Hesperian Health Guides

Chương 9: Học ngôn ngữ nói

HealthWiki > Giúp đỡ trẻ điếc > Chương 9 : Học ngôn ngữ nói

Trong chương này:

Những trẻ khi vẫn còn nghe và phân biệt được sự khác nhau giữa các từ ngữ hoặc trẻ bị điếc sau khi đã học nói vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ lời nói.

Hầu hết giọng nói của trẻ điếc không giống với giọng nói của trẻ nghe bình thường. Với những người chưa quen với trẻ điếc, việc hiểu được lời nói của trẻ khá khó khăn. Khi bạn dùng ngôn ngữ lời nói với trẻ, trẻ cần sự giúp đỡ thêm để có thể học cách đọc hình miệng và nói rõ ràng. Bạn sẽ đạt được những kết quả tốt nếu bạn và trẻ cùng thích học với nhau. Hãy nhớ rằng, mọi người trong gia đình phải nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt.

Trước tiên, trẻ hiểu từ ngữ mà người khác sử dụng. Sau đó, trẻ bắt đầu sử dụng các từ đó để chỉ người và sự vật trẻ thấy hàng ngày và quan trọng với trẻ. Tiếp theo đó, trẻ học nhiều loại từ ngữ khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ học cách nói thành câu. (Xem Chương 3 để biết những hướng dẫn dạy trẻ học ngôn ngữ).

Cách thu hút sự chú ý của trẻ

Con bạn cần phải được nhìn hình miệng chuyển động như thế nào để hiểu được từ. Đảm bảo rằng trẻ nhìn bạn khi bạn nói với trẻ.

Nếu trẻ đáp lại tiếng gọi tên mình, hãy tận dụng cơ hội đó để thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu trẻ không phản ứng lại, hãy dậm chân lên sàn nhà để trẻ cảm nhận sự rung động.

A woman speaking to her daughter, who is turned away from her.
Lan?
A woman speaking to her daughter, who is now facing her.
Lan ơi, con đang uống nước à? Cho mẹ uống với nhé!

Cách duy trì hứng thú của trẻ

A small girl and her mother sitting across from each other touching hands.
Ngồi đối diện với trẻ khi nói chuyện ở chỗ đủ ánh sáng để trẻ có thể nhìn mặt bạn.
  • Hãy nói về những điều mà trẻ biết và nhìn thấy như chân, tay, quần áo, đồ chơi của trẻ.
  • Nói về những gì làm trẻ thích thú. Nếu trẻ thích ô tô, hãy nói về ô tô. Nếu trẻ thích chơi với búp bê, nói với trẻ những gì cần làm với búp bê.
  • Nói thường xuyên, không chỉ trong giờ nói chuyện. Trẻ có thể không hiểu điều bạn nói, nhưng việc này giúp trẻ nhận thức thêm về ngôn ngữ.
  • Cố gắng giảm tiếng ồn xung quanh trẻ. Nhớ rằng phải nói gần trẻ. Nếu một bên tai của trẻ nghe tốt hơn, hãy nói gần tai đó.
A man speaking as he hands a coat to his small child.
Trời lạnh. L..ạ..n..h. Con cần mặc áo vào.
Phát âm lặp lại từ mà bạn đã chọn càng thường xuyên càng tốt. Cũng nên phát âm rành rọt từ đó, chẳng hạn: "l..ạ..n..h".

Cách dạy trẻ học tiếng nói

Với những trẻ nghe bình thường, để trẻ học nói, đơn giản chỉ cần nói với trẻ. Nhưng để một trẻ nghe kém học nói, trẻ cần nghe và nhớ điểm phân biệt các âm thanh tiếng nói tạo thành từ ngữ. Vì thế, bên cạnh việc nói tự nhiên với trẻ, bạn cần phải dạy trẻ nghe và sử dụng tiếng nói cụ thể.

Mỗi ngôn ngữ đều có âm dễ, âm khó đối với trẻ. Trước tiên dạy trẻ những âm đơn giản (ví đụ : dạy âm “ma” trước âm “ra”).

Tùy khả năng của trẻ, khoảng hai tuần một lần, chọn một âm cụ thể và sử dụng âm đó thường xuyên - trong hội thoại, trong lúc chơi. Nói với những người khác để họ cũng dùng từ này.

