Hesperian Health Guides

Ô nhiễm từ nhà máy giày

Trong chương này:

Hầu hết chất thải được đưa ra khỏi nhà máy rồi bỏ đi bằng cách chất đống. Nếu chất thải chứa các chất hóa học, nó có thể gây ô nhiễm môi trường đất và nước ở xung quanh. Nếu bị cấm đổ chất thải hóa chất ở những bãi chôn lấp thông thường, những công ty vi phạm sẽ đổ trực tiếp các chất thải như thuốc nhuộm, keo dán và các chất hóa học khác vào hệ thống thoát nước để tiết kiệm chi phí.

Thực tế hành vi này là phạm pháp song để tìm một cơ quan chính phủ sẵn sàng ngăn chặn công ty đó chấm dứt hành vi trên không phải dễ. Một vấn đề môi trường khó ngăn chặn khác liên quan tới chất thải da giày là việc thải bỏ giày cũ, hỏng. Sau khi giày mòn hoặc rách, chúng sẽ được xử lý như thế nào? Một số loại giày da có độ bền tốt nên dùng được lâu nhưng hầu hết những đôi giày dép chúng ta mua thường nhanh hỏng (như dép quai nhựa) hoặc một số loại nhanh lỗi mốt (như giày thể thao).

Ở một số quốc gia, giày được sửa hoặc tái sử dụng, còn một số nước khác, người ta ném thẳng chúng vào bãi rác. Sau đó giày hỏng sẽ được đưa đến nơi chôn lấp hoặc lò đốt. Khi đế bị phân hủy, các hóa chất sử dụng để xử lý cao su hoặc nhựa trong quá trình chế tạo đế sẽ gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng do các chất đó thải vào môi trường. Nếu đốt, các hóa chất sẽ phát tán vào môi trường còn nhanh hơn.

Phthalates là một trong những hóa chất phổ biến thải ra từ quá trình đốt trên. Chất này có tác hại vô cùng xấu đến hệ sinh sản. Ngoài ra còn có các hóa chất độc hại khác như các kim loại nặng: chì, cadimium/cadimi, thủy ngân hoặc các hydrocarbon thơm. Xem Phụ lục B: Các vật liệu và hóa chất phổ biến.

Giày cũ làm những điều mớis

Một vài công ty giày có chương trình tái sử dụng và tái chế giày cũ. Nike sử dụng vật liệu phế thải và giày cũ để làm sàn cho sân chơi. Vật liệu này được nghiền và chia thành cao su, bọt và sợi, sau đó trộn với các hóa chất khác để làm sàn. Nhiều người mua và sử dụng giày Nike thích ý tưởng rằng đôi giày cũ của họ có thể trở thành những sản phẩm mới. Tuy nhiên, sàn được làm từ các đôi giày cũ có chứa hóa chất độc hại tương tự hóa chất được sử dụng để làm giày và có thể gây ô nhiễm đất và nước. Để sản xuất giày thực sự bền vững, công ty nên loại bỏ tất cả các hóa chất độc hại khỏi quy trình sản xuất và đảm bảo rằng các vật liệu tái sử dụng không chứa hóa chất độc hại.

Một số giày nhựa, chẳng hạn như dép và Crocs, dễ tái chế hơn vì chúng có thể được nghiền nát và nấu chảy để tạo ra những sản phẩm mới.


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024