Hesperian Health Guides

Khẩu trang và mặt nạ

Trong chương này:

Khẩu trang hoặc mặt nạ có thể bảo vệ bạn khỏi bụi, vi trùng, khói bụi, sương và các hóa chất trong không khí nếu nó che kín vùng bảo vệ và phù hợp với tính chất nguy hiểm của công việc và nơi làm việc.

Wgthas Ch18 Page 266-1.png
Wgthas Ch18 Page 266-2.png
Wgthas Ch18 Page 266-3.png
Khẩu trang mỏng chỉ bảo vệ được bạn tránh tiếp xúc với mầm bệnh, không giúp bạn tránh bụi và hóa chất. Mặt nạ chống bụi bảo vệ bạn tránh tiếp xúc với một số loại bụi. Chúng không giúp bạn ngăn được hơi hóa chất và các hạt bụi nhỏ. Mặt nạ có bộ lọc chỉ có thể bảo vệ bạn tránh tiếp xúc với hóa chất và bụi nếu sử dụng bộ lọc tương ứng với hóa chất và kích thước hạt bụi phải lọc.


Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác, bạn có thể bị khó thở khi sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ. Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ, hãy đề nghị để được đổi công việc khác. Nếu chủ nhà máy không đồng ý, bạn nên nói chuyện với các đồng nghiệp về vấn đề hô hấp của bạn và nói cho họ biết họ nên làm gì trong trường hợp bị khó thở. Nhà máy nên có bác sỹ để kiểm tra tất cả người lao động sử dụng mặt nạ xem họ có ổn không nếu dùng mặt nạ.

Một số loại bụi nguy hiểm hơn các loại khác. Bụi bông có thể gây bệnh bụi phổi bông, silica trong quá trình phun cát có thể gây ra bệnh bụi phổi silic và ung thư phổi, amiang có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về phổi và ung thư. Hãy sử dụng mặt nạ với bộ lọc HEPA (HEPA là bộ lọc bụi hiệu quả cao), nhãn hiệu N-100, nếu bạn làm việc ở những nơi có nhiều bụi nhỏ. Bộ lọc này có thể lọc được 100% bụi và là bộ lọc bụi mịn (bụi có kích thước nhỏ) tốt nhất. Bụi càng nhỏ thì càng nguy hiểm và khó nhìn thấy.

Nếu trong không khí có nhiều bụi và hóa chất, hãy đeo khẩu trang hoặc mặt nạ; ngoài ra nên mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, kính an toàn để bảo vệ da và mắt của bạn.

Wgthas Ch18 Page 266-4.png
Nhớ đeo khẩu trang che kín cả mũi và miệng.

Khẩu trang vải xô và khẩu trang giấy

Khẩu trang vải xô và giấy thường chống bụi kém và không giúp bạn tránh tiếp xúc với hóa chất. Do chúng không thể che kín miệng nên bụi vẫn có thể vào bên trong. Hơi hóa chất đi qua giấy và vải. Chỉ mặt nạ có bộ lọc mới có thể bảo vệ đường hô hấp của bạn.


Tự may khẩu trang tránh bụi

Thay vì dùng khăn che mặt mà bụi vẫn có thể vào miệng từ phía dưới…
Wgthas Ch18 Page 267-1.png
…hãy làm một cái khẩu trang che kín cả mũi và miệng.
  1. Cắt hai mảnh vải cotton rộng khoảng 10-12 cm và đủ dài để có thể buộc xung quanh đầu của bạn. May các mép lại hoặc ít nhất là khâu hai đầu.
  2. Đặt phần trung tâm lên mũi của bạn. Buộc hai đầu dây phía sau đầu.
  3. Sau đó, đặt phần trung tâm của mảnh khác lên miệng và buộc phía sau đầu. Hãy đảm bảo mép vải dưới che mũi sẽ nằm dưới mép trên của mảnh vải che miệng.
    Bạn có thể làm khẩu trang sử dụng lâu dài bằng cách may các miếng vải lại với nhau. Hoặc làm nhiều cái, giặt khẩu trang riêng, không giặt chung với các quần áo khác.

Khẩu trang chống bụi

Wgthas Ch18 Page 267-2.png

Khẩu trang giấy hay còn gọi là khẩu trang chống bụi có thể ngăn bụi và vi khuẩn nhưng không bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với hơi hóa chất hoặc bụi cực nhỏ.