A woman looking into a mirror.
Từ “bé”, “mẹ” có hình miệng rất giống nhau.

Cách giúp trẻ học nhũng từ đầu tiên

Con bạn phải học cách nhìn hình miệng và nghe chăm chú. Vì thế, tốt nhất mỗi lần chỉ nên dạy trẻ một vài từ.

Hãy tự nhìn hình miệng bạn trong gương hoặc nhìn miệng người khác khi họ nói để biết loại âm thanh nào có thể thấy rõ qua hình miệng. Đôi khi có một số âm có hình miệng giống nhau. Bạn sẽ dễ nhận thấy việc phân biệt từ thông qua đọc hình miệng sẽ khó như thế nào.

Để giúp trẻ học một từ:

  1. Chọn những từ dễ đọc hình miệng. Có những âm mà hình miệng đọc dễ hơn những âm khác. Chẳng hạn như âm “b”, lúc bắt đầu thì mím môi lại sau đó mở miệng ra, là âm dễ thấy nhất.

  2. A child speaking while playing with 2 other children.
    Nào, bây giờ mình chơi bóng đi. Đưa cho chị qủa bóng.
  3. Chọn những từ dễ nghe. Có một số âm bản thân nó nghe to hơn những âm khác. Những âm to nhất là “a” trong từ “ma..ma..ma” hoặc “ba..ba..ba ”, hoặc âm “i” trong từ “đi”. Bắt đầu học từ những từ này rất tốt.

  4. A man speaking as he rolls a ball to a boy.
    Bây giờ ông lăn bóng này!
    Bo..
  5. Những từ ở đầu hoặc ở cuối câu thường dễ nghe nhất.

  6. Để trẻ học từ, bạn phải dùng từ đó lặp lại hàng trăm lần. Vì thế chọn những từ thường xuyên xuất hiện hàng ngày khi nói chuyện.

  7. Dùng một từ lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng một tình huống. Hãy lặp lại khi có thể, trẻ nhỏ thích như thế.

  8. Nói rõ ràng. Chú ý đến phát âm, nhưng không quá cường điệu, chủ ý đến chuyển động của môi.

  9. Lập một danh sách ngắn các từ thường nói mà bạn muốn trẻ học và nói với mọi người trong gia đình để cùng sử dụng những từ đó. Nhớ chọn những từ dễ nhìn hình miệng.
A man sitting at a table talking across the room, observing his wife talk to their son while she holds his hand. The little boy is holding a jacket.
Mặc áo vào, con!
Mặc áo của con vào đi!
Mọi người nên nói cùng một từ để chỉ những vật có thể có tên gọi khác nhau. Chẳng bạn “áo” dùng cho “áo khoác”.

Khi bạn đã chắc chắn là trẻ hiểu những từ bạn nói, dạy trẻ thêm các từ khác, nên dạy những từ có phát âm khác những từ đã học trước đó. Khi dạy trẻ những từ mới, vẫn phải luyện tập nói những từ cũ.

CON BẠN CẦN BIẾT NHIỀU TỪ KHÁC NHAU

Ngoài việc học gọi tên mọi người và các sự vật, con bạn cần học thêm nhiều loại từ khác. Điều này giúp trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh và chuẩn bị cho trẻ học nói thành câu. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ luyện tập thường xuyên những kĩ năng sau:

A woman speaking to her son; 2 other children are close by.
Ni-sa and Mô-si đang ở đây. Chào hai bạn đi con!
  • gọi tên mọi người
    (tên riêng của mỗi người)
A boy speaking to a small boy who is being held on top of a motorcycle by an older girl.
Zìn..
zìn..zìn...
A, em có thể lái xe giống bố!
  • nói những động từ chỉ hành động
A woman carrying a baby speaking to her daughter.
Đúng đấy! Em bé đang đói. Lúc nào đói là em lại khóc đòi ăn.
  • nói những từ miêu tả
A woman holds her newborn while a man speaks to his older daughter.
Trông con vui thế! Có em trai nên con thấy vui lắm phải không?
  • nói những từ chỉ cảm xúc

Việc biết các từ “gọi tên”,từ “chỉ hành động”, từ “miêu tả” và những từ “chỉ cảm xúc” giúp trẻ nói và hiểu được thế giới xung quanh.

