Hesperian Health Guides

Các chứng bệnh ở trẻ nhỏ

Trong chương này:

Nhiễm trùng ở trẻ nhỏ do các bệnh như bệnh sốt rét, bệnh sởi, quai bị, hoặc viêm màng não có thể làm tổn thương dây thần kinh thính giác. Đôi khi chỉ một tai bị ảnh hưởng nhưng bệnh viêm màng não thường tác động tới cả hai tai. Để biết thêm thông tin về các chứng bệnh này, xin xem sách của Nhà xuất bản Hesperian Nơi không có bác sĩ.

Ngăn ngừa các chứng bệnh ở trẻ nhỏ nhờ tiêm phòng

Tiêm phòng cho trẻ chống lại các chứng bệnh ở trẻ nhỏ - đặc biệt những bệnh có thể gây tật điếc như bệnh sởi, quai bị, rubella. Tiêm phòng vắc xin thường miễn phí. Tiệm phòng cho trẻ tốt hơn là điều trị bệnh khi trẻ đã bị ốm.

Nếu nhân viên y tế không tiêm phòng ở làng của bạn, hãy đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất. Hoặc hãy kết hợp với người khác trong khu vực đưa nhân viên y tế tới cộng đồng của bạn. Tiệm phòng giúp cứu vãn sự sống và thính lực - một việc làm dễ thực hiện.


ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH Ở TRẺ NHỎ

Trẻ cần nằm trên giường, uống nhiều nước và nước trái cây, và ăn các thức ăn đủ dinh dưỡng. Nếu trẻ không thể bú mẹ hãy cho trẻ uống sữa mẹ bằng thìa.

Nếu bị sốt:
Cho uống paracetamol (acetaminophen).
Nếu chất lỏng bắt đầu chảy ra khỏi tai:
Cho uống kháng sinh giống như đối với nhiễm trùng cấp tính.
Nếu các dấu hiệu nhiễm trùng tai cấp tính nặng hơn:
Xem cách chữa trị.
Nếu trẻ bị tiêu chảy
Cho uống rehydration từng ngụm nhỏ, 1 cốc sau mỗi lần đi ngoài ra nước (tiêu chảy).
Trong 1 lít nước sạch, trộn nửa thìa cafe muối với 8 thìa cafe đường. Hoặc nấu cháo 1oãng với 1 lít nước sạch, nửa thìa muối và 8 thìa cafe bột ngũ cốc (bột gạo, bột ngô, bột mì, kê hoặc khoai tây nấu chín nhừ).
Nếu các dấu hiệu viêm phổi, viêm màng não hoặc đau trầm trọng ở trong tai hoặc bụng tồi tệ hơn, hãy đến các cơ sở y tế.


Bệnh sởi

A boy with a skin rash.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiễm trùng tai ở nhiều trẻ. Bệnh sởi có thể làm tổn thương tai trong và cũng có thể làm nhiễm trùng tai giữa, có mủ ở tai và tạo ra một lỗ thủng ở màng nhĩ. Một vài trẻ có thể bị viêm não, viêm não có thể dẫn tới các cơn đau và làm cho trẻ bị điếc.

Đôi khi có những chấm nhỏ màu den do chảy máu trong da. Điều này có nghĩa là nhiễm trùng rất nặng. Hãy đến cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Phòng ngừa:
A man speaking as he sits with his wife and 2 children.
Lan không đến trường cho đến khi Thúy đỡ hơn.

Trẻ ở các gia đình khác không nên đến nhà có người bị sởi. Họ nên cách ly trẻ bị sởi với anh chị em của chúng. Để ngăn ngừa bệnh lây truyền, trẻ trong một gia đình có người bị sởi không nên đi học, đến cửa hàng, cửa hiệu, hoặc những nơi công cộng khác trong vòng 10 ngày, thậm chí ngay cả khi chúng không bị ốm.

Cần bảo vệ cẩn thận những trẻ yếu, suy dinh dưỡng hoặc bị lao hoặc nhiễm HIV/AIDS khỏi bệnh sởi. Vì nó đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ này.

Bệnh quai bị

A boy with swelling on his neck.