Các loại khẩu trang chống bụi khác nhau được phân loại bằng số và chữ cái. Số càng lớn, càng lọc được nhiều bụi. Khẩu trang bình thường nhìn khá giống nhau vì vậy cần tìm đúng số của chúng để biết loại nào tốt hơn. Khẩu trang thường bắt bụi nhanh và dùng không quá một ngày.

một chiếc khẩu trang trên đó có ghi "N95."
Số 95 biểu thị khẩu trang lọc được 95% các hạt bụi.
Kiểm tra khẩu trang và hộp đựng để chắc chắn mua đúng loại khẩu trang cần dùng cho công việc của bạn.


mặt nạ 2 bộ lọc 2 bên bao kín một phần mặt của người lao động.
Bộ lọc
Mặt nạ có hai bộ lọc hai bên hoặc một bộ lọc ở giữa; nó có thể che kín mặt hoặc chỉ mũi và miệng.


Mặt nạ có bộ lọc

Cũng được gọi là mặt nạ cao su hay mặt nạ có bộ lọc; mặt nạ có bộ lọc chống được một vài loại hóa chất và bụi trong không khí.

Mặt nạ bảo vệ bạn khi:

  • chúng vừa khít với bạn.
  • có bộ lọc phù hợp với hóa chất mà bạn và những người khác sử dụng ở nơi làm việc.
  • bộ lọc có thể thay thế khi cần thiết.


Mặt nạ có bộ lọc có thể che cả mũi, miệng hoặc toàn bộ khuôn mặt. Nếu chúng quá rộng hoặc quá nhỏ, chúng sẽ không thể che kín da mặt bạn, bạn sẽ hít cả không khí chưa được lọc, có hại cho sức khỏe.

Bộ lọc có thể ngăn hóa chất và các chất khác đi vào phổi. Sau một thời gian nhất định (xem trên bìa hộp hoặc hướng dẫn sử dụng), bộ lọc sẽ không thể sử dụng được nữa. Nhà máy nên có một bộ phận làm vệ sinh và thay bộ lọc thường xuyên, trước khi chúng mất tác dụng. Thay bộ lọc cũng giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Đọc bìa hộp để biết thời gian sử dụng của bộ lọc và chắc chắn đúng là loại mà bạn cần.

Mỗi đất nước có một quy định riêng về cách sử dụng mặt nạ hoặc khẩu trang. Hãy nhìn vào nhãn hiệu và Phiếu dữ liệu an toàn (SDS) của một loại hóa chất và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan y tế, công đoàn và các tổ chức khác để có thêm thông tin. Bạn cũng có thể tìm thông tin từ Phụ lục B: Hóa chất và nguyên vật liệu phổ biến.

một người lao động đeo mặt nạ trùm kín mặt có ống dẫn khí nối với bình dưỡng khí đeo sau lưng.
Mặt nạ phòng độc có bình cung cấp oxy cần được vệ sinh cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

Mặt nạ có nguồn cấp không khí riêng

Loại mặt nạ này có bình cấp không khí riêng nên người sử dụng không cần hít không khí bên ngoài. Mặt nạ đeo lỏng hơn nhưng che kín toàn bộ đầu. Mặt nạ với nguồn cấp không khí riêng được sử dụng khi không có cách nào khác để làm giảm tiếp xúc, ví dụ trong trường hợp tai nạn hoặc đổ, tràn hóa chất. Chúng cũng được sử dụng cho nhân viên bảo dưỡng khi mở và chui vào bên trong thiết bị hoặc khi trong không khí nồng độ ô nhiễm quá cao, có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Mặt nạ kiểu này có thể nặng và khiến làm việc vất vả hơn.


Kiểm tra xem mặt nạ có vừa và sử dụng được không

Quan sát. Xoay và sờ vào tất cả các bộ phận của mặt nạ để chắc chắn chúng vẫn nguyên vẹn, không có lỗ, vết xước hay hỏng hóc nào.

Đeo thử. Đảm bảo nó vừa. Quay thử đầu sang hai bên và ngẩng lên, cúi xuống. Kiểm tra xem nó có vướng vào vai hay ngực không. Nói chuyện trong 30 giây để thử xem môi và hàm có chạm vào mặt nạ không. Mặt nạ có thể không vừa vì vướng ria mép, râu, tóc mai hoặc không che kín hết mũi và miệng. Nếu bạn đeo kính an toàn hoặc kính mắt, chúng phải vừa khi bạn đeo mặt nạ.