Khi trẻ biết nghĩa của từ, trẻ có thể so sánh chúng, phân loại theo thứ tự, giải quyết các vấn đề và miêu tả cảm xúc. (Xem Chương 7 để có thêm thông tin về việc phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ).

Cách khuyến khích trẻ nói từ

Nếu trẻ có khó khăn khi nghe tiếng nói, trẻ có thể học cách nhìn vào hình miệng để biết cách tự mình phát âm. Điều quan trọng cần phải nhớ là có rất nhiều từ có hình miệng giống nhau.

  1. Khuyến khích trẻ nói từ trong khi chơi. Ngồi đối diện với trẻ nơi có đủ ánh sáng và cho trẻ thấy những điều trẻ thích, chẳng hạn đưa ra đồ chơi trẻ yêu thích. Khích lệ trẻ nhìn môi bạn chuyển động khi gọi tên đồ chơi. Lặp lại từ một vài lần.
  2. Yêu cầu trẻ bắt chước bạn.
    A woman speaking to her son, who holds up a ball.
    Qủa bóng! Đó là bóng của con à? Qủa bóng đẹp lắm!
    Bạn cần phải nói rõ ràng và nói một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ đọc hình miệng của nhiều người khi nói cùng một từ được rõ.
    A woman and her son speaking to each other.
    Con
    nói
    "bóng" đi?
    Bóng!
  3. A woman and her daughter looking into a mirror and speaking.
    Giầy.
    Gi..
  4. Cùng trẻ ngồi trước gương để trẻ có thể thấy cả hai khuôn mặt. Cho trẻ thấy một vật. Gọi tên đồ vật, sau đó bảo trẻ gọi lại.

  5. Lặp lại những bước làm như trên với nhiều từ khác nhau, đặc biệt chú ý vào những từ chỉ sự vật mà trẻ thích.


Nếu con bạn nói từ không chính xác, hãy nhớ rằng, trẻ không thể nghe chính xác từ được phát âm thế nào. Lúc đầu, bạn có thể không hiểu trẻ đang nói gì. Nhưng hãy khích lệ trẻ và đừng quá lo lắng về việc này.

A man pointing to a cup and speaking to his daughter, who answers.
Nga, con có muốn một ít không? Cái này gọi là gì?
Sữa

Khuyến khích trẻ thể hiện những nhu cầu đơn giản

Khi trẻ muốn điều gì đó, trẻ sẽ sẵn sàng học từ giúp trẻ đạt được điều trẻ muốn hơn.

  • Mỗi khi trẻ có vẻ muốn cái gì, hãy khích lệ trẻ dùng từ để nói lên điều trẻ muốn.

Cách khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi đơn giản

Đặt câu hỏi cho trẻ là cách tốt để khích lệ trẻ nói. Hãy nhớ thể hiện trên khuôn mặt (như nhíu mày hoặc tạo vẻ bối rối) và sự chuyển động cơ thể (nghiêng đầu) để trẻ biết bạn đang hỏi trẻ.

  • Lúc đầu, cố gắng hỏi trẻ những câu hỏi mà câu trả lời là “có”, “không”. Khi trẻ lắc đầu hoặc gật đầu thể hiện “không” hoặc “có”, hãy gợi ý cho trẻ nói từ để thể hiện điều đó.


A girl holds her nose and points as she questions her little brother.
Em tè dầm rồi à?
A girl speaking to her little brother.
Em không tè dầm à? Nga, nói "không" ̣đi. "Không"!


A man questions his little boy, who answers.
Con tìm cái gì thế?
Con
ếch.
  • Hỏi những câu chỉ cần dùng 1 từ để trả lời.


  • Hỏi trẻ những câu hỏi lựa chọn như: “Con ăn cam hay ăn bánh?” để trẻ lựa chọn trả lời.


Nếu trẻ trả lời, hãy khen ngợi trẻ. Nếu trẻ không trả lời :

  • có thể trẻ không hiểu từ bạn nói
  • có thể trẻ không hiểu rằng phải trả lời khi có câu hỏi


Bạn có thể dạy trẻ trả lời bằng cách trả lời trước cho trẻ thấy. Sau đó trẻ sẽ hiểu.

A woman holding a sock and speaking to her little girl.
Chiếc tất kia đâu rồi?
A woman speaking to her little girl.
Trên giường, chiếc tất ở trên giường.


