Hesperian Health Guides

Nên kiểm soát hành vi của trẻ như thế nào?

Trong chương này:

Tật điếc không gây ra những hành vi xấu mặc dù trông bề ngoài thì có vẻ là như vậy. Những trẻ nghe kém giao tiếp chủ yếu qua hành vi - cũng giống như một trẻ nghe bình thường nhưng kĩ năng giao tiếp chưa phát triển.

Học cách nhận biết những dấu hiệu thể hiện hành vi có vấn đề đã xuất hiện.


A woman speaking to an unhappy boy; another woman stands near by thinking.
'Bà cháu mình phải về nhà thôi, Pao-lô!
Pao-lô trông rất ngạc nhiên và không vui. Cháu có thể hò hét và khóc.
Nếu Pao-lô nghe được, cháu đã biết là bà đang nhắc cháu về nhà.
Lẽ ra cháu đã được chuẩn bị tốt hơn để đón nhận những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Vì Pao-lô không thể nghe rõ nên cháu rất ngạc nhiên khi thấy bà nói phải đi về. Cũng giống như Pao-lô, trẻ điếc thường tỏ ra ngạc nhiên vì không hiểu cái gì đã xảy ra.

Cha mẹ cần quan tâm sâu sát đến việc trẻ điếc hay nghe kém xử sự như thế nào. Cần phải thật kiên trì mới hiểu trẻ đang muốn nói gì với bạn qua hành vi của trẻ và đáp ứng kỳ vọng của bạn đến đâu.

An unhappy girl rubs her eyes and cries.
Hu..hu..

Trẻ nghe được học những hành vi tốt dễ dàng hơn và sớm hơn trẻ không nghe được. Trẻ có thể thường xuyên nói “không” với mọi việc mà bố mẹ muốn trẻ làm. Những hành vi này có vẻ rất khó chịu với gia đình nhưng thực ra nó bình thường và sẽ biến mất khi trẻ biết kiểm soát mình hơn.

Trẻ điếc rất khó kiểm soát được bản thân. Khi mọi người không thể giao tiếp với trẻ điếc, trẻ thấy nản lòng, không vui hoặc giận dữ. Trẻ không thể hiểu tại sao chúng phải làm một số việc nhất định hay không biết cái gì đang diễn ra ở xung quanh.

CỐ GẮNG NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI KHÔNG MONG MUỐN NGAY TỪ BAN ĐẦU

Khi trẻ xử sự kém, hãy tự hỏi: “Con đang cố gắng nói gì thế nhỉ?”, “Bé cần gì?”. Hãy nhớ rằng hành vi của trẻ là một trong những phương thức để trẻ giao tiếp với bạn. vì trẻ chưa thể gíao tiếp bằng lời hay kí hiệu, trẻ thường “nói” với bạn một cái gì đó qua hành vi của mình.

Bạn có thể tránh để xảy ra những hành vi không mong muốn nếu bạn hiểu nguyên nhân của những hành vi ấy, con bạn có thể:

HCWD Ch10 Page 126-1.png
  • muốn được bạn chú ý, vì trẻ học được rằng để được quan tâm chú ý thì phải gây ra một hành vi kỳ quặc nào đó.
  • cảm thấy mệt mỏi, đói hay sợ hãi một cái gì đó.
  • không hiểu bạn muốn gì, hay trẻ có thể muốn một cái gì đó nhưng không thể diễn đạt để bạn hiểu.
  • bị người khác trêu chọc hay đối xử không công bằng.
  • bắt chước hành vi của một trẻ khác
  • không thể đáp ứng yêu cầu của bạn. Trẻ phản ứng lại những giới hạn mà bạn đã đặt ra để thể hiện cho bạn biết trẻ không muốn làm cái mà bạn đã yêu cầu.

Đôi khi bạn có thể hiểu nguyên nhân gì khiến trẻ buồn, nhưng nhiều khi chúng buồn bực với tất cả mọi thứ mà bạn làm với chúng. Khi thấy bất kỳ biểu hiện nào không bình thường trong cách cư xử của trẻ, bạn cần chú ý đến nhu cầu của trẻ, trẻ đang cần gì để tránh việc trẻ có thói quen xấu này.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN?

A man scolding his daughter, who looks confused and cries.
???
A-ni-ta không hiểu bố đang nói gì.

