Hesperian Health Guides
Để đạt được kết quả cao hơn
Bố mẹ nên:
|
Mục lục
TRẺ CÓ NGHE THẤY ÂM LỜI NÓI KHÔNG?
Âm lời nói cũng có những điểm khác nhau về cao độ. Ví dụ các âm "t", "d", "s" và "x" trong lời nói có cao độ lớn hơn các âm như "u", "i" và "m". Điều này có nghĩa là trẻ có thể nghe thấy một số âm còn một số âm khác thì không.
Nếu bạn biết trẻ có thể nghe thấy âm lời nói cao, trung hay trầm và âm thanh phải như thế nào thì trẻ mới nghe thấy là việc rất cần. Hãy cố gắng kiểm tra âm thanh lời nói mà trẻ "dường như" nghe thấy khi người thân trong nhà nói.
Trẻ thường có thể hiểu từ trong tình huống thật và từ đó có ý nghĩa rõ ràng. Nếu ai đó nói "Lấy bóng đi", đồng thời chỉ tay hay nhìn vào quả bóng, trẻ có thể nhặt quả bóng. Có thể trẻ không nghe thấy từ nhưng lại nhìn thấy người nói chỉ tay về phía quả bóng.
Để biết liệu trẻ có nghe thấy âm lời nói hay không, bạn cần dùng 3 hay 4 vật quen thuộc để tạo thành một trò chơi hoặc một phần của một hoạt động thường ngày nào đó mà trẻ đã biết. Làm như vậy vài lần để tìm hiểu xem trẻ có nghe thấy tên gọi của các đồ vật mà bạn đã chuẩn bị không.
Hãy xem là Pi-e có thể nghe thấy điều mình nói không.
Nhặt bóng lên con.
Lúc đầu, hãy nói từ và không đưa ra ám hiệu gì. |
Nhặt bóng lên con.
Sau đó, nếu chỉ dùng lời mà trẻ không hiểu bạn hãy nhìn vào đồ vật. |
Đôi khi (chứ không phải lúc nào) trẻ cũng có thể nghe thấy âm thanh. Điều này không có nghĩa là trẻ bướng bỉnh mà chỉ vì trẻ không nghe thấy thôi. Có nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến sự phản ứng của trẻ với âm thanh - ví dụ như thời điểm trong ngày, trẻ đang đói, hay trẻ cảm thấy khó chịu. Khi bị cảm lạnh và viêm tai giữa cũng có thể ảnh hưởng tạm thời đến thính giác của trẻ.
Kiểm tra những âm thanh lời nói mà trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh có thể nghe thấy
Trong một bài kiểm tra khả năng nghe âm lời nói, thay vì lắc hộp để tạo ra âm thanh, người kiểm tra phát ra những âm thanh bằng chính giọng nói của mình.
Trong bài kiểm tra này, bạn sẽ dùng những âm đơn giản.
- Âm “'m-m-m-m-m”” (trong từ mừm mừm) (âm trầm).
- Âm ““u-u-u-u”” (““u”' trong từ bu) (âm trung).
- Âm ““s-s-s-s-s”” (xì xì) (âm cao).
Với âm thanh nhỏ nên càng nói nhỏ càng tốt. Đề nghị một người bình thường lắng nghe và nói cho bạn biết là họ có thể nghe thấy âm thanh này khi bạn nói nhỏ không.
Bài kiểm tra này được thực hiện giống như cách kiểm tra độ lớn và cao độ. Bạn có thể bắt đầu từ những âm thấp nhất “mumumum", phát ra âm thanh nhỡ trong khoảng từ 3-4 giây từ phía sau tai trái của trẻ. Tiếp tục như vậy - đi từ âm thanh nhỏ đến âm thanh lớn, từ tai trái rồi sang tai phải, âm trầm cho đến âm cao. Cẩn thận đừng nâng cao độ khi bạn đang tăng độ lớn của âm thanh.
TRẺ EM CŨNG CÓ THỂ GIÚP ĐƯỢC
Trẻ em cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ta kiểm tra thính lực của chính anh chị em mình và những trẻ khác trong cộng đồng.
Làm thế nào để kiểm tra thính lực cho trẻ từ 4 tháng trở lên
- Một cháu nhỏ có thể đi rón rén phía sau em bé và lắc cái hộp hay quả bầu có đựng đá sỏi ở trong. Phải đảm bảo không để cho em bé nhìn thấy. Lắc hộp từ phía sau đầu trẻ, lúc đầu ở bên này rồi chuyển sang bên kia, xem em bé có tỏ ra ngạc nhiên không.
- Gọi tên của em bé từ nhiều góc trong phòng, xem em bé có phản ứng dưới bất kỳ hình thức nào không.
Một số cách thức kiểm tra thính lực của trẻ nhỏ
Trò chơi: Con gì?
Để một trẻ đóng vai là người nói, còn những trẻ nhỏ hơn khác xếp thành hàng và đứng cách người nói chừng 4 mét. Đứng sau mỗi trẻ nhỏ là một trẻ lớn hơn, tay cầm bút chì và giấy.
Lúc đầu, người nói dùng giọng nói thật to để gọi tên một con vật quen thuộc.
Trẻ nhỏ hơn nói thầm tên con vật mà trẻ nghe thấy với anh/chị đứng sau mình. Trẻ lớn ghi lại trên mẩu giấy.
Sau đó, người nói gọi tên những con vật khác, mỗi con vật lại nói nhỏ dần đi cho đến khi chỉ như người nói thầm. Trẻ lớn ghi lại những tên con vật mà trẻ nhỏ nói lại cho mình.
Sau khi người nói đã gọi tên khoảng 10 con vật và những từ mà trẻ nhỏ nhắc lại cũng được ghi lại, hãy so sánh các bảng thống kê ấy với nhau, trẻ nào không nghe được nhiều từ như những bạn khác hay không nghe đúng có thể là có vấn đề về thính lực.