Hesperian Health Guides

Nhiễm trùng tai

Trong chương này:

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được chữa trị, chúng có thể gây nên mất thính lực vĩnh viễn. Nhiễm trùng tai thường có nguyên nhân ban đầu là nhiễm trùng mũi và họng. Nhiễm trùng đi từ họng dọc theo ống dẫn lên tai giữa.

A woman and her little girl.

Trẻ rất dễ bị bệnh nhíễm trùng này vì ống dẫn giữa họng tới tai ngắn hơn của người lớn. Khi tai bị nhiễm trùng, chất dịch và chất nhiễm trùng không thể thoát ra khỏi tai giữa. Và nếu trẻ bị lạnh, ống dẫn từ họng lên tai giữa thường bị tắc. Khi trẻ lớn hơn và khoẻ hơn, chúng tăng khả năng đề kháng và ít bị nhiễm lạnh và nhiễm trùng họng hơn.

NHIỄM TRÙNG TAI CẤP TÍNH

Nhiễm trùng tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có thể quấy khóc và bị sốt. Thường thì nhiễm trùng trở nên tốt hơn trong 1 hoặc 2 ngày mà không cần điều trị. Một viên thuốc giảm đau sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không chữa khỏi được bệnh nhiễm trùng này. Đôi khi cần một liều kháng sinh để chữa bệnh nhiễm trùng này. Màng nhĩ có thể rách và mủ chảy ra qua một lỗ nhỏ, lỗ này thường liền lại rất nhanh.

NHIỄM TRÙNG TAI LÂU DÀI (MÃN TÍNH)

Khi bệnh nhiễm trùng tai cấp tính lặp đi lặp lại mà không được chữa trị, nhiễm trùng sẽ thành bệnh mãn tính. Nhiễm trùng tai kéo dài nếu có mủ chảy ra từ tai và chảy mủ kéo dài trong 14 ngày hoặc lâu hơn. Điều này có thể làm tổn thương màng nhĩ. Màng nhĩ có thể bị kéo vào trong hoặc có một lỗ thủng không thể liền lại được. Cả hai vấn đề này đều dẫn tới nhiễm trùng và chảy mủ nhiều hơn.

A woman touching her son's ear.

Nếu không được chăm sóc y tế thích hợp và sớm, trẻ có thể bị suy giảm thính lực, bị choáng, yếu một bên mặt hoặc áp-xe sau hoặc dưới tai. Đôi khi, nhiễm trùng tai cũng có thể gây ra các biến chứng nặng nề như áp-xe não hoặc viêm màng não.

Trẻ em nghèo bị mất thính lực vì nhiễm trùng tai nhiều hơn vì các nguyên nhân khác. Mất thính lực do nhiễm trùng tai có thể được phòng ngừa bằng cách cải thiện tình trạng sức khoẻ chung, điều kiện sống và tiếp cận với chăm sóc y tế. Mọi cộng đồng đều cần có những người được đào tạo để phát hiện nhiễm trùng tai sớm, hoặc có các trạm xá, bệnh viện để thu nhận bệnh nhân và có mức chi phí vừa phải.

Mủ tai

Đôi khi sau khi bị nhiễm trùng tai đột ngột, những chất dịch đặc, dính đọng lại và dính chặt vào tai giữa (được gọi là mủ tai). Mủ tai thường không đau và dịch chảy ra ngoài theo ống dẫn tới mũi sau một vài tuần, nhưng đôi khi kéo dài hàng năm. Mủ tai thường ở cả hai tai và làm cho trẻ điếc một phần cho đến khi khỏi. Hầu hết các trường hợp mủ tai sẽ liền lại mà không cần điều trị. Nhưng nếu bị đau, cần phải uống kháng sinh như đối với nhiễm trùng cấp tính.