Bệnh quai bị bắt đầu bằng việc sốt, và đau khi mở miệng hoặc khi ăn. Hai ngày sau bắt đầu sưmg lên một bên cổ. Đôi khi quai bị có thể gây ra mất thính lực nặng thường chỉ ở một bên tai. Chỗ sưng lên sẽ tan đi sau khoảng 10 ngày mà không cần uống thuốc. Nếu đau hoặc sốt, hãy cho uống paracetamol (acetaminophen). Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, nhiều dinh dưỡng và giữ cho miệng trẻ sạch. Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu các dấu hiệu viêm màng não xuất hiện.

Bệnh sốt rét

Trẻ bị ốm nặng do sốt rét có thể bị điếc. Bệnh sốt rét là một bệnh nhiễm trùng máu, do muỗi truyền bệnh gây lạnh và sốt cao (40°C hoặc cao hơn). Đôi khi, tật điếc có thể mất di trong 2-3 ngày, nhưng trẻ bị ốm vì sốt rét yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng tai hơn, điều này có thể cũng gây ra tật điếc.

Phòng ngừa:
  • Che chỗ ngủ cho trẻ hoặc sử dụng màn hoặc che một lớp vải mỏng lên giường và nôi. Màn là công cụ hữu hiệu nhất ngăn các loại sâu bọ cắn, đốt.
  • Tránh để nước đọng để muỗi có thể đẻ trứng gây bệnh sốt rét. Hãy đổ nước trong can, thùng, lọ hoặc những chiếc lốp cũ đã đọng nước đi. Khơi thông hoặc 1ấp, hoặc thả cá vào ao nước, hoặc đầm lầy. Lấp bằng các vỉ tre dày đổ đầy cát.
  • Ngăn ngừa hoặc giảm các ảnh hưởng bằng cách uống thuốc phòng sốt rét.

Nếu nghi ngờ bị sốt rét hãy điều trị thật nhanh. Việc này sẽ tránh việc lây truyền bệnh sang người khác.

Bệnh viêm màng não

Viêm màng não (viêm não) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, não có thể lan tới dây thần kinh thính giác và gây điếc. Hoặc nhiễm trùng tai có thể dẫn tới não và gây viêm màng não. Viêm màng não có thể bắt đầu sau một chứng bệnh khác ở trẻ nhỏ như sởi, quai bị, ho nhẹ hoặc nhiễm trùng tai. Nó cũng có thể do virút (virus) gây ra.

Các dấu hiệu viêm màng não:
Thóp phồng lên
(trẻ dưới 1 tuổi)
A baby with a swelling on top of his head.
Image of a baby describing the below.
cổ cứng
đau lưng,
đầu gối co lên

Các đấu hiệu viêm màng não là đau đầu nặng và sốt. Trẻ có thể buồn ngủ và đau từng cơn hoặc co giật. Đôi khi buồn nôn và phát ban. Trẻ bị viêm màng não dễ bị ngất (bất tỉnh nhanh chóng).


Hãy đến cơ sở y tế thật nhanh - tính từng phút. Hãy cho trẻ tới bệnh viện.

Để điều trị viêm màng não trong quá trình đưa trẻ đến bệnh viện
Tiêm một trong những hỗn hợp thuốc sau đây vào bắp hay vào tĩnh mạch của trẻ. Chỉ có các nhân viên y tế được huấn luyện chuyên nghiệp mới thực hiện được mũi tiêm tĩnh mạch. Nếu không có nhân viên y tế, tốt nhất nên tiêm bắp tay cho trẻ.
HCWD Ch15 Page 204-3.png
  • ampicillin và ceftriaxone

Hòa tan 500 mg bột ampicillin với 2.1 ml nước cất pha tiêm. Dung dịch tiêm sẽ có nồng độ 500 mg trên 2.5 ml.