Ngay cả khi trẻ xử sự tốt thì vẫn có lúc bạn cần nói “không” với trẻ và “đặt giới hạn đối với hành vi của trẻ”. Điều này có thể nhằm giúp trẻ được an toàn, hay trẻ có hành vi không đúng vì trẻ muốn làm một cái gì đó mà bạn không cho phép. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau cần có những giới hạn khác nhau. Những giới hạn mà bạn đặt ra sẽ thay đổi khi trẻ lớn hơn và hiểu biết hơn về thế giới xung quanh.

Vì trẻ không nghe được, nên đôi lúc trẻ sẽ không hiểu bạn muốn gì, khi bạn nói “không” hay muốn bảo trẻ làm việc này việc kia, nhưng bạn không có đủ kĩ năng giao tiếp để giúp trẻ hiểu mình. Do vậy, bạn có thể nghĩ rằng trẻ lờ bạn đi hay có hành vi không đúng, nhưng thực tế là trẻ không hiểu bạn muốn hay không muốn trẻ làm gì.

Một số gợi ý giúp hạn chế hay thay đổi hành vi không mong muốn của trẻ:

    A man speaking to his son as he leaves.
    Không! Con phải ở nhà.
  1. 'Nói với trẻ. Trước khi nói “không”, hãy suy nghĩ thật kỹ. Khi bạn nói “không”, bạn nên kiên quyết. Nếu bạn để cho trẻ dùng hành vi xấu để thay đổi yêu cầu của bạn, ngay sau đó trẻ sẽ biết dùng hành vi xấu để đòi hỏi điều trẻ muốn.

    Khi yêu cầu trẻ không được làm một việc gì đó hay không được lấy một cái gì dó, bạn không nên thay đổi yêu cầu chỉ vì trẻ khóc.

  2. Chỉ cho trẻ thấy bạn muốn gì.
    A woman holding glasses and signing to her small boy.
    Đây là kính của bố, Su-ni. Không phải cái để con chơi!
  3. Sử dụng tranh ảnh để làm rõ yêu cầu.
    A man speaking to his son as they cover a well.
    Con phải đậy nắp giếng lại, nếu không có người sẽ ngã xuống!
    Tranh ảnh là những công cụ rất hữu ích để hỗ trợ khi nói về những điều khó diễn đạt - chẳng hạn như hành động của trẻ ảnh hưởng đến người khác
  4. Giúp trẻ làm việc mà bạn đã yêu cầu


Nếu trẻ điếc không hiểu bạn muốn gì, hãy cho trẻ thấy bằng hành động ý bạn muốn nói gì.

MỘT SỐ CÁCH KIỂM SOÁT HÀNH VI KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ

HCWD Ch10 Page 128-1.png

Gia đình của trẻ điếc có thể phải đối mặt với những vấn đề về hành vi mà không biết cách xử lý ra sao. Đôi lúc, họ sử dụng những giải pháp chỉ có tác dụng trước mắt - thậm chí những cách đó không giúp trẻ học được những hành vi tốt. Dưới đây, là một số ví dụ về những biện pháp không có hiệu quả lắm với trẻ:

  • Ra lệnh mà không giải thích rõ lý do hay ý nghĩa cho trẻ. Hạn chế trẻ đưa ra những quyết định tốt.
  • Phạt trẻ điếc nhiều hơn trẻ bình thường. Trừng phạt có thể làm cho trẻ thất vọng và trở nên hung hãn.
HCWD Ch10 Page 128-2.png
  • Chấp nhận hành vi chưa đúng của trẻ nghe kém mà không tiếp tục điều chỉnh. Điều này làm cho trẻ càng bị cô lập hơn.
  • Quan tâm một cách thái quá đến trẻ nghe kém so với trẻ nghe được bình thường sẽ hạn chế sự phát triển xã hội của trẻ.

Đôi khi những biện pháp này có vẻ có tác dụng trước mắt nhưng nó sẽ không giúp trẻ học cách ứng xử hay giao tiếp với người khác sao cho đúng.

Phụ huynh nào cũng đều muốn con mình xử sự tốt và sẽ trở thành một thành viên được cộng đồng chấp nhận. Để trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát hành vi thì hành vi của chính bạn và những người sống xung quanh trẻ cần phải thể hiện những hành vi tốt, mẫu mực. Chỉ cho trẻ thấy những hành vi nào làm cho người ta trở thành người tốt.

Làm cách nào để kiềm chế hành vi không mong muốn ở trẻ

A boy sits in a corner while his mother cooks. A clock is on the shelf.

