Hesperian Health Guides
Một thứ gì đó ngăn không cho âm thanh qua tai
HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 15 : Tại sao trẻ em bị mất thính lực và chúng ta có thể làm gì ? > Một thứ gì đó ngăn không cho âm thanh qua tai
Mục lục
Trong chương này:
- Chương 15: Tại sao trẻ em bị mất thính lực và chúng ta có thể làm gì?
- Nhiễm trùng tai
- Một thứ gì đó ngăn không cho âm thanh qua tai
- Các chứng bệnh ở trẻ nhỏ
- Thuốc gây mất thính lực
- Sức khoẻ của người phụ nữ có thể làm tổn thương hoặc bảo vệ thính lực của trẻ
- Các tiếng động và chấn thương có thể làm tổn thương thính giác
- Mất thính lực di truyền trong gia đình
- Hãy hành động để đem lại một sự thay đổi
Trẻ có thể mất thính lực tạm thời khi một cái gì đó như ráy tai cứng hoặc một vật lạ gây tắc và không cho âm thanh qua tai.

RÁY TAI BỊT KÍN
Ráy tai giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ráy tai tạo nên một lớp bảo vệ trên lớp da mỏng mảnh trong tai, giúp giữ cho tai sạch, và làm thành một lớp không cho da bị thấm nước. Thông thường, ráy tai dần dần ra khỏi tai, mang theo bụi, bẩn dính trong tai nhưng đôi khi ráy tai rắn lạí bít kín và làm tắc. Điều này có thể xảy ra khi làm sạch tai bằng bông tai (que nhỏ có bông ở cuối) hoặc những vật khác đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai. Ráy tai bịt kín làm cho âm thanh không thể dễ dàng qua tai và có thể gây ra nhiễm trùng. Ráy tai cũng có thể là một vấn đề với trẻ sử dụng máy trợ thính, nên cần kiểm tra tai thường xuyên cho các trẻ này và cần làm sạch máy trợ thính của chúng khi cần thiết.
Các dấu hiệu:
- Một trẻ dường như nghe kém hơn bình thường.
- Đôi khi bạn nhìn thấy ráy tai bịt kín trong tai.
- Đôi khi ráy tai bị kín hoặc nhiễm trùng xung quanh có thể làm cho trẻ đau tai và có mủ chảy ra.
Có một ít ráy tai là bình thường và không nên đụng chạm vào chúng.

CÔN TRÙNG TRONG TAI
Các dấu hiệu:
- Trẻ có thể nói là trẻ có thể cảm thấy hoặc nghe thấy cái gì đó cào, bò, hoặc kêu trong tai.
- Chất lỏng hoặc mủ có thể chảy ra từ trong tai.
- Trẻ có thể nghe kém hơn bình thường ở tai bị đau.
NHIỄM TRÙNG ỐNG TAI DO DỊ VẬT HOẶC NƯỚC TRONG TAI
Nhiễm trùng tai ngoài có thể do có côn trùng, ráy tai, nước hoặc những chất khác vào tai, hoặc do trẻ cào, gãi bên trong tai bằng một cái gì đó (như một cái que nhỏ). Nhiễm trùng ống tai thường phổ biến ở nguòi lớn hơn là trẻ em.
Các dấu hiệu:

- Đau - nếu kéo tai ngoài thấy đau thì có thể có nhiễm trùng tai ngoài.
- Ngứa trong tai.
- Một cảm giác bị tắc hoặc đầy trong tai.
- Ống tai có thể bị sưng lên.
- Trẻ có thể nghe kém ở tai bị ảnh hưởng.
Ngăn ngừa:
Trẻ lớn tuổi hơn có thể giúp chăm sóc tai cho em trai và em gái của trẻ bằng cách kiểm tra đều đặn xem có nhiều ráy tai (hay mủ hoặc những vật khác) trong tai không. Hãy đề nghị trẻ nói cho bạn biết ngay nếu chúng nhìn thấy có gì đó bất thường.
Hãy dạy chúng không bao giờ cho tay hay một vật gì khác vào trong tai để 1ấy vật hay ráy tai ra. Việc này có thể đẩy những vật này vào sâu hơn và làm tổn thương màng nhĩ. Hãy ngăn không cho trẻ ngoáy vào trong tai bằng bất kỳ vật gì vì nó có thể gây nhiễm trùng.
Hãy giữ cho tai trẻ khô. Sau khi tắm hoặc bơi, hãy hướng dẫn trẻ lắc đầu nhẹ để cho nước chảy ra ngoài. Nếu có thể, không cho trẻ bơi hoặc tắm trong nước bẩn hoặc ô nhiễm. Nếu trẻ đã bị nhiễm trùng trước đó, hãy nhỏ một vài giọt cồn tẩy hoặc dấm vào tai trẻ sau khi tắm hoặc bơi.
Nếu nhiễm trùng ống tai do dị vật hoặc nước vào trong tai | ||
---|---|---|
Trộn một thìa dấm với một thìa nước đun sôi để nguội một chút cho đến khi ấm. Nhỏ hỗn hợp đó vào tai 3 hoặc 4 lần một ngày. | ![]() | |
Nếu bị sốt hoặc sưng xung quanh tai: | ||
Cho trẻ uống amoxicillin hoặc các loại thuốc kháng sinh dành cho nhiễm trùng tai cấp tính. (Xem thông tin về liều lượng). | ![]() |
|
Nếu không có các loại thuốc này hoặc nếu trẻ uống thuốc mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày, đưa trẻ đến các trung tâm y tế ngay lập tức. | ||
Nếu có nhiều ráy tai hoặc thứ gì khác trong tai: | ||
Có thể lấy ráy tai bằng cách rửa tai với nước ấm. Sau đó phải giữa tai thật khô ráo. | ||
Nếu tiếp tục bị nhiễm trùng hoặc ngứa sau khi hết đau : | ||
Hãy nhỏ 2 hoặc 3 giọt gentian violet (20% trong 10% cồn) vào tai một lần 1 tuần trong 2 hoặc 3 tuần. | ![]() | |
Lưu ý : Trẻ có thể tắm nhưng không nên để tai trẻ xuống nước hoặc bơi trong 2 tuần sau khi hết nhiễm trùng. |