A young unhappy boy pulling his ear.
Các dấu hiệu nhiễm trùng tai:
  • Đau - một trẻ nhỏ có thể khóc, bóp một bên đầu, hoặc kéo tai.
  • Sốt khoảng 37,7° C - 40° C.
  • Chảy mũi, đau họng, ho.
An ear with fluid draining from it.
chất
lỏng
  • Dịch có thể chảy ra từ tai. Dịch có mầu vàng, trắng, lỏng hoặc dính. Chất dịch có thể có máu ở trong. Một dòng chất dịch rõ ràng, dính có thể chảy từ lỗ trong màng nhĩ. Chất dịch này có thể ngừng chảy nếu sử dụng thuốc nhưng nó có thể lại xuất hiện khi trẻ bị lạnh hoặc cho tai xuống nước hoặc đi bơi.
  • Một dòng dịch mủ nhẹ có mùi và có màu vàng hoặc xanh có thể chảy từ chỗ bị tổn thương tới màng nhĩ. Có thể phải phẫu thuật để vá màng nhĩ.
  • Mất thính lực - tạm thời hoặc vĩnh viễn - ở một hoặc hai tai.
A girl with swelling behind her ear.
xương chũm
  • Đôi khi buồn nôn và nôn.
  • Đôi khi nhiễm trùng lan tới xương sau tai (viêm xương chũm). Bệnh này gây đau và cần phải uống kháng sinh. Hãy đến bệnh viện ngay!

Các dấu hiệu khác nhau có thể xuất hiện vào những thời điểm khác nhau - ví dụ, có thể không đau nữa khi chất dịch bắt đầu chảy ra ngoài tai.

Kiểm tra tai trong 3 đến 4 tháng sau khi bị nhiễm trùng tai, kể cả khi không thấy đau và kiểm tra thính lực cho trẻ.

Để chữa trị bệnh nhiễm trùng tai cấp tính

Để chữa trị bệnh nhiễm trùng tai cấp tính
Nếu đau và sốt:
  • uống paracetamol (acetaminophen) 3-4 1ần một ngày khi cần.
3 tháng - 1 tuổi 60 to 120 mg
HCWD Ch15 Page 195-1.png
1 tuổi - 5 tuổi 120 to 250 mg
6 tuổi - 12 tuổi 250 to 500 mg
hoặc
  • uống ibuprofen
1 - 2 tuổi 50 mg, 3 - 4 lần/ngày
3 - 7 tuổi 100 mg, 3 - 4 lần/ngày
8 - 12 tuổi 200 mg, 3 - 4 lần/ngày
Lưu ý: không cho uống ibuprofen cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 7 kg.
Đối với nhiễm trùng:
  • Cho trẻ uống amoxicillin qua đường miệng trong vòng 7 đến 10 ngày
Liều lượng 45 đến 50 mg tương đương với 1 kg trọng lượng cơ thể của trẻ, ngày uống 2 lần. Nếu không biết cân nặng trẻ, xác định liều lượng theo độ tuổi:
Trẻ dưới 3 tháng 125 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi 250 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ từ 4 đến 7 tuổi 375 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ từ 8 đến 12 tuổi 500 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ trên 12 tuổi 500 - 875 mg, 2 lần 1 ngày
Tiếp tục cho trẻ uống amoxicillin 24 giờ sau khi không còn tất cả các triệu chứng nhiễm bệnh.
Đối với các ca nhiễm trùng nặng, có thể nhân đôi liều lượng (khoảng 95 mg trên mỗi kg cân nặng), nhưng chia thành 3 lần uống trong ngày.


2 women speaking about a small boy.
Khi nào cháu đỡ hơn?
Thuốc Ibuprofen sẽ giúp cháu đỡ đau trong khi thuốc kháng sinh chữa trị nhiễm trùng.
Phải chắc chắn là cháu uống tất cả các viên kháng sinh nếu không cháu sẽ bị nhiễm trùng trở lại.





Những cách chữa trị khác đối với bệnh nhiễm trùng tai cấp tính
Nếu trẻ dị ứng với penicillin hay biện pháp điều trị không hiệu quả:
  • Cho trẻ uống cefuroxime qua đường miệng trong vòng 10 ngày.
Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi 15 mg trên mỗi kg cân nặng, chia thành 2 lần uống
HCWD Ch15 Page 196-1.png
Nếu không biết cân nặng của trẻ, cho trẻ uống 250 mg, chia làm 2 lần 1 ngày.
Không cho trẻ uống quá 1000mg trong 1 ngày (trong vòng 24 tiếng đồng hồ).
Hoặc
  • Cho trẻ uống cefaclor qua đường miệng trong vòng 10 ngày.
Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên Cho trẻ uống 40 mg trên mỗi kg cân nặng, chia làm 2 lần uống. Nếu không biết cân nặng của trẻ, xác định liều lượng theo độ tuổi:
Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 tuổi 125 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi 250 mg, 2 lần 1 ngày
Trẻ trên 5 tuổi 500 mg, 2 lần 1 ngày
Không cho trẻ uống quá 1000 mg trong 1 ngày (trong vòng 24 tiếng đồng hồ)
Hoặc
  • Cho trẻ uống erythromycin qua đường miệng, trong vòng 7-10 ngày,
Cho trẻ uống 30-50 mg trên mỗi kg, chia thành 2-4 lần uống mỗi ngày. Nếu không biết cân nặng của trẻ, xác định liều lượng theo độ tuổi:
Trẻ sơ sinh 65 mg, 2 lần 1 ngày.
Trẻ dưới 2 tuổi 125 mg, 3 lần 1 ngày.
Trẻ từ 2 đến 8 tuổi 250 mg, 3 lần 1 ngày.
Trẻ trên 8 tuổi 250 đến 500 mg, 4 lần 1 ngày.

