Hesperian Health Guides

Cắt vải

Trong chương này:

một máy cắt vải tại nơi làm việc; mũi tên chỉ vào khu vực nguy hiểm.
Nâng những cuộn vải nặng mà không có sự trợ giúp có thể làm tổn thương phần thân trên và lưng của bạ.
Đứng trên sàn nhà cứng không lót đệm suốt cả ngày dẫn đến đau chân, đau ngón chân và lưng.
Sử dụng các công cụ cắt vải công suất lớn mà không có bao che chắn có thể gây chấn thương nghiêm trọng.
Các thiết bị điện không được bảo trì thường xuyên có thể gây giật điện hoặc tóe lửa, từ đó gây hỏa hoạn.
Cắt vải sợi đã qua xử lý hóa chất khiến người lao động bị phơi nhiễm với các loại khói và bụi nguy hiểm.
Các dụng cụ cắt vải sợi là mối nguy lớn nhất nhưng không phải là duy nhất mà người lao động làm khâu cắt vải phải đối mặt.

Các công cụ cắt vải rất nguy hiểm. Để bảo vệ người lao động không bị cắt trúng hoặc bị thương trong khi cắt vải, yêu cầu:

  • Máy móc cần phải có vỏ bảo vệ bao quanh lưỡi cắt.
  • Người lao động nên đeo găng tay lưới kim loại để tránh cắt vào tay.
  • Người lao động phải được đào tạo về cách sử dụng máy móc an toàn — đặc biệt là cách tắt máy khẩn cấp!
  • Các nhà máy phải có kế hoạch sơ cứu và sẵn sàng sơ cứu mỗi khi người lao động bị cắt trúng hoặc bị thương. Xem Sơ cứu các tai nạn máy móc.
  • Các nhà máy nên có kế hoạch chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho người lao động bị chấn thương, trong đó sẽ bao gồm cả tiền bồi thường cho người bị chấn thương và gia đình của họ nếu bị khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn khiến họ không thể tiếp tục làm việc.

Các mối nguy hại tại các nhà máy nhiều bụi

Không khí chứa đầy bụi vải là vấn đề vô cùng phổ biến trong các nhà máy sản xuất hàng may mặc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, bụi là một vấn đề dễ giải quyết bằng các giải pháp:

  • Thông gió hút cục bộ ngăn bụi phát tán vào không khí. Kiểm tra hệ thống thông gió cục bộ bằng cách thực hiện hoạt động [[[Workers'_Guide_to_Health_and_Safety:Thông_gió_cục_bộ#follow|Theo luồng không khí]]. Để hệ thống thông gió cục bộ hoạt động ổn định, cần phải kiểm tra, bảo trì và vệ sinh thường xuyên.
  • Bao che các máy móc hoặc các quy trình sản xuất tạo ra quá nhiều bụi.
  • Thường xuyên lau dọn khu vực làm việc bằng máy hút bụi, giẻ lau hoặc vải ướt .


Các vấn đề hô hấp do bụi bông gây ra

Hít phải bụi bông và bụi từ các loại vải khác có thể gây ra các vấn đề hô hấp như:

  • mũi khô, ngứa
  • những cơn ho không dứt
  • chất nhầy (đờm) có màu giống với sợi vải
  • khó thở


Hít phải bụi bông liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây ra một bệnh về phổi nghiêm trọng hơn, được gọi là bệnh phổi nâu hoặc bệnh bụi phổi bông (byssinosis).

Các dấu hiệu của bệnh bụi phổi bông là:

  • tức ngực
  • khò khè
  • viêm phế quản tái phát liên tục
  • các dấu hiệu cảm lạnh và dị ứng


Nếu bạn có các dấu hiệu này, hãy gặp nhân viên chăm sóc sức khỏe để kiểm tra xem bạn có mắc bbệnh bụi phổi bông hoặc các bệnh về phổi khác không.

Dừng hút thuốc và cố gắng tránh xa những người hút thuốc. Các biện pháp như tập thể dục, tập hít thở và hít hơi nước có thể giúp ích nhưng không thể chữa khỏi bệnh.

Thuốc chữa hen suyễn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh bụi phổi bông nhưng cũng không thể chữa khỏi bệnh. Người mắc bệnh bụi phổi bông nặng hơn cần dùng máy thở ôxy.

Wgthas Ch5 Page 95-1.png
Thông tin về sức khỏe
Chúng tôi đã đấu tranh trong 15 năm để được bồi thường

Chúng tôi đã thành lập Hội đồng mạng lưới bệnh nhân liên quan đến việc làm và môi trường Thái Lan (Council of Work and Environment Related Patients’ Network of Thailand - WEPT) vì công việc của chúng tôi tại nhà máy may ở Thái Lan đang khiến chúng tôi bị bệnh. Chúng tôi khó thở vì bụi bông, mất thính lực do tiếng ồn từ máy móc và thị lực bị giảm do ánh sáng kém.


Bác sĩ chẩn đoán một số người trong chúng tôi mắc bệnh bệnh quai bị, một bệnh nghề nghiệp. Chẩn đoán này cho phép chúng tôi đưa ra một bằng chứng để chống lại chủ sử dụng lao động vì họ biết có rất nhiều bụi nhưng đã không bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi nói với chủ sử dụng lao động rằng chúng tôi khó thở nhưng họ không làm gì cả. Kết quả là chúng tôi càng ngày càng ốm yếu cho đến khi chúng tôi mắc bệnh quai bị. Do đó, 200 người chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu cho cuộc sống của mình. Tòa án nói với chủ sử dụng lao động của chúng tôi rằng họ cần phải bồi thường cho chúng tôi vì đã khiến chúng tôi bị bệnh. Nhưng chủ sử dụng lao động không muốn trả tiền và điều đó khiến chúng tôi phải trải qua hơn 100 vụ kiện và kháng cáo khác nhau.


Sau hơn 10 năm, chúng tôi đã nhận được một chút bồi thường, nhưng chỉ là một khoản tiền nhỏ. Chúng tôi không thể sống với số tiền đó! Vì vậy, 37 người chúng tôi quyết định tiếp tục đấu tranh.


Sau 15 năm, vào năm 2010, Tòa án Tối cao về các vấn đề lao động cho biết chủ sử dụng lao động của chúng tôi phải trả một khoản bồi thường tương xứng. Số tiền này không bao giờ có thể giúp chúng tôi lấy lại sức khỏe hoặc bù đắp cho tất cả những gì chúng tôi phải chịu đựng để đấu tranh cho công lý trong khi phải cố gắng kiếm sống. Nhưng đó là một chiến thắng lớn đối với chúng tôi. Nhiều người lao động mắc bệnh quai bị nhưng không bao giờ được chẩn đoán và thường chủ sử dụng lao động của họ từ chối chịu trách nhiệm. Chiến thắng này của chúng tôi chứng tỏ một điều là người lao động có thể đấu tranh đòi lại công lý và có thể thành công.


nhóm người lao động cầm biểu ngữ.
WEPT đấu tranh vì người lao động!

Người lao động có thể đấu tranh và dành chiến thắng!


Trang này đã được cập nhật: 23 tháng 10 2024