Hesperian Health Guides

Học ngôn ngữ từ sớm là điều quan trọng

Trong chương này:

Thời điểm tốt nhất để học ngôn ngữ là từ khi sinh ra cho đến khi 7 tuổi. Thường thường trẻ học ngôn ngữ nhiều nhất trong thời gian từ 2 đến 4 tuổi. Một đứa trẻ cho đến khi được 7 hoặc 8 tuổi mà vẫn chưa học ngôn ngữ thì sau này việc học sẽ rất khó khăn. Nếu một trẻ điếc không học ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ kí hiệu, sẽ rất khó khăn để trẻ phát triển những kĩ năng tư duy. Chính vì vậy mà việc học ngôn ngữ rất quan trọng.

TRẺ HỌC NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO?

Ngôn ngữ sử dụng những biểu tượng âm thanh, chữ viết hoặc kí hiệu cho phép mọi người có thể giao tiếp được với nhau. Đọc, viết, nói và làm kí hiệu đều là những cách sử dụng ngôn ngữ.

Bước đầu tiên trẻ học ngôn ngữ là khi trẻ học cách gọi tên mọi người và sử dụng những từ chỉ đồ vật mà trẻ nhìn thấy hàng ngày - những từ như “mama”, “meo", “bé". Nhưng thông thường, những từ đầu tiên mà trẻ nói thường là để chỉ việc gì đó xảy ra như “sữa", “không”, “lên".

An older boy speaking as he picks up a smaller boy.
Bế, bế, bế, Kô-phi!
A small boy raises his arms while speaking.
Anh,
bế?
Trẻ hiểu được rằng từ ngữ có thể tạo ra hoạt động. Điều đó khuyến khích trẻ giao tiếp và thể hiện những gì trẻ muốn.


A man and a small girl speaking to each other.
Bà đi chợ rồi ạ?
Ừ, bà đã đi chợ rồi.
Trẻ học ngôn ngữ bằng cách thực hành với người khác.

Đầu tiên trẻ nhỏ học những từ đơn lẻ. Sau đó chúng sẽ học các quy tắc kết hợp từ. Khi sử dụng ngôn ngữ với ngưòi khác, theo thời gian, trẻ sẽ học được các quy tắc này.

Trẻ học ngôn ngữ thông qua việc nghe và nhìn cuộc sống xung quanh rồi thực hành lại những gì nghe và thấy được. Trẻ phát triển khả năng trí tuệ khi đã học được nhiều từ và sử dụng chúng tuân theo những quy tắc ngôn ngữ. Trẻ có thể mắc lỗi nhưng sau đó sẽ giao tiếp thành công.

NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY PHÁT TRIỂN ĐỒNG THỜI

Ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp với người khác. Nó cũng cho phép chúng ta tự trò chuyện với mình. Ngôn ngữ mà trẻ học được khi còn nhỏ sẽ trở thành công cụ để phát triển trí tuệ - ngôn ngữ trẻ dùng để nói vớí chính mình. Vì thế những điều chúng ta suy nghĩ cũng phụ thuộc vào việc chúng ta biết và sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ.

A woman signing.
Đa-ni bị điếc. Em có thể giao tiếp một chút bằng cử chỉ điệu bộ, biểu hiện trên mặt và một số kí hiệu mà gia đình tạo ra. Đây là những gì Đa-ni có thể nói với mẹ về một ngày của em.
A woman signing.
Nhưng nếu Đa-ni và gia đình cùng biết cách chia sẻ ngôn ngữ, họ có thể trao đổi với nhau nhiều hơn. Khả năng tư duy và tổ chức của Đa-ni cũng sẽ tốt hơn.

Trẻ càng học nhiều một ngôn ngữ nào đó - dù là ngôn ngữ nói hay kí hiệu - trẻ càng có thể hiểu thế giới, bộc lộ bản thân, biết suy nghĩ, mơ ước, lên kế hoạch và giao tiếp với những người xung quanh.

Trẻ phát triển tư duy khi:

A girl speaking to her little sister as they wash clothes in a large bowl.
Công việc sẽ trở nên nhanh chóng hơn nếu chúng ta làm cùng nhau.
Mai đã phát triển kĩ năng tư duy của mình thông qua nghe mọi người nói để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến.
  • trẻ nhìn hoặc nghe thấy mọi người sử dụng từ ngữ hoặc kí hiệu để trao đổi thông tin.
  • trẻ dùng ngôn ngữ để mô tả những điều trẻ thấy, trẻ nghe và cảm nhận được.
  • trẻ dùng ngôn ngữ để thể hiện kinh nghiệm.
  • trẻ dùng ngôn ngữ để liên kết các sự vật.
A girl speaking to a boy as they stand beside a cow.
Hôm nay, chúng ta vắt sữa của con bò này!

KĨ NĂNG NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY CƠ BẢN

Khi trẻ học ngôn ngữ, trẻ thường sắp xếp suy nghĩ của mình và liên kết các ý nghĩ với nhau:


  • làm thế nào để khi một sự vật, sự việc hoặc người nào đó hoạt động sẽ dẫn đến một điều khác xảy ra tiếp theo.
  • làm thế nào để giải quyết vấn đề.
A boy thinking as he collects wood.
Mình mang củi về thì mẹ sẽ có củi để nấu cơm.
A girl thinking as she reaches under a cabinet.
Nếu có gậy, mình sẽ lấy được bóng!
  • làm thế nào để sắp xếp các hoạt động theo trình tự trước sau.
  • làm thế nào để đếm.
A girl thinking as she cracks an egg into a bowl.
Đầu tiên đập trứng sau đó cho bột mì rồi trộn đều lên.
A boy thinking as he takes plates from a shelf.
Bố đi làm rồi,
tối nay chỉ
cần 4 cái bát thôi.
  • làm thế nào để nhận dạng nhóm các sự vật - để hiểu được một từ có thể chỉ nhiều sự vật khác nhau, hoặc nhiều từ có thể chỉ nói đến một đồ vật.
  • làm thế nào để diễn tả cảm xúc của một người và biết tại sao họ lại như vậy.
A boy thinking as he sorts fruits with his mother.
Đây là dứa, đây là xoài. Chúng đều là quả.
A girl thinking as she sees her mother sitting with her hands on her face.
Mẹ đang lo lắng vì em bé đang ốm nặng.

Đối với một trẻ điếc hoặc nghe kém, việc học ngôn ngữ trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Cha mẹ, cộng đồng, giáo viên và những người xung quanh phải là người khuyến khích trẻ học và sử dụng ngôn ngữ để biểu lộ bản thân, giao tiếp với người khác và phát triển khả năng tư duy.