Khi trẻ đang có hành vi không tốt, hãy đưa trẻ ra một chỗ khác và ngồi im trong khoảng 5 phút (biện pháp ghế buồn) - với trẻ nhỏ thì ngôi ít thời gian hơn. Nếu trẻ cố tình muốn rời khỏi chỗ trước khi hết thời gian, bạn yêu cầu bắt đầu tính thời gian lại. Không để trẻ một mình. Bạn có thể dùng giải pháp “ghế buồn” để cho trẻ có cơ hội suy nghĩ về hành vi của mình và nên làm thế nào cho tốt hơn. Biện pháp “ghế buồn” sẽ giúp bạn có thời gian bình tĩnh lại sau khi cảm thấy mệt mỏi và buồn chán.

A frustrated woman signing to her small boy.
Ô-ma đánh anh là sai. Hãy nghĩ thử xem còn cách nào khác để anh biết rằng con đang tức giận không.

Trước khi “phạt”, hãy giữ trẻ thật chắc và gìải thích rằng bạn muốn trẻ xử sự như thế nào. Khi trẻ bình tĩnh hơn, hãy trò chuyện cho trẻ biết lý do tại sao trẻ cần phải ngồi “ghế buồn" và hành vi của trẻ đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Luôn nhắc nhở trẻ rằng bạn yêu quý trẻ nhưng bạn không thích cách trẻ đã xử sự. Khuyến khích trẻ nói hay ra kí hiệu kể về những víệc đã xảy ra, về lý do và trẻ nên phản ứng khác đi như thế nào. Giúp trẻ hiểu tại sao trẻ cần ngồi vào “ghế buồn”.

Nên làm gì khi trẻ đang giận dữ

Như nhiều trẻ nhỏ khác, sự giận dữ của con bạn có thể trở thành một "trận nổi loạn nhất thời". Cơn nổi loạn xảy ra khi trẻ hoàn toàn mất kiểm soát, gào thét, đá, đánh hoặc khóc. Những trẻ này thường giận dữ nhiều hơn so với trẻ bình thường, và chúng ta khó kiềm chế trẻ hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải rất bình tĩnh. Dành một phút để quyết định cần làm gì. Dưới đây là một số gợi ý để xử lý khi trẻ giận dữ:

  • Không giải thích gì khi trẻ đã mất khả năng kiểm soát. Đây không phải là lúc để giải thích.
  • Không phản ứng lại với sự gào thét hay đấm đá của trẻ, nhưng không để trẻ một mình. Hành vi của trẻ có thể làm cho bản thân trẻ sợ và cần bạn ở bên cạnh để được an toàn.
A man and 2 children eating at the table while a small angry boy is led away by a woman.
Đứa trẻ đang giận dữ thoát khỏi tình trạng nếu có thễ.
  • Không đánh đấm, lắc hay quát tháo trẻ. Điều này chỉ làm cho cơn giận của trẻ trở nên tệ hơn. Nhưng không để trẻ đánh bạn. Bạn có thể giữ trẻ nhmg chỉ để ngăn cản trẻ khỏi làm tổn thương bản thân, làm đau bạn hay đập vỡ đồ.
  • Cố gắng phân tán sự tập trung của trẻ trong lúc đang giận dữ. Ví dụ, nếu trẻ thét lên vì bạn đã lấy một cái gì đi, bạn có thể đưa cho trẻ một cái khác thay thế mà nó muốn hay chỉ cho trẻ một cái gì đó khác thường. Cách làm này rất hiệu quả với trẻ nhỏ.

Nếu trẻ giận dữ là để phản ứng lại với giới hạn mà bạn đặt ra thì bạn không nên cho phép trẻ dùng hành vi này để yêu cầu bạn thay đổi giới hạn. Nếu bạn chấp nhận, trẻ nhận ra rằng sự giận dữ sẽ giúp nó đạt được cái mình muốn.

A woman holding her crying child.

Khi trẻ xử sự không đúng hoặc giận dữ ở nơi công cộng

Nếu trẻ có hành vi không tốt ở nơi công cộng, nếu có thể hãy bế trẻ lên và đưa trẻ ra chỗ khác. Cổ gắng bình tĩnh và không giận dữ. Đưa trẻ ra khỏi cửa hàng, chợ hay những nơi khiến trẻ giận dữ. Nếu có thể, hãy tìm một chỗ riêng để giữ trẻ bình tĩnh trở lại. Nếu cần, hãy nhờ một ai đó khác ở bên trẻ trong lúc bạn cố gắng làm nốt phần việc dở dang.

