Hesperian Health Guides

Khâu hoàn thiện sản phẩm

Trong chương này:

Sau khi may xong, người lao động sẽ tiếp tục xử lý quần áo để gia tăng chất lượng và màu sắc nhất định. Những người lao động đảm nhiệm khâu cuối cùng sẽ xử lý các lỗi, sau đó giặt và làm sạch quần áo. Tiếp đó, người lao động sẽ sấy khô, nén và gấp quần áo trước khi đếm, phân loại và đóng gói lần cuối.

Những mối nguy hại do tẩy rửa bằng axit

Một trong những bước cuối cùng khi may quần áo bò là cho chúng vào các máy giặt lớn chứa đầy các viên đá bọt. Những viên đá này cọ xát vào vải quần áo bò và giúp quần áo bò mềm và sáng hơn. Sau đó, một số loại quần áo bò sẽ được rửa bằng axit. Người người lao động sẽ thấm hoặc phun thuốc tẩy kali pemanganat, thuốc tẩy clo, hoặc các loại thuốc tẩy khác lên bề mặt quần áo bò để trông mòn hơn. Hoặc người lao động sẽ ngâm đá bọt vào các chất tẩy, sau đó cho đá vào máy giặt để giặt quần áo bò. Đôi khi quần áo bò sẽ được cột hoặc vặn để tạo nên những kiểu dáng khác nhau (việc cột hoặc vặn xoắn quần áo thường do những người lao động làm việc tại nhà thực hiện. Xem Chương 20: Làm việc tại nhà).

Các loại thuốc tẩy được sử dụng trong quá trình tẩy rửa bằng axit có thể gây bỏng da hoặc kích ứng mắt, mũi, và cổ họng. Thuốc tẩy kali permanganate cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác, trong đó có vấn đề về giảm khả năng sinh sản ở cả đàn ông và phụ nữ, cũng như vấn đề về gan và thận.

Nếu bạn làm việc tại khu vực sử dụng thuốc tẩy để tẩy rửa quần áo bò, cần lưu ý:

  • Đảm bảo rằng ở đó có hệ thống thông gió hoạt động tốt.
  • Đeo găng tay, mặc quần áo và mặt nạ chống axit.
  • Quan sát xem có các vòi rửa và trạm sơ cứu ở gần đó hay không.
  • Gây áp lực yêu cầu người sử dụng lao động dừng việc tẩy rửa bằng axit.

Các mối nguy hại đến từ khâu phun cát

Một cách nữa để làm sáng và mềm vải bò (jean) là dùng máy phun áp suất cao để phun cát vào quần áo. Khâu phun cát rất nguy hiểm, gây tác hại về phổi nên đã bị cấm ở nhiều quốc gia.

Đôi khi các hãng sản xuất quần áo jean cũng muốn thực hiện mài vải bằng tay. Tuy nhiên, mài vải bằng tay cũng gây rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và thậm chí còn tệ hơn nếu làm việc không có hệ thống thông gió đủ mạnh để hút hết bụi mài phát sinh.

Mài vải hoặc phun cát một cách không an toàn khiến người lao động bị phơi nhiễm với bụi cát, hay còn được gọi là bụi silic. Khi bụi silic thâm nhập vào phổi, nó sẽ nằm trong đường thở. Bụi silic là nguyên nhân gây nên một căn bệnh gọi là bệnh bụi phổi silic (silicosis). Bệnh bụi phổi silic làm khó thở và gây ra các bệnh tự miễn dịch, ung thư phổi và tử vong. Hiện này chưa có cách chữa trị bệnh bụi phổi silic; nếu một người tiếp tục phơi nhiễm với bụi silic thì bệnh tình của người đó sẽ ngày một nặng hơn. Những người bị phơi nhiễm bụi silic hoặc bị mắc bệnh bụi phổi silic thường dễ mắc bệnh lao (tuberculosis). Hút thuốc sẽ khiến bệnh bụi phổi silic phá hủy cơ thể nghiêm trọng hơn.

Để thực hiện khâu mài vải và phun cát một cách an toàn, người lao động cần:


Rất nhiều nhà máy hiện nay đã và đang chọn các giải pháp thay thế an toàn hơn. Levi’s và một số thương hiệu khác đã ngưng sử dụng khâu phun cát.


người lao động trong một khu vực chà nhám và phun cát; mũi tên chỉ vào khu vực nguy hiểm.
Thiết bị hút bụi phải hoạt động mạnh và thường xuyên được làm vệ sinh để loại bỏ bụi bám dính
Người lao động làm việc gần đó cũng cần phải được bảo vệ
Mặt nạ phòng bụi không thể đảm bảo bụi không vào phổi. Người lao động cần dùng mặt nạ dưỡng khí.
Mài vải bằng tay sử dụng ít cát hơn súng phun cát, nhưng người lao động vẫn bị phơi nhiễm với bụi cát
Bụi cát phát tán rất dễ dàng và nhanh chóng. Người lao động tiếp xúc với bụi cát cần phải được bảo vệ.


Người lao động không nên chết vì thời trang!

Chúng tôi đến từ các quốc gia khác và làm người lao động sản xuất quần jean phun cát ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó, chúng tôi làm việc và sống trong xưởng. Chúng tôi đã sử dụng máy móc để thổi cát lên quần jean để có bề mặt đặc biệt. Việc phun cát rất mạnh.


