Hesperian Health Guides
Bạo lực trong nhà máy
Có nhiều hình thức bạo lực và đôi khi chúng ta không nhận ra đó là các hành vi bạo lực vì chúng ta đã quen với những hành vi đó và cảm thấy đó là điều bình thường. Nhưng, bạo lực có thể gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta không phải là thứ mà chúng ta nên chấp nhận. Chấn thương do máy móc nguy hiểm gây ra không phải là chuyện bình thường, vậy tại sao chúng ta lại nghĩ rằng hành vi bạo lực là bình thường?
Mục lục
Sỉ nhục hàng ngày
Liên tục la hét, gọi tên, bình luận thô lỗ và lăng mạ là những hình thức bạo lực cảm xúc và tâm lý. Đôi khi người lao động thậm chí không nhận ra sự lạm dụng này vì những điều đó xảy ra rất phổ biến. Việc bị sỉ nhục liên tục làm tổn thương lòng tự trọng và dần biến chúng ta thành người chấp nhận điều kiện làm việc tồi tệ và các loại bạo lực khác.
Bạo lực thể xác
Bạo lực thể xác là loại bạo lực dễ thấy nhất. Người lao động bị đánh, cắt, tát, xô, bị chèn ép và thiêu đốt. (Để điều trị những chấn thương này, xem phần Sơ cấp cứu ban đầu các chấn thương do máy.) Một số người sử dụng lao động đánh vào những vị trí cơ thể không thể nhìn thấy vết bầm tím, vì vậy người lao động không thể báo cáo và chứng minh điều đó. Khi người lao động sống với nỗi sợ hãi thường xuyên bị người quản lý tấn công, điều đó cũng tạo ra căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác (xem Chương 27).
Giết người
Ở rất nhiều quốc gia, chủ nhà máy trả tiền cho những kẻ côn đồ (đôi khi là những người lao động khác hoặc các cán bộ công đoàn tham nhũng) để giết người lao động, người đứng ra tổ chức và lãnh đạo công đoàn để ngăn họ đòi hỏi mức lương hoặc điều kiện làm việc tốt hơn. Đôi khi họ dựa vào cảnh sát hoặc quân đội để thực hiện công việc này. Để người lao động thêm sợ hãi và giành quyền kiểm soát nhiều hơn, chúng còn đe dọa và giết các thành viên trong gia đình của người lao động.
Hoạt động
Cùng nhau đối mặt với nỗi sợ hãi
Những người sử dụng lao động dùng bạo lực để gieo rắc nỗi sợ hãi cho người lao động và ngăn các nhà lãnh đạo công đoàn hoạt động. Nhiều người lao động không muốn nói về nỗi sợ bạo lực của họ và thay vào đó để cho bạo lực xảy ra: ngăn chặn mọi người tham gia tổ chức hoạt động công đoàn. Để cùng chống lại bạo lực, điều quan trọng là phải nói về nỗi sợ hãi của mọi người và tìm ra cách để hỗ trợ lẫn nhau. Khi bạn kêu gọi một cuộc họp để thảo luận về nỗi sợ bạo lực:
-
Nhắc nhở mọi người về lý do tổ chức.
- Các vấn đề: Nói rõ lý do tại sao các vấn đề quan trọng đối với mỗi người và tất cả người lao động và những gì nhóm của bạn sẽ đạt được.
- Sức mạnh của sự thống nhất: Nỗi sợ hãi mà mỗi người phải đối mặt dường như bớt đi khi mọi người cảm nhận là thành viên của một nhóm lớn và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Tìm không gian riêng để người lao động nói về nỗi sợ hãi của họ. Khuyến khích mọi người nói chuyện thoải mái vì đôi khi những lý do xã hội hoặc chính trị ngăn mọi người cởi mở về nỗi sợ hãi của họ. Hãy từ bi và tìm ra những cách sáng tạo để khuyến khích mọi người tham gia vì mục tiêu không phải là để thoát khỏi nỗi sợ hãi mà là học cách đối mặt với nỗi sợ hãi và không để nó ngăn cản những nỗ lực tổ chức của bạn.
- Xác định nỗi sợ hãi được cả nhóm chia sẻ. Lập một danh sách những nỗi sợ hãi mà mọi người nêu ra và hỏi những nỗi sợ nào là nghiêm trọng nhất hoặc phổ biến nhất.
- Lập một kế hoạch để đối phó với những nỗi sợ hãi và đe dọa bạo lực cụ thể này. Bằng cách nói về những nỗi sợ bạo lực phổ biến nhất, người lao động có thể bắt đầu lên kế hoạch đối phó với chúng. Bạn có thể nói về các cách để giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các nhà lãnh đạo và nhà tổ chức đã được xác định, tăng cường hỗ trợ từ người lao động, từ tổ chức khác và từ chiến dịch chống lại bạo lực.
Một số lao động nam có thể không muốn thừa nhận với một nhóm lớn là họ sợ vì họ được dậy bảo rằng là đàn ông thì không nên sợ hãi. |