Hesperian Health Guides

Những điều cần suy nghĩ

Trong chương này:

Vì mỗi gia đình và mỗi trẻ có những nhu cầu, những khả năng khác nhau nên không có một phương pháp nào luôn đúng cho mọi đối tượng. Điều quan trọng là phải tận dụng tất cả những gì bạn có. Những trang kế tiếp sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin và câu hỏi có thể giúp bạn đạt kết quả tốt nhất khi làm việc với trẻ.



NGÔN NGỮ KÍ HIỆU
có thể thành công nếu: chắc chắn sẽ thành công nếu:
  • gia đình bạn có thể và có mong muốn học, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu.
  • có người hoặc sách dạy ngón ngữ kí hiệu cho bạn và gia đình.
  • ở địa phương có trường dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ điếc.
  • gia đình bạn kiên nhẫn và mọi người đều học và dùng ngôn ngữ kí hiệu thường xuyên.
  • gia đình bạn và trẻ được ai đó dạy ngôn ngữ kí hiệu địa phương hoàn chỉnh.
  • có sự ủng hộ và chấp nhận của cộng đồng.
HCWD Ch7 Page 77-1.png

NGÔN NGỮ NÓI
có thể thành công nếu: chắc chắn sẽ thành công nếu:
  • trẻ có và sử dụng máy trợ thính hầu như toàn bộ thời gian.
  • trẻ được trợ giúp chuyên môn tại các phòng khám hoặc trong các chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ điếc.
    HCWD Ch7 Page 77-2.png

Trẻ có thể giao tiếp với bao nhiêu người?

HCWD Ch7 Page 78-1.png
Đảm bảo rằng mọi người đều làm kí hiệu khi thấy trẻ sử dụng kí hiệu.

Với những trẻ nghe không tốt, việc giao tiếp với nhiều người rất quan trọng. Trẻ nào sử dụng các kí hiệu của riêng gia đình mình, trẻ đó chỉ có thể giao tiếp với những người trong gia đình. Trẻ nào sử dụng kí hiệu hoàn chỉnh hơn cộng với ngôn ngữ lời nói, trẻ đó có thể giao tiếp rộng rãi với nhiều người hơn. Với những trẻ vừa biết đọc vừa biết viết ngôn ngữ lời nói địa phương, trẻ càng có khả năng giao tiếp với nhiều người hơn.

Dù bạn sử dụng ngôn ngữ nói hay kí hiệu, việc cả gia đình cũng phải sử dụng ngôn ngữ đó là điều rất quan trọng. Bằng cách này, trẻ có thể giao tiếp với mọi người trong gia đình. Trẻ cũng cảm thấy mình được tham gia vào cuộc sống gia đình và tìm hiểu về thế giới từ những cuộc trò chuyện.

Những người không có vấn đề về nghe có thể sử dụng ngôn ngữ kí hiệu nếu họ muốn. Câu chuyện về những người ở một thị trấn ở Ba Tây đã học cách để giao tiếp với trẻ điếc như thế nào.

Cần làm gì nếu ngôn ngữ đầu tiên của trẻ không phải ngôn ngữ giống bạn?

Sử dụng cùng một ngôn ngữ giúp giao tiếp dễ dàng. Nhưng thông thường, ngôn ngữ kí hiệu mà trẻ điếc sử dụng để phát triển trí tuệ và tìm hiểu thế giới không phải 1à ngôn ngữ của gia đình. Những bậc cha mẹ và trẻ điếc có ngôn ngữ khác nhau khi giao tiếp với nhau sẽ gặp nhiều khó khăn. Họ có thể thấy không gần gũi với nhau và trở nên chán nản vì rất khó hiểu nhau. Trẻ điếc có thể cảm thấy bị loại ra khỏi gia đình mình.