Nếu có chất dịch chảy ra từ tai, phải lau ngay nhưng không được ngoáy bất kỳ một cái gì vào trong tai để làm sạch nó. Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Trẻ có thể tắm, nhưng không nên cho tai trẻ xuống nước hoặc bơi ít nhất 2 tuần sau khi trẻ khỏi.

Nếu bạn nghĩ là trẻ có biến chứng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, hãy cho trẻ uống thuốc ngay lập tức.


Để chữa trị bệnh nhiễm trùng tai tái phát hoặc kéo dài
(chảy mủ trong 2 tuần hoặc lâu hơn)
  • Dùng thuốc nhỏ tai có chứa ciprofloxacin, framycetin, gentamicin, gramicidin, neomycin, polymyxin B hoặc ofloxacin trong 1 tuần (2-3 giọt, 3 lần/ngày).
HCWD Ch15 Page 196-2.png
Đôi khi uống kháng sinh kết hợp với nhỏ thuốc cùng một lúc có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Sử dụng kháng sinh giống như đối với nhiễm trùng tai cấp tính.


Thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh không nên sử dụng quá 10 ngày, hoặc lặp lại thường xuyên vì chúng có thể gây mất thính lực. Nhưng nhiễm trùng tai mãn tính có thể gây mất thính lực hơn là nhỏ thuốc kháng sinh.


Nếu tiếp tục chảy mủ hoặc tái phát hoặc nếu không có thuốc kháng sinh loại giọt:
HCWD Ch15 Page 197-1.png
cho mọi lứa tuổi 2 giọt vào tai, 2 lần/ngày trong 2 tuần
sau đó nhỏ 2 giọt vào tai, 1 ngày 1 lần (trước khi đi ngủ), trong vài tuần hoặc vài tháng


Hãy tiếp tục điều trị tương tự như vậy nếu lại bị nhiễm trùng và chảy mủ.

Cán bộ y tế hoặc bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ lau sạch mủ bằng bông trước khi nhỏ thuốc cho trẻ.

Hãy giữ không cho nước vào tai. Cẩn thận lau khô tai hai lần một ngày bằng bông hoặc gạc trong vài tuần (cho đến khi khô).

Đôi khì cần phải phẫu thuật để đìều trị màng nhĩ. Công việc này do bác sĩ trong bệnh viện đã được đào tạo đặc biệt thực hiện, thường cho trẻ ít nhất đã 10 tuổi.

A woman breastfeeding her baby.

PHÒNG NGỪA NHIỄM TRÙNG TAI

Để phòng ngừa nhiễm trùng tai, cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi. Sữa mẹ giúp trẻ chống lại nhiễm trùng. Cho trẻ bú mẹ cũng làm khoẻ các cơ giữ cho ống dẫn giữa họng và tai giữa mở.

Các cách khác giúp phòng ngừa nhiễm trùng tai

A woman using a cup to feed her baby.
  • Nếu một trẻ phải uống sữa từ bình hoặc cốc, hãy giữ cho đầu trẻ cao hơn bụng trẻ khi bạn cho trẻ ăn. Nếu trẻ ăn ở tư thế nằm, sữa có thể chảy từ họng xuống ống dẫn vào tai giữa và gây nhiễm trùng.
  • Hãy dạy trẻ lau mũi thay cho xì mũi. Nếu trẻ xì mũi thì nên làm điều đó một cách nhẹ nhàng.
  • Hãy giữ cho trẻ tránh xa khói càng nhiều càng tốt. Khói có thể làm cho ống dẫn giữa họng và tai giữa sưng lên và đóng lại. Khi đó chất lỏng sẽ bị bít kín trong tai giữa, gây nhiễm trùng.
  • Khi trẻ bị cảm lạnh hãy tìm xem liệu trẻ có bị đau tai không. Hãy giữ trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh càng nhiều càng tốt.