Hesperian Health Guides

Khuyến khích trẻ phát triển kĩ năng xã hội

Trong chương này:

2 men, a woman and a girl sitting and signing to each other.
Cháu luôn muốn mình giống chị gái lớn.
Em cũng vậy!
Thế cháu có bao nhiêu anh chị em?

Giúp trẻ làm quen với người điếc hoặc nghe kém. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng người nghe kém cũng vẫn có thể thành công và sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự tin cũng như lòng tự trọng. Nếu nhìn thấy họ đang hợp tác, đặt câu hỏi, phản ứng và bày tỏ cảm xúc, trẻ sẽ học được các quy tắc xã hội và phát triển kĩ năng xã hội của bản thân.

A boy speaking to his little brother as they brush their teeth.
Giỏi lắm, Kô-phi. Em tự làm được rồi!

Khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm và tự lập.

A small boy thinking as he gathers wood.
Pha-ma nói
em có thể giúp mẹ rất nhiều. Em cũng biết kiếm củi giúp bà đấy.

Giúp trẻ nhận biết các kĩ năng cần thiết trong cộng đồng mà trẻ đã có. Khuyến khích trẻ phát triển những kĩ năng này hơn nữa.

GIÚP TRẺ BÀY TỎ CẢM XÚC CỦA MÌNH

Trẻ không thể bày tỏ những cảm xúc của mình bằng lời nói, trẻ không có sự lựa chọn nào khác ngoài sự thể hiện bằng hành động. Trẻ có thể đánh, hò hét, hay đá khi bất ổn hoặc tức giận, vì không có cách nào khác để bày tỏ những cảm xúc này. Nếu trẻ thường xuyên chán nản, thô bạo hay giận dữ, bạn cần giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Tìm các cơ hội để dạy trẻ kí hiệu và từ ngữ thể hiện những cảm xúc mạnh. Điều này sẽ giúp trẻ biết và hiểu cảm xúc của mình. Khi đã hiểu, trẻ thấy dễ nói hay ra kí hiệu về những cảm xúc của mình hơn là dùng hành động.

A man speaking to his small boy as 2 men argue near by.
Con nhìn kìa, Mo-se. Hai người đàn ông kia đang giận dữ. Đôi khi con cũng thấy giận dữ khi bạn A-mi làm hỏng đồ chơi của con.

KHEN THƯỞNG NHỮNG HÀNH VI TỐT

Khi cư xử tốt, trẻ sẽ nhận được sự đáp lại của mọi người xung quanh. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu được bố mẹ và mọi người yêu thương, chấp nhận. Trẻ sẽ lặp lại những hành vi giúp trẻ được khen thưởng và chú ý. Một lời khen, một cái ôm hay vỗ vai hàng ngày sẽ là người bạn đồng hành tích cực giúp trẻ có những hành vi mong muốn.

Muốn dạy trẻ điếc hành vi tốt, bạn phải rất kiên trì và vất vả. Nhưng một khi trẻ đã bắt đầu phát triển các kĩ năng xã hội và xử sự tốt, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, tham gia vào cộng đồng và đến trường học.

A woman signing as she and her daughter wash clothes.
Con giỏi lắm,
Si-si!
Mẹ khuyến khích Si-si khi bé cố gắng tự giặt quần áo của mình.
  • Khen ngay khi trẻ vừa làm tốt một điều gì dó.


A smiling girl helps her little brother clap his hands.
  • Khen ngợi khi trẻ có hành vi tốt hơn là chê hành vi xấu. Cười với trẻ hay vỗ về yêu thương khi bạn thấy hài lòng với cách trẻ xử sự.

Trẻ thường tiếp diễn những hành vi có vấn đề vì trẻ bíết rằng làm như vậy trẻ sẽ đạt được cái mình muốn.
Ví dụ:

Ka-mi chơi một mình. Bé cố gắng gọi mẹ đến chơi với mình. Khi mẹ không hiểu điều đó, Ka-mi bắt đầu la hét. Mẹ đến để xem có vấn đề gì. Như vậy, Ka-mí đã đạt được điều nó muốn, đó là sự chú ý của mẹ.
A small boy calling to his mother while she is cooking.
Mẹ!
The boy starts yelling and pounding his toys on the ground while his mother turns around and speaks.
aaaa
aah!
Ka-mi!
Thôi
ngay!
The woman speaking as she approaches to hold her son.
Có gì vậy, Ka-mi? Mẹ đây rồi.
Không chú ý khi Ka-mi đang ngoan... và chú ý khi bé bắt đầu khóc... khuyến khích hành vi xấu.

