Hesperian Health Guides

Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu

Trong chương này:

A man and his daughter speaking together.
Khi lớn lên, cháu muốn trở thành một giáo viên giống chú.
Cháu có thể là một giáo viên giỏi đấy, Tê-rê-sa.

Ngôn ngữ kí hiệu được cộng đồng người điếc sử dụng rộng rãi. Đây là thứ ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Ngôn ngữ kí hiệu bao gồm cả những cử chỉ điệu bộ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu mà người điếc đã phát triển theo thời gian.

Cũng như ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ thực sự, có ngữ pháp và cấu trúc riêng. Mọi người sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để đặt câu hỏi hoàn chỉnh, mô tả sự vật xung quanh, thảo luận về các mối quan hệ, nêu các ý kiến và bày tỏ niềm tin. Mọi người sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để nói về những tác động của các sự vật, để nói về quá khứ cũng như tương lai. Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh, mọi người có thể trao đổi mọi điều cũng như những người nghe sử dụng ngôn ngữ nói.

Điểm khác biệt giữa ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ lời nói ở các địa phương có thể là trật tự của các kí hiệu trong câu kí hiệu thường khác trật tự từ trong ngôn ngữ nói.

Ví dụ: với câu hỏi: “Bạn tên là gì?” chúng ta có thể thấy ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam diễn đạt như sau:

Vi HCWD Ch7 Page 73-2.png
center100px
Vi HCWD Ch7 Page 73-4.png
bạn tên là gì?


Người điếc ở hầu hết các nước trên thế giới đều tự mình phát triển hoàn thiện ngôn ngữ kí hiệu. Cũng như ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh có sự khác nhau giữa vùng này với vùng khác, đất nước này với đất nước khác.

Úc Tây Ban Nha Thái Lan
HCWD Ch7 Page 73-5.png
HCWD Ch7 Page 73-6.png
HCWD Ch7 Page 73-7.png


Dưới đây là một ví dụ: kí hiệu “mẹ” ở các nước khác nhau:

Mặc dù có sự khác nhau, mỗi ngôn ngữ kí hiệu đều là cách tự nhiên và đầy đủ nhất để người điếc giao tiếp trong cộng đồng.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU

A woman and her baby touching their own face.
  • Trẻ điếc học ngôn ngữ kí hiệu dễ dàng hơn nếu trẻ được nhìn thấy trực tiếp. Nhờ có thực hành, những trẻ điếc lớn tuổi và thanh niên cũng có thể học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu không mấy khó khăn.
  • Như những trẻ nghe bình thường có thể dùng ngôn ngữ lời nói để trao đổi với người nghe được bình thường khác, những trẻ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cũng có thể giao tiếp với bất kỳ ai nếu người đó cũng biết ngôn ngữ kí hiệu đó một cách hoàn chỉnh. Nhờ vậy trẻ sẽ biết về những người điếc khác và hiểu rằng những người điếc cũng là một phần quan trọng của cộng đồng.
  • Với một trẻ biết ngôn ngữ kí hiệu, việc học viết và đọc ngôn ngữ của cộng đồng sẽ dễ dàng hơn. Trẻ càng có vốn ngôn ngữ phong phú, việc học ngôn ngữ khác của trẻ sẽ càng dễ dàng hơn.
  • Không giống như ngôn ngữ lời nói, trên thế giới, người ta hiểu những ngôn ngữ kí hiệu khác nhau dễ hơn. Đối với một đứa trẻ Trung Quốc biết ngôn ngữ kí hiệu, việc giao tiếp với một trẻ biết kí hiệu đến từ Ni-Ca-ra-goa dễ dàng hơn là đối với những trẻ nghe bình thường đến từ hai nước này khi giao tiếp bằng 1ời nói với nhau.

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU

A couple reading a book together.
  • Đứa trẻ biết ngôn ngữ kí hiệu không thể giao tiếp với những người không biết ngôn ngữ kí hiệu. Để có thể giao tiếp với trẻ, các thành viên gia đình, bạn bè và những người khác trong cộng đồng cũng phải biết ngôn ngữ kí hiệu.
  • Để có thể học ngôn ngữ kí hiệu hoàn chỉnh, đối với trẻ thì tương đối dễ dàng, nhưng với người lớn, họ phải cố gắng rất nhiều.
  • Nếu gia đình bạn sống trong cộng đồng, nơi không có ai sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, việc tìm một giáo viên dạy kí hiệu hoặc những người cũng sử dụng ngôn ngữ này sẽ rất khó khăn.
  • Khó khăn khi tiếp cận với sách vở và tài liệu bằng ngôn ngữ nói.