Hesperian Health Guides

Chương 7: Ecgônômi (Công thái học)

HealthWiki > An toàn vệ sinh lao động > Chương 7: Ecgônômi

Trong chương này:

3 phụ nữ lắp ráp máy tính gần một biển báo có ghi "Chỉ tiêu: 700 máy tính mỗi ngày".

Con người không phải là máy móc. Khi người lao động (NLĐ) làm cùng một công việc lặp đi lặp lại mà không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và dễ bị tổn thương. Thậm chí NLĐ còn bị tổn thương về mặt tinh thần (xem hương 27: Căng thẳng và sức khỏe tâm thần).)

Ecgônômi giúp chúng ta hiểu vì sao làm việc có thể khiến cơ thể bị tổn thương và chúng ta nên làm gì để giảm và phòng ngừa các chấn thương khi làm công việc lặp đi lặp lại và khi sử dụng quá mức cơ bắp, khớp và gân.

Đôi mắt và các cơ bị mệt mỏi có cảm giác khó chịu là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ công việc đã vượt quá giới hạn cơ thể bạn. Căng thẳng mắt và căng cơ, nhức mỏi, cảm giác tê, buốt hay đau ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể là dấu hiệu cho thấy công việc đã gây chấn thương cho bạn.

Những chấn thương do các yếu tố Ecgônômi gây ra trong quá trình lao động có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi cách thức làm việc, thay đổi tư thế làm việc và di chuyển cơ thể đúng cách, đảm bảo các công cụ, thiết bị, máy móc, nơi làm việc phù hợp với người lao động và công việc họ đang làm. Bất kỳ biện pháp nào có thể làm giảm được căng thẳng và mệt mỏi đều có thể bảo vệ bạn.

Nếu bạn bị đau, bạn nên đến gặp nhân viên y tế và đọc tài liệu Kéo dãn và xoa bóp để giảm đau để biết các phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng của bản thân.

Sự thay đổi nhỏ làm nên sự khác biệt lớn

Công việc vận hành máy may tại nhà máy may tại Oakland, Hoa Kỳ không hề dễ dàng gì. Chúng tôi phải đi sớm về muộn, mỗi ngày toàn thân thì luôn trong trạng thái nhức mỏi. Trái lại, chúng tôi lại nhận được mức thù lao khá ổn.


Chúng tôi có nghe nói đến một tổ chức tên là Tổ chức ủng hộ phụ nữ nhập cư Châu Á (Asian Immigrant Women Advocates - AIWA). Tổ chức này chuyên giúp đỡ người lao động tại các nhà máy khu Oakland. Trong lần đầu gặp gỡ, họ nghe chúng tôi kể về công việc của mình. Đã rất lâu chúng tôi mới có cảm giác Tổ chức AIWA thực sự quan tâm đến vấn đề của mình và đã không cầm được nước mắt khi nói chuyện với họ.

một người phụ nữ đang nói chuyện với 2 người khác.
Cảm giác ngón tay tôi như bị bỏng ấy!


Chúng tôi đã có cơ hội trò chuyện với các lao động nữ tại các nhà máy khác về tình trạng đau vai, đau lưng, đau không dứt ở cánh tay và khuỷu tay, cổ tay, bàn tay đến nỗi mệt mỏi quá sau mỗi ca làm việc và không thể chăm sóc cho gia đình được. Chúng tôi biết còn có rất nhiều người bị đau như chúng tôi.


AIWA đã kết nối chúng tôi với Dự án Ecgônômi của trường đại học California. Họ đã giúp chúng tôi hiểu về hoạt động của cơ thể, về cách thay đổi khu vực làm việc giúp chúng tôi không còn bị đau.


Chúng tôi cùng thảo luận đưa ra những thay đổi cần thiết trong nhà máy, tập trung chủ yếu vào làm giảm đau đầu gối bởi ai cũng bị đau gối. Cuối cùng chúng tôi quyết định thử lắp miếng đệm đầu gối vào nơi ấn nút điều khiển máy và kết quả thành công. Chúng tôi đỡ đau hơn nhiều. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ như vậy đã làm nên sự khác biệt thực sự.


Dần dần chúng tôi bắt đầu thúc đẩy những thay đổi khác. Chúng tôi đặt đệm để chân dưới máy, làm bàn nghiêng mới để không phải gập người quá khi làm việc. Ghế cũng được bọc đệm và điều chỉnh được.


Khi chưa biết đến AIWA, chúng tôi nghĩ mình không có quyền thay đổi không gian làm việc và đau do quá trình làm việc là điều đương nhiên. Nhờ có dự án, chúng tôi đã biết mình phải làm gì để thay đổi cuộc sống kể cả khi không còn làm việc ở nhà máy nữa.



Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024