Hesperian Health Guides

Trẻ học kĩ năng xã hội như thế nào?

Trong chương này:

A woman carrying her baby on her lap.

Kĩ năng xã hội không phải là những phản xạ tự nhiên. Chúng ta bắt đầu học những kĩ năng này từ khi còn rất nhỏ, cụ thể là từ lúc ta nhận biết ra có những người khác ở quanh mình. Từ khi là trẻ con cho đến lúc đã trở thành người lớn, chúng ta tiếp tục học và sử dụng những kĩ năng này cho đến hết cuộc đời.

Lúc đầu, những kĩ năng này rất đơn giản. Một em bé học cách đáp lại nụ cười của mẹ hay một bé khác học cách thực hiện luân phiên trong khi chơi. Nhưng khi lớn dần, trẻ cần nhiều kĩ năng xã hội phù hợp hơn để hòa đồng với những người khác.

2 tuổi
  • Đề nghị người khác giúp đỡ khi cần
  • Chơi cạnh những trẻ khác
  • Bắt chước người chăm sóc
3 tuổi
  • Làm giúp một số công việc nhà đơn giản
  • Thích được khen sau khi hoàn thành công việc
  • Nhận biết cảm xúc của người khác
5 tuổi
  • Hiểu quy tắc và quan điểm như công bằng, đúng và sai
  • Bộc lộ nhiều cảm xúc
  • Chơi cùng những trẻ khác
A man kneeling in front of his little girl.
A small boy brushes away his mother's tears.
5 children playing ball together.


Hành vi “đúng” đối với trẻ còn phụ thuộc vào lứa tuổi. Nếu bạn mong mỏi trẻ làm được hơn so với khả năng, bạn và trẻ sẽ sớm thất vọng. Nhưng nếu bạn mong đợi quá ít, trẻ sẽ chẳng bao giờ học được kĩ năng mới. Để có thêm thông tin về thời điểm trẻ học kĩ năng xã hội mới, mời các bạn tìm hiểu thêm biểu đồ về phát triển.

A boy weaving a basket.
Cố gắng làm chủ thái độ của bạn về khả năng của trẻ điếc. Bạn có yêu cầu trẻ làm ít hơn so với khả năng thực tế của trẻ không?


TRẺ HỌC KĨ NĂNG XÃ HỘI THEO TỪNG BƯỚC

Cũng giống như tất cả các mặt phát triển, trẻ nhỏ học kĩ năng xã hội theo từng bước. Để phát triển kĩ năng xã hội, trẻ cần nhận biết được cảm xúc của những người khác. Và trẻ cần biết cách chia sẻ cũng như phối hợp với người khác.

2 small girls playing alongside each other.
A boy watches 2 girls eat sweets.
Mặc dù rất muốn ăn kẹo nhưng Ca-la đã không giật nó từ tay bạn.

Lúc đầu, trẻ học kĩ năng xã hội bằng cách quan sát bố mẹ và người thân ứng xử với nhau. Trẻ bắt chước lại những gì mà người khác làm và những điều mà họ nói khi họ giao tiếp với nhau.

Sau đó, trẻ học cách chơi với người khác. Trẻ biết chia sẻ đồ chơi và để chơi được mọi người phải hợp tác với nhau.

Khi lớn hơn, trẻ cần hiểu các quy tắc và phải có khả năng kiểm soát hành vi của mình.

Ở NHÀ

A man and his older boy speaking as a family eats together.
Hãy ăn một tí nữa nhé, Hà!
Cho con một tí!

Lúc đầu, trẻ học kĩ năng xã hội bằng cách quan sát bố mẹ và người thân ứng xử với nhau. Trẻ bắt chước lại những gì mà người khác làm và những điều mà họ nói khi họ giao tiếp với nhau.

A girl speaking as she and 2 boys play rolling a tire.
Đến lượt mình à?

CÙNG CHƠI VỚI NHỮNG TRẺ KHÁC

Khi chơi, trẻ học cách thực hiện theo hướng dẫn, hợp tác, thực hiện sự lần lượt luân phiên và chia sẻ. Chơi giúp trẻ nhỏ hiểu những tình cảm của chính mình, cảm thấy tự hào về những việc mình làm và phát triển nhận thức về bản thân để hiểu mình là ai.


A man and boy signing to each other in a vegetable garden.
Tôi rất vui vì các cháu đến giúp ông nhổ cỏ?
Ông Lợi ơi, hãy chỉ cho cháu đâu là cây cỏ có hại?

TRONG CỘNG ĐỒNG

Ngoài gia đình và họ hàng của trẻ, trẻ còn thấy các anh chị và những người lớn hơn trò chuyện, chơi và làm việc cùng nhau. Đây là cách giúp trẻ liên hệ với những người bên ngoài gia đình. Trong môi trường rộng lớn hơn, trẻ thực hành nhiều cách phản ứng với những tình huống và cách làm việc khác nhau. Trẻ phát triển kĩ năng xã hội khi khám phá ra những thế mạnh và điểm yếu của bản thân.