Hesperian Health Guides
Các tiếng động và chấn thương có thể làm tổn thương thính giác
HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 15 : Tại sao trẻ em bị mất thính lực và chúng ta có thể làm gì ? > Các tiếng động và chấn thương có thể làm tổn thương thính giác
Mục lục
Trong chương này:
- Chương 15: Tại sao trẻ em bị mất thính lực và chúng ta có thể làm gì?
- Nhiễm trùng tai
- Một thứ gì đó ngăn không cho âm thanh qua tai
- Các chứng bệnh ở trẻ nhỏ
- Thuốc gây mất thính lực
- Sức khoẻ của người phụ nữ có thể làm tổn thương hoặc bảo vệ thính lực của trẻ
- Các tiếng động và chấn thương có thể làm tổn thương thính giác
- Mất thính lực di truyền trong gia đình
- Hãy hành động để đem lại một sự thay đổi
Một số trẻ mất sức nghe vì những tiếng động quá lớn hoặc vì chấn thương tai.
TIẾNG ĐỘNG LỚN

Những tiếng động quá lớn như bom, súng, pháo, tiếng động lớn của máy móc, và tiếng nhạc quá to có thể gây tổn thuong tai trong và gây mất thính lực. Mức độ mất thính lực phụ thuộc vào tiếng động của âm thanh đó như thế nào, nó kéo dài trong bao lâu và trẻ nghe nó bao nhiêu lần. Tại các quốc gia bị ảnh hưởng của chiến tranh, nhiều trẻ mất thính lực vì bom, mìn và súng. Tiếng động làm tổn thưong dây thần kinh ở tai trong. Tiếng nổ có thể làm tổn thuong màng nhĩ.
Phòng ngừa:
Hãy cố gắng tránh nhũng tiếng động lớn cho trẻ càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không thể, hãy cố gắng bảo vệ tai của trẻ. Dùng một thứ gì đó dày để bịt tai cho trẻ như một chiếc chăn dày quấn quanh đầu hoặc một cái bao tai dày. Bạn cũng có thể cần bảo vệ chính tai của mình khỏi tiếng động!

CHẤN THƯƠNG
Một trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc chọc thủng một lỗ trong màng nhĩ nếu cho một vật sắc nhọn (như diêm, lông hoặc bút chì) vào tai. Nếu lỗ thủng đó rất nhỏ, màng nhĩ thuờng sẽ tự liền lại và thính lực của trẻ sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu màng nhĩ bị tổn thưong nặng thì sẽ không liền lại được và trẻ có thể bị mất thính lực hoặc bị giảm sức nghe ở bên tai đó.
Vỗ hoặc đấm vào một bên tai có thể làm rách màng nhĩ và gây điếc.
Chấn thương đầu và rạn sọ có thể gây mất thính lực nặng. Tiếng bom nổ và những tiếng động khác có thể làm rách màng nhĩ.
Phòng ngừa:
- Dạy trẻ không cho bất cứ thứ gì vào tai.
- Không bao giờ được đánh vào đầu trẻ và làm mọi cách giảm bạo lực gia đình.