Hòa tan 1 gram bột ceftriaxone với 3.5 ml nước cất. Dung dịch tiêm sẽ có nồng độ 1 g trên 4 ml.
ampicillin tiêm 50 mg trên mỗi kg, 4 lần 1 ngày, uống ít nhất trong vòng 5 ngày.
ceftriaxone tiêm 100 mg trên mỗi kg, 1 lần 1 ngày, uống ít nhất trong vòng 5 ngày.
Nếu không biết cân nặng của trẻ, xác định liều lượng theo độ tuổi:
Trẻ từ 2-12 tháng tuổi tiêm 2 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,
2 ml ceftriaxone 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi tiêm 3 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,

4 ml ceftriaxone 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.

Trẻ từ 4-5 tuổi tiêm 5 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,

6 ml ceftriaxone 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.

Chú ý: Không cho uống ceftriaxone cho trẻ dưới 1 tháng.
Hoặc
  • ampicillin và gentamicin
Hòa tan 500 mg ampicillin với 2.1 ml nước cất pha tiêm. Dung dịch sẽ có nồng độ 500 mg trên 2.5 ml. Dùng 2 ml gentamicin chưa hòa tan để có dung dịch với nồng độ 40 mg trên mỗi lm.
ampicillin tiêm 50 mg trên mỗi kg, 4 lần 1 ngày và uống ít nhất trong 5 ngày,
gentamicin tiêm 7.5 mg trên mỗi kg, 1 lần 1 ngày và uống ít nhất trong 5 ngày.
Nếu không biết cân nặng của trẻ, xác định liều lượng theo độ tuổi:
Trẻ từ 2 đến 4 tháng tiêm 1.5 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,
1 ml gentamicin 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.
Trẻ từ 4 đến 12 tháng tiêm 2 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,

1.5 ml gentamicin 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi tiêm 3 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,
2 ml gentamicin 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.
Trẻ từ 4 đến 5 tuổi tiêm 5 ml ampicillin 4 lần 1 ngày,

3 ml gentamicin 1 lần 1 ngày, tiêm ít nhất trong vòng 5 ngày.

Chú ý: Gentamicin là loại kháng sinh mạnh thuộc họ aminoglycoside. Chỉ có thể sử dụng gentamicin bằng cách tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có thể ảnh hưởng đến thận và thính giác, nên chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu không có các loại thuốc trên
  • Dùng benzylpenicillin chloramphenicol tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho trẻ
benzylpenicillin 125,000 đơn vị trên mỗi kg, cách 4 tiếng tiêm 1 lần (6 lần 1 ngày) tiêm tối đa 14 ngày.
Không dùng quá 4,000,000 đơn vị trong mỗi lần tiêm.
chloramphenicol tiêm 25 mg trên mỗi kg, 4 lần 1 ngày, dùng tối đa trong vòng 14 ngày. Không dùng quá 1g trong mỗi lần tiêm. Ngay khi trẻ có dấu hiệu thuyên giảm, cho trẻ dùng chloramphenicol qua đường miệng với liều lượng tương tự thay vì tiêm, nhưng không uống quá 750g mỗi lần.
Chú ý: Chỉ dùng chloramphenicol trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng như viêm màng não khi không có sẵn các loại thuốc khác.

Bệnh vàng da

A woman breastfeeding a baby while another woman looks on.

Đôi khi da trẻ có thể bị vàng ngay sau khi sinh. Trẻ từ 2 đến 5 ngày tuổi nếu thể trạng tốt và vẫn bú mẹ bình thường thì vàng da một chút vẫn được coi là bình thường. Người mẹ nên thường xuyên cho con bú và cho trẻ ra nắng nhiều. Bệnh vàng da có thể nghiêm trọng hơn nếu màu vàng bắt đầu từ ngày đầu tiên sau sinh, nếu nó lan ra tay và chân, hoặc nếu trẻ ngủ không bình thường và bú kém. Hãy đến cơ sở y tế để được trợ giúp. Bệnh vàng da nặng có thể nguy hiểm và cũng có thể gây mất thính lực.

HIV/AIDS

Trẻ nhiễm HIV/AIDS kém sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng. Sự mìễn dịch kém hơn dẫn tới rủi ro bị nhiễm trùng tăng lên như bệnh CMV, bệnh giang mai, bệnh lao (TB) và một số dạng viêm màng não. Tất cả những bệnh này có thể làm tổn thương tai.