Hesperian Health Guides
Phóng xạ
Một số loại phóng xạ nguy hiểm hơn những loại còn lại. Năng lượng càng cao thì phóng xạ càng nguy hiểm. Tia X nguy hiểm hơn tia UV nhưng tia UV lại nguy hiểm hơn phóng xạ RF.
Bạn có nguy cơ bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ một lúc hoặc nhiễm từng chút một trong một thời gian dài. Toàn bộ cơ thể bị nhiễm phóng xạ sẽ bị tổn hại hơn nhiều so với bị nhiễm từng bộ phận cơ thể.
Ngăn ngừa và làm giảm tiếp xúc:
- Giữ khoảng cách, giảm thời gian tiếp xúc và thiết bị bảo hộ là những yếu tố chính giúp hạn chế tiếp xúc với phóng xạ. Hãy đứng xa nguồn phòng xạ, nếu phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ thì hạn chế thời gian tiếp xúc với nó, trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và đứng ở khu vực an toàn chống phống xạ.
- Che bọc máy móc bằng thiết bị bảo vệ chống phóng xạ.
- Tránh chạm vào máy. Sử dụng điều khiển để vận hành máy.
- Tránh nhìn thẳng vào nguồn phóng xạ.
- Mặc đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân).
- Luôn tắt máy khi không hoạt động để giảm lượng phóng xạ bức xạ ra. Tắt máy, gắn biển cảnh báo và khóa máy khi sửa chữa.
- Biển cảnh báo và máy đo nồng độ phóng xạ phải có ở quanh khu vực làm việc. Người lao động trong khu vực này phải đeo liều kế để đo lượng phóng xạ.
|
Phóng xạ tần số vô tuyến (RF) |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Ánh sáng tia cực tím (UV) |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Tia X |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CHÚNG LÀ GÌ? Phóng xạ là nguồn năng lượng vô hình đòi hỏi phải có thiết bị đặc biệt để phát hiện và đo nồng độ phóng xạ. Nếu bạn ở gần lò sưởi sử dụng năng lượng phóng xạ RF và cảm thấy ấm hơn, nhiệt độ cơ thể tăng thì bạn sẽ bị nhiễm phóng xạ RF. Mặc dù vậy, ngay cả khi bạn không cảm thấy ấm thì tia phóng xạ vẫn có thể đi xuyên qua da và ảnh hưởng đến cơ thể. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BẠN CÓ LÀM VIỆC VỚI CHÚNG KHÔNG? Phóng xạ chủ yếu được phát hiện trong ngành công nghiệp điện tử. Phóng xạ RF được dùng trong lò sưởi để làm khắc khô và làm vật liệu lắng trên tấm lát bán dẫn. Tia X phát ra từ vật liệu lắng trên tấm bán dẫn. Tia UV được dùng trong quá trình in lito khi sản xuất chip điện tử. Với ngành công nghiệp da giày, phóng xạ RF được dùng để đun chảy cao su và keo, còn với ngành may mặc thì nó được sử dụng để làm khô sợi dệt. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHI CƠ THỂ CỦA BẠN TIẾP XÚC VỚI CHÚNG:
DA
Chúng có thể gây bỏng da. Tia UV làm da ửng đỏ và làm sạm da. MẮT
Chúng gây bỏng mắt. Tia UV gây viêm giác mạc và viêm kết mạc. Dấu hiệu của viêm giác mạc gồm có đau mắt, chảy nước mắt liên tục và mắt mờ giống như cảm giác có cát trong mắt vậy. Dấu hiệu của viêm kết mạc gồm có chảy nước mắt liên tục và khó chịu trong mắt. Phóng xạ RF và tia UV ở bức xạ cao có thể gây đục thủy tinh thể với các triệu chứng như mắt mờ, nhạy cảm với ảnh sáng, khó nhìn vào buổi tối và khó nhận diện màu sắc. Nhiễm lượng lớn bức xạ RF và tia UV có thể dẫn đến mù lòa. MŨI/PHỔI
Hít phải bụi của các vật liệu nhiễm phóng xạ sẽ ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp theo thời gian. MIỆNG/BỤNG Nếu ăn uống đồ dính phải bụi của các vật liệu nhiễm phóng xạ sẽ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa theo thời gian.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHI BẠN TIẾP XÚC TRONG THỜI GIAN DÀI:
Tất cả các loại phóng xạ đều tổn hại đến các cơ quan nội tạng và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phóng xạ RF ảnh hưởng tới hệ thần kinh, cơ chế phản xạ và nhịp tim. Nó gây sảy thai, rối loạn kinh nguyệt, giảm tiết sữa ở bà mẹ đang cho con bú. Nó còn giảm khả năng sinh sản ở nam giới và gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng mẹ. Tia UV gây ung thư da. Tia X gây ra tất cả các bệnh ung thư. Tia X cũng làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới và gây nguy hại cho thai nhi trong bụng mẹ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NẾU BẠN CÓ NGUY CƠ TIẾP XÚC:
Sử dụng quần áo bảo hộ, găng tay, kính chống phóng xạ. Khi tiếp xúc với tia UV thì đeo găng tay nitrile và mặc áo dài tay. Với phóng xạ RF, sử dụng găng tay cách điện giúp bạn khỏi bị bỏng RF. Với tia X thì găng tay có chì sẽ giúp bảo vệ bạn. Đeo liều kế để đo nồng độ phóng xạ. |