làm gì?
Sau đó, hãy kể về việc nói "không" và con bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ đâu.
Hãy khuyến khích con bạn kể cho bạn hoặc một người lớn khác ngay khi một ai đó làm một điều gì đó mà trẻ cảm thấy khó chịu.
Làm sao để giúp con bạn hiểu rằng trẻ không phải lúc nào cũng phải nghe lời những người lớn hơn
Một khi trẻ đã học được cách nói "không", bạn có thể tạo ra các tình huống mà trẻ không phải nghe lờí người lớn.
không?
Làm sao để giúp con bạn biết cần nhờ sự giúp đỡ ở đâu
Con bạn có thể trông cậy vào những ai? Tất cả các trẻ cần có ít nhất là 3 người để chúng có thể đến nói những vấn đề mà chúng gặp phải. Đó có thể là mẹ hoặc bố, chị gái hoặc anh trai, cô, dì, hàng xóm của trẻ hoặc bất kỳ một người nào khác mà cả bạn và con bạn tin tưởng ngoài gia đình giống như một người mẹ khác của trẻ.
Trẻ nên biết là nếu một người không có ở đấy hoặc không lắng nghe trẻ, chúng cần đến một người khác. Hãy nói với những người đó là bạn đang dạy trẻ đến với họ để nhờ giúp đỡ khi cần thiết. Hãy thực hành cùng với trẻ cách nhờ những người khác giúp đỡ trong nhíều trường hợp khác nhau.