Nhưng nếu bạn làm ngược lại, chú ý đến trẻ khi trẻ xử sự tốt và không chú ý khi trẻ có hành vi không tốt, tức là bạn đã dạy trẻ rằng hành động xấu sẽ không mang lại cho trẻ cái mà trẻ mong muốn. Ví dụ, mẹ của Ka-mi biết:

A woman speaking as she holds her son, who is playing with spoons and a pot.
Con có giúp mẹ nấu ăn không?
The woman continues cooking while her son yells and pounds the ground with spoons.
aaaa!
aah!
A woman thinking while she observes her son playing with spoons and a pot.
Con ngoan
qúa!
Chú ý khi Ka-mi ngoan... tảng lờ khi bé hét... khuyến khích hành vi tốt.

HÃY ĐỂ TRẺ BIẾT "TẠI SAO"

A man speaking as he holds his boy's hand while walking past chickens.
Hòa, bố bảo không chơi nữa. Nhanh lên!
Hòa có thể đi nhanh hơn nếu bố giảí thích cho bé rằng cả nhà đang đợi hai bố con về ăn bữa tối!

Trẻ sẽ làm một việc gì đó dễ dàng hơn nếu bạn cho trẻ biết tại sao trẻ phải làm điều đó. Nhưng vì trẻ nghe kém không biết đủ từ hay kí hiệu để hiểu “tại sao", nên bố mẹ tìm cách dễ nhất cho mình là yêu cầu trẻ làm. Nếu trẻ không hiểu tại sao mình lại phải làm việc này hay việc kia, trẻ sẽ có cảm giác bất mãn.

HÃY LÀM CHO MỌI VIỆC DỄ DÀNG HƠN

Đối với nhiều trẻ nhỏ, sự chuyển tiếp (thay dổí từ hoạt động này sang hoạt động khác) có thể trở nên rất khó khăn. Trẻ có thể thấy bực tức, thất vọng khi phải đi từ chỗ này sang chỗ khác hoặc phải dừng chơi để đi tắm. Trẻ phải làm quen với một nhịp điệu sinh hoạt thường ngày. Nếu chuỗi nhịp điệu thường ngày không như trẻ mong đợi, nó sẽ cảm thấy không được thoải mái và phải đánh vật với các sinh hoạt thông thường hàng ngày. Còn khi đã quen, mỗi sự thay đổi nhỏ có thể làm cho trẻ cảm thấy không an toàn.

A man speaking as he shows a picture of a bath tub to his small boy.
Giu-li-ô, đã đến giờ đi tắm. Bố đang pha nước ấm cho con đấy.

Trẻ có thể dễ dàng chấp nhận sự thay đổi hơn khi biết mình đang mong đợi cái gì. Tranh ảnh đôi khi có thể giúp bạn trao đổi với trẻ về những hoạt động tiếp nối. Ví dụ, nếu trẻ đang chơi nhưng đã đến lúc phảí đi tắm, bạn có thể đưa cho trẻ xem tranh/ảnh về trẻ lúc đang tắm. Thảo luận nội dung của bức tranh/ảnh sẽ giúp trẻ chuẩn bị tiếp nhận sự thay đổi và chuyển tiếp sang hoạt động mới dễ dàng hơn.

Để việc hòa nhập ở nơi công cộng được dễ dàng hơn, bạn hãy giải thích cho trẻ nơi mà mình cùng đến trước khi đi. Ví dụ, cho trẻ xem cái giỏ sẽ giúp trẻ híểu bạn sắp đi chợ.

Hãy nhớ rằng: sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn khi trẻ lớn hơn.

GIÚP TRẺ HỌC CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH

Một trong những điều quan trọng nhất mà trẻ cần học là nên đưa ra quyết định như thế nào. Nếu bạn hay những người khác luôn bảo trẻ phải làm gì, trẻ sẽ không bao giờ biết tự ra quyết định.

A man thinking as a small daughter looks at food in a market stand.
Hãy xem Viên có hiểu bé có thể chọn cái bánh tròn hoặc cái bánh dài.

Khả năng ra quyết định sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Tự tin sẽ giúp trẻ tham gia đầy đủ vào các hoạt động của cộng đồng và giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn. Bất kỳ khi nào có thể, bạn hãy khuyến khích trẻ đưa ra những lựa chọn đơn giản về điều gì đó mà có tác động đến trẻ. Ví dụ, đôi khi trẻ có thể quyết định nên ăn hay uống gì, mặc gì, khi nào đi ngủ hoặc được chọn làm công việc mà trẻ thích.

Nếu trẻ điếc muốn ra quyết định nhưng không thể nói ra điều mình muốn hoặc thích, hãy cố gắng đặt câu hỏi để giúp trẻ bày tỏ được rằng mình muốn làm gì.