Việc giữ trẻ ở nhà thì dễ hơn ở nơi công cộng vì có thể tránh cho bạn nỗi lo lắng về những vấn đề hành vi có thể xảy ra. Nhưng điều quan trọng với mọi trẻ em là chúng phải học cách xử sự ở nơi công cộng và tham gia vào cộng đồng như một thành viên.

HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN CÓ TÁC DỤNG VÔ CÙNG LỚN LAO

Cũng như với bất kỳ gia đình nào, gia ̣đình của trẻ điếc cần phải là một tấm gương tốt. Gía đình phải xử sự đúng như những gì mà họ muốn trẻ làm, và khuyến khích trẻ kiểu hành vi mà mình mong muốn. Nhưng để trở thành tấm gương tốt và khuyến khích trẻ làm không phải là việc dễ.

A girl points and signs to her little brother.
Không,
Nam!

Nuôi dạy trẻ là một công việc rất vất vả. Khi giao tiếp khó khăn, việc dạy trẻ ứng xử lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì giao tiếp với trẻ điếc khó hơn nên bố mẹ và những người chăm sóc có thể cảm thấy chán nản và dẫn đến việc đánh trẻ điếc nhiều hơn trẻ bình thường. (Xem Chương 14 để biết thêm thông tin về cách giúp đỡ bố mẹ và người chăm sóc trẻ).

Một số người tỏ ra khó khăn để thay đổi cách thức rèn luyện nề nếp cho con cái. Phần lớn mọi người rèn cho trẻ giống như cách họ đã được rèn lúc nhỏ. Nhưng khi ta giải quyết được bất ổn của mình mà không dùng bạo lực là ta đã gửi đến trẻ một thông điệp rất mạnh mẽ rằng trẻ cũng có thể xử lý với cảm giác bất ổn của mình mà không dùng đến bạo lực. Dưới đây là một câu chuyện kể về một nhóm phụ huynh đã phối hợp với nhau để thay đổi cách rèn luyện nề nếp cho con cái.

Hội cha mẹ ở Mễ Tây Cơ cùng tìm cách giáo dục con

Tại Ô-a-xa-va, Mễ Tây Cơ, một chương trình giáo dục mầm non cho trẻ điếc đã được một cán bộ công tác xã hội và một giáo viên khởi xướng. Hàng ngày, bố mẹ cùng con đến với chương trình. Bộ mẹ tham gia vào các hoạt động với trẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

Sau một thời gian, các phụ huynh đã bắt đầu chú ý đến việc họ đã thường xuyên đánh đứa con điếc của mình để dạy nó. Họ đã nhiều lần nói chuyện này với cán bộ công tác xã hội và quyết dịnh tìm một cách khác để rèn con cái. Cán bộ công tác xã hội gìải thích nên áp dụng biện pháp “ghế buồn”: đưa trẻ thoát ra khỏi tình huống có vấn đề và để trẻ ngồi yên trong một vài giây.

Các phụ huynh này đã quyết định thực hiện một biện pháp mà họ tin là sẽ giúp họ thôi không đánh con, đó là tự phạt mình vài pê-sô (đơn vị tiền tệ của Mễ Tây Cơ) mỗi lần họ đánh con. Họ đặt một cái ống bơ lên giá để bỏ tiền. Lúc đầu, hầu như ngày nào các ông bố bà mẹ nào cũng phải bỏ tiền vào ống bơ. Nhưng việc phạt tiền đã giúp họ dừng lại và suy nghĩ trước khi đánh con.

A small group of men and women talking together.
Ma-ri-a luôn giật đồ của các chị. Các chị cũng để cho bé làm như vậy vì bé còn nhỏ. Nhưng khi lớn cháu phải được học cách ứng xử tốt hơn.
Hu-gô trước đây cũng hay làm như vậy. Tôi thấy mình đã đánh cháu nhiều lần nhưng không thể giải thích tại sao làm vậy là sai. Tôi thường cảm thấy vừa tức giận và vừa buồn.
Khi chúng tôi học giao tiếp với trẻ, mọi việc trở nên tốt hơn nhiều. Việc này cũng phải mất nhiều thời gian. Tôi cố gắng kiềm chế cơn giận.

Sau khi cố gắng áp dụng những phương pháp mới và cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình, họ nhận thấy rằng các con họ cũng tiến bộ hơn. Lúc đầu, việc thay đổi cách rèn giũa con cái không hề dễ chút nào nhưng bây giờ họ hầu như không bao giờ đánh con.