Hít thở bình thường trước rồi sau đó hít thở sâu. Bạn có ngửi thấy mùi hóa chất khi đang làm việc không? Nếu có, vậy là mặt nạ có vấn đề rồi. Tuy nhiên, một vài hóa chất không mùi hoặc bạn không ngửi thấy chúng. Hãy kiểm tra mặt nạ với các hóa chất mà bạn có thể ngửi thấy mùi.

Kiểm tra độ kín. Kiểm tra mặt nạ mỗi khi sử dụng. Thậm chí nếu mặt nạ dùng tốt lần này, chưa hẳn đã tốt vào lần sau. Hãy dành thời gian để kiểm tra trước khi sử dụng.

Có hai cách để kiểm tra độ kín:

Wgthas Ch18 Page 269-1.png

Cách thứ nhất là tạo áp lực "âm" bằng cách hít không khí vào bên trong mặt nạ. Nếu không có không khí từ ngoài đi vào, điều đó có nghĩa là độ kín của mặt nạ tốt. Để kiểm tra, hãy đeo mặt nạ vào. Đặt lòng bàn tay hoặc tìm cách che kín lên đầu nắp hộp lọc, nơi không khí đi vào. Hít thật sâu và giữ trong vài giây. Mặt nạ phải được giữ chặt trên mặt bạn và chỉ hạ xuống một ít. Nếu nó giữ nguyên như thế trong suốt thời gian bạn thử, nghĩa là mặt nạ kín.

Wgthas Ch18 Page 269-2.png


Cách thứ hai là tạo áp lực "dương" khi cho không khí đầy vào trong mặt nạ. Nếu không có không khí thoát ra tức là độ kín của mặt nạ tốt. Bịt kín các van thở ra và thở mạnh từ trong mặt nạ ra. Nếu không khí không thoát được ra ngoài, tức là độ kín của mặt nạ tốt. Sử dụng phương pháp kiểm tra áp lực “dương” khi các van thở ra đủ nhỏ, để vừa một ngón tay hoặc lòng bàn tay bịt kín.

Vệ sinh. Sau khi sử dụng, bỏ bộ lọc và các phần khác ra, vệ sinh vỏ mặt nạ bằng xà phòng nhẹ và nước. Bất kỳ hóa chất dư thừa nào còn sót cũng có thể gây kích ứng da về sau. Hong khô trong không khí. Nếu bạn không có xà phòng, có thể dùng mảnh vải và một chút IPA để lau. Tuy nhiên nếu lau bằng IPA nhiều lần nó có thể phá hủy cao su cho nên không được lạm dụng IPA thường xuyên.

Bảo quản. Bỏ mặt nạ vào trong một cái túi và cất ở một nơi không bị ai dẫm lên, làm vỡ hoặc bám bụi.

Thay bộ lọc thường xuyên. Bộ lọc có thể dùng trong vài phút hoặc vài ngày tùy thuộc vào nồng độ hóa chất trong không khí nơi bạn làm việc. Nhân viên bảo dưỡng và một những người tiếp xúc với lượng lớn hóa chất cần thay bộ lọc thường xuyên hơn so với những người lao động làm công việc khác. Thay dây đai, van hay bất cứ bộ phần nào nếu nó không còn tốt.

Lưu ý tới sức khỏe. Lưu ý tới bất kỳ sự thay đổi nào về sức khỏe của bạn mà có thể do mặt nạ gây ra.

một người lao động đeo khẩu trang chống bụi khi sử dụng bình xịt có nhãn “Chất phủ bề mặt.”
Đeo PTBVCN có thể ngăn hóa chất vào cơ thể bạn.
  • Bạn thấy khó thở hoặc khó thở hơn khi đeo mặt nạ.
  • Bạn ngửi thấy mùi hóa chất trong khi sử dụng mặt nạ.
  • Bạn thấy có bụi và hóa chất bên trong mặt nạ.
  • Bạn cảm thấy tác động của hóa chất khi đeo mặt nạ it.
  • Bạn cảm thấy mệt trong hoặc sau giờ làm việc với các dấu hiệu giống như khi tiếp xúc với hóa chất nơi bạn làm việc.



Hãy báo cho người sử dụng lao động ngay khi mặt nạ của bạn không làm việc hiệu quả hoặc nếu bạn có dấu hiệu tiếp xúc với hóa chất.


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024