Ông chủ không cung cấp cho chúng tôi thiết bị bảo vệ. Chúng tôi sử dụng khăn quàng cổ hoặc bất cứ loại vải nào chúng tôi có thể tìm thấy để che miệng và mũi. Nhưng mắt và tay của chúng tôi không được bảo vệ. Sau giờ làm việc, chúng tôi đi lên gác để ngủ.


Không lâu sau đó, nhiều người trong chúng tôi bắt đầu có vấn đề về hô hấp. Sau đó chúng tôi bị ho nặng mà không khỏi và trở nên khó thở hơn. Nhiều người trong chúng tôi bắt đầu giảm cân. Một số thì ốm yếu đến nỗi phải quay về nhà và chúng tôi không còn có tin gì từ họ nữa.


Một số người đã đến phòng khám về bệnh nghề nghiệp và được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic. Chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có thể làm việc trở lại, đi bộ hoặc chạy vì phổi của chúng tôi đã bị tổn thương. Nhưng chúng tôi là những người may mắn. Hàng chục người lao động chết vì bệnh bụi phổi silic và đó chỉ là những người chúng tôi biết.


Những người lao động mắc bệnh bụi phổi silic đã rất tức giận. Tại sao các ông chủ làm điều này với chúng tôi? Công việc không nên trở thành nguy cơ giết người! Chúng tôi bắt đầu tổ chức với những lao động khác ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sớm kết nối với các tổ chức trên khắp thế giới như Chiến dịch quần áo sạch. Họ đã giúp chúng tôi gây áp lực không chỉ cho các chủ nhà máy mà còn cho các nhã hiệu có bán các sản phẩm do chúng tôi sản xuất. Các chủ nhà máy đã phải chịu trách nhiệm việc người lao động bị bệnh. Nhưng sẽ không có gì thay đổi nếu chúng tôi không yêu cầu các nhãn hàng ngừng đặt hàng các nhà máy sản xuất quần jean phun cát. Chúng tôi cũng cần đảm bảo không có thêm người mắc căn bệnh khủng khiếp đó. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị và các cuộc đàm phán và cuối cùng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cấm các hoạt động thổi cát ở nước này.


Sau đó, chúng tôi chuyển sự chú ý của chúng tôi đến các thương hiệu. Với áp lực từ người dân, các công đoàn, tổ chức và thậm chí một số chính phủ, chúng tôi đã thuyết phục được một số nhãn hàng cấm sản xuất quần được phun bằng cát! Một số công ty bắt đầu sử dụng các phương pháp khác, điều này cũng tệ như việc phun cát. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để chống lại phương pháp này. Chiến dịch và mạng lưới mạnh mẽ mà chúng tôi xây dựng sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại việc phun cát và bất kỳ quy trình nào khác gây hại cho người lao động. Người lao động không nên chết vì thời trang!

Mối nguy hại từ khâu in

Đôi khi người lao động phải in các bức hình hoặc họa tiết lên quần áo, đặc biệt là áo phông. Trong nhiều năm, các loại mực được sử dụng trong khâu in và các loại dung môi được dùng để tẩy rửa đều là các loại chất độc có nguồn gốc từ dầu mỏ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động. Nhiều ngành công nghiệp hiện nay sử dụng mực và dung môi có nguồn gốc từ thực vật hoặc nước; các loại này an toàn hơn nhiều đối với người lao động cũng như với môi trường.

Wgthas Ch5 Page 104-1.png

Sau khi quần áo được in hình, chúng sẽ được cho vào một lò sấy. Nhiệt độ của lò sấy rất cao. Để giảm thiểu các mối nguy cần:


Hỏa hoạn cũng là một mối nguy do các hóa chất được sử dụng trong khâu in.

  • Chuẩn bị sẵn bình chữa cháy và tập huấn về cách sử dụng cho người lao động.
  • Cất giữ các hóa chất trong các thùng kim loại đóng kín và có dán nhãn.
  • Thu gom các miếng giẻ dùng để lau chùi vào các thùng rác bằng kim loại có nắp đóng chặt.

Quản lý chất lượng

một người phụ nữ đang nói.
Chúng tôi không được ngồi. Chỉ những người may mới được ngồi. Họ nói rằng ngồi làm sẽ làm chậm khâu kiểm tra chất lượng. Nhưng chúng tôi cần phải ngồi!

Những người thực hiện khâu kiểm tra lại quần áo và sửa các lỗi nhỏ bằng cách tháo chỗ lỗi ra và khâu lại bằng tay. Họ cũng phải cắt và nhặt hết các loại chỉ thừa. Công việc của họ là làm cho quần áo trông thật sạch sẽ và gọn gàng.

Nếu quần áo bị bẩn, người lao động sẽ làm sạch vết bẩn bằng các loại dung môi. Nhưng rất nhiều loại dung môi được sử dụng lại là loại có độc tố (xem thông tin ở trang sau). Yêu cầu người sử dụng lao động ít dùng các loại dung môi có độc, đeo găng tay và đảm bảo rằng hệ thống thông gió tại nơi làm việc hoạt động tốt.

Sấy khô và là


một người lao động tại một xưởng may; mũi tên chỉ vào khu vực nguy hiểm.
Các loại máy sinh nhiệt và hơi nước có thể làm người lao động bị bỏng.
Khói hóa chất thoát ra từ các sợi vải có thể gây hại đến cổ họng và phổi.
Phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm người lao động kiệt sức và mất nước.
Phải đứng cả ngày là quần áo có thể gây đau lưng và đau cơ.
Hóa chất bị làm nóng rất nguy hiểm.


Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024