Ngôn ngữ kí hiệu có thể là ngôn ngữ tốt nhất đối với trẻ nhưng lại không tiện lợi với gia đình. Nó có thể gây ra sự chú ý tới trẻ theo cách khác khi giao tiếp. Nhưng nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng, cha mẹ trẻ điếc có thể giúp con mình học loại ngôn ngữ phù hợp.

A man and a woman signing to each other.
Tôi thấy thật hạnh phúc vì giờ đây tôi đã có thể nói bằng ngôn ngữ kí hiệu với A-ma.
Và chúng ta cũng có thể giúp họ hàng của cháu học kí hiệu.

Con bạn bắt đầu nghe khó khi nào?

Nếu con bạn bị điếc sau khi đã học ngôn ngữ, trẻ có thể vẫn còn khả năng đọc hình miệng và phát triển lời nói. Trẻ vẫn còn có thể tiếp tục phát triển ngôn ngữ thậm chí sau khi đã bị mất khả năng nghe. Nhưng nếu con bạn sinh ra đã bị điếc hoàn toàn và không thể nghe âm thanh lời nói, đối với trẻ sẽ rất khó, thậm chí không thể học cách đọc hình miệng và nói.

4 children in a classroom looking up their teacher, who holds a book.
Trẻ đã học nói trước khi bị mất sức nghe có thể học nói tốt hơn những trẻ bị điếc bẩm sinh.
Cậu bé này giảm sức nghe khi được 3 tuổi. Cháu còn nghe được một số âm thanh. Cháu có thể học nói và đọc hình miệng.
Cô bé này bị điếc khi được 6 tuổi. Cháu có thể nói và đọc hình miệng.
Các cô bé, cậu bé này sinh ra đã bị điếc. Chúng không thể nói hoặc đọc hình miệng.

Trẻ có thể nghe được bao nhiêu?

Trẻ càng nghe được nhiều âm thanh lời nói, trẻ càng có thể sử dụng khả năng nghe để hiểu từ hoặc một phần từ để đọc hình miệng và đôi khi để học nói. Trẻ không thể nghe âm thanh lời nói sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng và có thể không học được những kĩ năng đó.



Cô bé này có thể nghe được âm thanh lời nói. Cháu có thể học đọc hình miệng và nói. Cô bé này không nghe được chút âm thanh nào. Cháu sẽ gặp rẩt nhiều khó khăn hoặc là không thể đọc hình miệng hoặc học nói.
A woman speaking to a small child.
Cái gì đây, Sa-phi?
A woman signing to a small child.
Con có cái gì thế, A-na?

Con bạn có sử dụng máy trợ thính không?

A vendor speaking as he shows a hearing aid to a woman.
Đây là loại máy trợ thính tốt nhất. Tất nhiên nó sẽ giúp được con bà.
Máy trợ thính có thể giúp con bạn. Nhưng cũng có thể không. Đừng để ai buộc bạn phải mua máy hoặc buộc bạn thấy áy náy nếu không mua máy cho con.

Máy trợ thính sẽ giúp con bạn hiểu các từ ngữ. Nhưng không phải đối với tất cả các trẻ. Đôi khi, chuyên gia sức khoẻ có thể đề nghị cho con bạn đeo máy trợ thính. Hãy cố gắng tìm hiểu suy nghĩ của các cha mẹ có con bị điếc và nên nhớ rằng khả năng của mỗi trẻ là khác nhau. Nếu bạn nghĩ, bạn có thể mua máy cho con mình, hãy đọc thêm tài liệu để giúp bạn quyết định.

Những người bán máy trợ thính có thể cung cấp thêm thông tin về máy. Nhưng không phải lúc nào họ cũng luôn là người tốt nhất để bạn hỏi lời khuyên. Có thể họ chú ý đến việc bán máy hơn là giúp bạn tìm ra giải pháp tốt cho con bạn. Đôi khi, phòng khám hoặc cửa hàng máy trợ thính có thể cho trẻ đeo thử máy trợ thính một vài ngày hoặc vài tuần trước khi bạn quyết định mua máy.