Hesperian Health Guides

Quy trình lắp ráp giày

Trong chương này:

Đế giày sẽ được gắn vào phần thân trên của giày bằng keo dính hoặc silicon nhiệt hóa. Với đế giày bằng da thì nó sẽ được may với phần thân giày. Sau đó giày sẽ được nhiệt hóa một lần nữa để cho keo được bám dính trước khi chúng được kiểm tra, làm sạch và đóng gói.

Wgthas Ch6 Page 115-1.png

Có rất nhiều các loại hóa chất khác nhau được sử dụng trong quá trình tạo đế giày cũng như phần thân giày, gồm sơn lót và keo dán. Keo dán hòa tan trong dung môi (gọi là keo dung môi) và sơn lót chứa nhiều dung môi. Keo hòa tan trong nước (keo nước) mặc dù trong thành phần cũng chứa nhiều chất hóa học khác nhau, nhưng thường được xem là an toàn hơn so với keo dung môi.

Tuy nhiên một số loại keo nước, ví dụ như Isocynates cũng có thể gây nguy hại cho NLĐ.

Hãy chú ý tới những dấu hiệu cho thấy NLĐ bị nhiễm độc hóa chất từ việc sử dụng keo dính và các chất dùng làm sơn lót. Các dấu hiệu liên quan đến hô hấp, đau đầu, ngất xỉu đều được xem là những triệu chứng cho thấy bạn đang hít phải các chất hóa học độc hại đó.

Để phòng ngừa những nguy cơ từ việc sử dụng các loại keo dán, các nhà máy nên:

  • Thay thế các chất độc hại đang sử dụng bằng những chất ít độc hại hơn.
  • Sử dụng hệ thống máy móc khép kín để dán. Trong trường hợp việc dán giày bắt buộc phải làm bằng tay, nên thực hiện ở trong hộp nhỏ có cửa thao tác bé và dùng các dụng cụ dán nhỏ nhất có thể khi thật cần.
  • Lưu giữ các loại keo dán và dung môi một cách an toàn; Trộn hoá chất cần phải thực hiện ở khu vực làm việc với công cụ phù hợp, thông gió tốt;
  • Dán nhãn các loại keo dán bằng ngôn ngữ cảnh báo mà NLĐ có thể đọc hiểu được
  • Cấp cho NLĐ Bảng hướng dẫn an toàn hóa chất (SDS) có chứa thông tin về các loại keo dán, về thành phần, mức độ nguy hiểm khi phải tiếp xúc, về quy tắc an toàn khi sử dụng, v.v. bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất.
  • Phải đảm bảo chắc chắn hệ thống thông gió hoạt động tốt
  • Cung cấp cho NLĐ găng tay, mặt nạ dưỡng khí, kính bảo hộ và các trang thiết bị bảo hộ lao động khi cần thiết.
  • Lắp đặt khu vực vệ sinh tay và mắt ở những nơi sử dụng keo dán và các chất phụ gia, đồng thời tổ chức các khóa tập huấn về việc xử lý và giải quyết các trường hợp khi hóa chất bị rò rỉ và đổ ra ngoài .

Những mối nguy trong khâu hoàn thiện giày

a man speaking.
Thật sự hoảng sợ khi nhận thấy sự biến đổi ở tay của những NLĐ sau thời gian dài dán keo đế giày.

Khâu cuối cùng để hoàn thiện những đôi giày gồm ép phẳng và định hình, tẩy sạch bụi, phun màu, làm sạch, luồn dây, đánh bóng và cuối cùng là đóng gói.

  • Bụi từ các thiết bị hoàn thiện phải được hút ra ngoài từ các khu vực làm việc.
  • Đánh bóng, làm sạch các vết bẩn và phun màu cho sản phẩm là những hoạt động có thể gây kích ứng cho da. Các chất phụ gia được sử dụng để làm sạch giày rất độc hại với sức khỏe. Khu vực làm việc cần phải lắp đặt hệ thống thông gió hoạt động tốt; NLĐ cần được trang bị găng tay, tạp dề, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc, các vòi nước rửa tay và thiết bị vệ sinh.
  • Những máy cắt và nghiền không đảm bảo an toàn cần phải được sửa chữa kịp thời.

Nguy cơ xảy ra hỏa hoạn ở các nhà máy sản xuất giày

Các loại dung môi được sử dụng trong keo dán và các vật liệu hoàn thiện sản phẩm thường có nguồn gốc từ dầu mỏ, vì vậy rất dễ bén lửa. Do nặng hơn không khí, nên các hơi dung môi nếu không được hệ thống thông gió đưa ra ngoài sẽ có xu hướng chìm xuống đất và tập trung lại dẫn đến nồng độ gia tăng. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ vì chỉ cần có một tia lửa hoặc sự cố chập điện là các chất đó sẽ cháy rất nhanh.

  • Phải sử dụng các chất phụ gia không có khả năng bắt lửa ở nhiệt độ thấp và vừa phải. Các chất phụ gia dạng nước nên được sử dụng vì an toàn hơn.
  • Lắp đặt hệ thống thông hơi chất lượng, thường xuyên xả nước để tẩy rửa cũng như làm khô các kệ hàng để loại bỏ các khí nguy hiểm từ các khu vực làm việc.
  • Loại bỏ chất thải có thể gây cháy như giẻ rách, bìa các tông ở các khu vực làm việc.
  • Dùng các hộp kim loại chống cháy để chứa các dung môi và các chất thải từ dầu.
  • Giữ cho lối đi, cửa ra vào, cửa thoát hiểm luôn trong trạng thái mở và không tắc nghẽn.
  • Đảm bảo các bình chữa cháy được trang bị đầy đủ và phù hợp với các loại vật liệu trong môi trường làm việc của bạn.
  • Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo chúng luôn trong tình trạng tốt và điện được nối đất.


Trang này đã được cập nhật: 28 tháng 9 2017