A small child holding a bowl speaking to her older sister.
Cơm?
  • Tạo ra các tình huống để trẻ phải hỏi. Ở đây, chị gái An đưa cho An một cái bát không và đợi em hỏi xin cơm.

Giúp trẻ chú ý phát âm từ ngữ như thế nào

A woman speaking to her little girl, who is standing on a chair reaching for a bowl.
Không, Minh!
Lắng nghe giọng điệu lời nói và sự nhấn mạnh vào từ "không" của mẹ, Minh biết mẹ muốn gì.

Mỗi khi nói, người ta có xu hướng nhấn mạnh hơn vào một số từ (những từ nói to hơn), nói một số từ với tốc độ nhanh hơn (giọng điệu) và thay đổi độ cao thấp của giọng nói (cao độ). Mọi người cũng thể hiện cảm xúc của mình bằng giọng nói. Những cách nói khác nhau này đều bổ sung thêm thông tin vào lời nói.

Giúp trẻ nói theo nhiều cách khác nhau

Ngay khi trẻ học nghe và chú ý đến những cách nói khác nhau về sự vật, trẻ cần học nói theo những cách khác nhau đó

  • Chơi những trò chơi khuyến khích trẻ nói lên cảm xúc
A small boy and his mother playing with blocks.
A small boy and his mother speaking as they knock down blocks.
Rầm! Tất cả đổ xuống!
Rầm!
Đổ xuống!
  • Khuyến khích trẻ hát, điều này giúp trẻ tạo giọng cao thấp và thay đổi giọng điệu của lời nói.
A man and his 2 children singing together.
Meo meo meo, rửa mặt như mèo...

Cách giúp trẻ làm theo những yêu cầu đơn giản

Khi trẻ biết phân biệt tên gọi các đồ vật, mọi người và các hoạt động, trẻ bắt đầu hiểu những yêu cầu của bạn. Hãy bắt đầu bằng những yêu cầu đơn giản. Nhấn mạnh vào những từ mà trẻ đã biết và sử dụng cử chỉ điệu bộ để thể hiện yêu cầu rõ ràng hơn. Đảm bảo bạn đã cho trẻ đủ thờí gian để trả lời. Nhắc lại yêu cầu nếu cần thiết.

Trước tiên, nêu yêu cầu về người và vật mà trẻ thấy xung quanh. Sau đó đưa những yêu cầu về người hoặc vật mà trẻ không nhìn thấy.
A woman working on a field speaks to her son.
Chi, mặc áo vào con!
A man speaking to his little boy.
Đi dép vào Hà, Con phải đi dép nếu muốn đi chơi.

Những cách khích lệ trẻ học thêm nhiều từ

Cách tốt nhất giúp trẻ học thêm từ là gíao tiếp với trẻ càng nhiều càng tốt - và khích lệ trẻ nói với bạn. Dưới đây là một vài gợi ý để giao tiếp với trẻ hàng ngày:

    A woman speaking to her little girl as she bathes her.
    Đây là đầu gối hả Ma-nu? Đầu gối của con à?
  • Những hoạt động hàng ngày là khoảng thời gian thích hợp để trẻ học từ mới. Những lúc đó sẽ tạo cho trẻ cơ hội thực hành lặp lại các từ nhiều lần.

  • A man speaking to a small girl who answers him.
    Cháu đi chợ mua gì thế? Mua con voi à?
    Không!
  • Tạo ra lỗi sai để trẻ sửa.
  • A small boy and his father singing together.
    Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu Hay sủa.....là con chó vện
    gâu
  • Để trống một từ trong bài hát hoặc bài thơ mà trẻ thường nghe. Khuyến khích trẻ nói ra từ bị thiếu.

Sau khi nói những từ đơn, trẻ bắt đầu kết hơp các từ với nhau để thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh. Đầu tiên, trẻ kết hợp 2 từ, sau đó là 3 từ, cuối cùng là các cụm từ.

Biết kết hợp từ thành cụm từ là một bước tiến lớn đối với trẻ. Nó giúp trẻ nói được nhiều hơn về mọi người và sự vật xung quanh. Đầu tiên trẻ phải học cách hiểu mọi người làm điều đó như thế nào trước khi trẻ có thể tự mình làm được điều đó.