Hesperian Health Guides

Dạy cha mẹ trẻ điếc ngôn ngữ kí hiệu

Trong chương này:

Những người sử dụng ngôn ngữ kí hiệu như là ngôn ngữ mẹ đẻ có thể dạy cha mẹ trẻ giao tiếp với con họ nếu trẻ bị điếc.

Dưới đây là câu chuyện kể về một nhóm những bà mẹ người Ấn Độ sống ở Anh có con bị điếc, đã học ngôn ngữ kí hiệu Anh từ một giáo viên điếc. Trước khi họ học kí hiệu, họ và những đứa trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp vì khó hiểu nhau. việc học ngôn ngữ kí hiệu đã làm thay đổi điều này.

Kí hiệu giúp vượt qua rào cản ngôn ngữ

Li-sa là một phụ nữ người Anh bị điếc bẩm sinh. Sau khi học xong khoá huấn luyện giáo viên, cô tìm được công việc dạy trẻ điếc. Một phần công việc của cô là giúp đỡ các bà mẹ của trẻ điếc học ngôn ngữ kí hiệu. Trong số những nhóm đó có nhóm những phụ nữ Ấn Độ, những người không nói tiếng Anh. Đầu tiên, việc giao tiếp giữa Li-sa với các bà mẹ rất khó khăn. Li-sa dùng ngôn ngữ kí hiệu Anh và phải có một giáo viên khác giúp phiên dịch sang tiếng Anh. Sau đó lại phải có một giáo viên khác phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pun-gia-bi, ngôn ngữ mà các bà mẹ đó đang sử dụng.

A woman signing to another woman.
Tôi thật vui vì bây giờ A-shi và tôi đã có thể chia sẻ suy nghĩ với nhau...


Lúc đầu, các bà mẹ đó học kí hiệu nói về gia đình. Họ cũng học những kí hiệu mà trẻ học ở trường. Nhờ đó cha mẹ hiểu và có thể giao tiếp vớí con khi chúng ở nhà.

Sau đó, có một người đàn ông đã tham gia và cùng học kí hiệu với nhóm các bà mẹ. Về sau, anh ta dạy những ông bố và anh trai trong nhóm những người đàn ông.

Cha mẹ của những trẻ điếc lớn tuổi trong cả hai nhóm đó đã chia sẻ kinh nghiệm với cha mẹ của trẻ điếc nhỏ tuổi. Điều này đã cho phép họ sử dụng kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu mới để nói về những điều quan trọng.

LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG NGƯỜI LỚN HỌC NGÔN NGỮ KÍ HIỆU

Ngôn ngữ kí hiệu phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn thể hiện những bộ phận trên toàn bộ cơ thể. Cách bạn đứng, những sự thể hiện trên khuôn mặt cũng có thể giao tiếp giống như là bàn tay.

Hãy xem sự thay đổi cách thể híện của Ni-mi khi cô ấy hỏi "Chúng ta nên làm gì?'” bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Vi HCWD Ch8 Page 104-1.png
Vi HCWD Ch8 Page 104-2.png
Vi HCWD Ch8 Page 104-3.png
cái gì? chúng ta làm


Những người điếc thường quan sát sự thể hiện trên khuôn mặt những người mà họ giao tiếp - chứ không chỉ trên bàn tay - cũng giống như người nghe quan sát khuôn mặt người khác khi họ đang nghe.

  • Hãy thể hiện ra bên ngoài những gì bạn muốn nói. Đừng ngần ngại nếu mắc lỗi hoặc trông có vẻ ngớ ngẩn.
A man signing as he shrugs his shoulders and holds out his hands.
Minh và tôi thỉnh thoảng lại làm cho nhau cười rộ lên những khi chúng tôi cố gắng thể hiện những kí hiệu mà chúng tôi không biết. Nhưng càng làm nhiều kí hiệu, chúng tôi càng học được nhiều!
  • Sử dụng bất cứ thứ gì, tất cả những gì có thể để giao tiếp: cử chỉ điệu bộ, sự thể hiện trên khuôn mặt, sự chuyển động của cơ thể, chỉ tay, làm dấu và đánh chữ cái ngón tay (đánh vần mỗi chữ cái bằng một kí hiệu). Cố gắng giao tiếp, truyền đạt ý kiến hoặc một câu đơn giản không chỉ bằng một cách kí hiệu thông thường. sử dụng cả cử chỉ điệu bộ, sự thể hiện của khuôn mặt và chỉ tay. Thậm chí khi bạn không biết hoặc quên mất những kí hiệu thông thường, bạn vẫn có thể giao tiếp với người điếc bằng cách này.
  • Mỗi người học ngôn ngữ kí hiệu theo một cách khác nhau với những nhịp độ khác nhau. Hãy học nhiều tới mức bạn có thể học. Đừng bận tâm tới những gì người khác đã học hoặc không học. Mục tiêu là để giúp con bạn, không phải để ganh đua với người khác.
  • Để thực sự học ngôn ngữ kí hiệu, hãy thường xuyên sử dụng nó với những người điếc biết kí hiệu.
  • Biết biểu lộ bằng nét mặt.


Học ngôn ngữ kí hiệu không dễ dàng chút nào. Nhưng nên nhớ rằng, điều quan trọng đối với con bạn là trẻ có một ngôn ngữ thông dụng để chúng ta có thể chia sẻ. Hãy thường xuyên thực hành ngôn ngữ kí hiệu. Nếu bạn không sử dụng nó, bạn sẽ quên những gì đã biết - cũng giống như với bất cứ thứ ngôn ngữ nào khác.