Hesperian Health Guides
Thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm được sử dụng để tạo màu cho vải. Thuốc nhuộm bao gồm nhiều nhóm hóa chất và mỗi nhóm có nhiều chất hóa học riêng lẻ. Azo là nhóm thuốc nhuộm lớn nhất. Hai mươi hai trong số hàng trăm thuốc nhuộm azo bị cấm vì có những bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Dung môi, axit, bazơ, kim loại và các hóa chất độc hại khác thường được thêm vào thuốc nhuộm để giúp vải không bị phai màu. Một số thuốc nhuộm dạng bột phải được trộn với dung môi trước khi nhuộm vải.
Có hai cách nhuộm có thể được phân loại và xác định: dựa trên ứng dụng hoặc dựa trên cấu trúc hóa học của chúng. Thuốc nhuộm dựa trên ứng dụng là thuốc nhuộm axit, cơ bản, trực tiếp, phân tán, chất gắn màu, phản ứng, sắc tố và hoàn nguyên. Thuốc nhuộm khác nhau sẽ được sử dụng cho các loại vải và quy trình nhuộm khác nhau. Thuốc nhuộm dựa trên cấu trúc bao gồm nitro, azo, carotenoid/caroten, triarylmethane/triarylmetan, xanthene, acridine, quinoline, indamine, sulphur, amino- và hydroxyl- ketones, anthraquinone, indigoid, phthalocyanine, inorganic pigment/thuốc màu vô cơ và các loại khác. Hầu hết các thuốc nhuộm được xác định bằng tên và số "chỉ số màu" (CI).
Thuốc nhuộm tạo ra bụi và khói dễ hít vào và có thể gây hại cho miệng, họng và phổi của bạn.
Các bảng dưới đây chỉ bao gồm một số thuốc nhuộm hiện đang lưu hành. Xem Tìm hiểu về các hóa chất được sử dụng trong nhà máy của bạn và cách tìm thông tin về các loại thuốc nhuộm khác. Xem Danh mục tên hóa chất để tìm tên hóa chất thay thế cho thuốc nhuộm.
Ngăn ngừa hoặc làm giảm tiếp xúc:
- Sử dụng hệ thống thông gió để hút khói và thay thế hoặc pha loãng không khí bẩn bằng không khí sạch (xem Chương 17: Thông gió).
- Che bọc máy móc nếu có thể.
- Không trộn hoặc đổ thuốc nhuộm bằng tay.
- Đeo găng tay, đeo mặt nạ đúng kích thước và vừa với bạn. Tất cả quần áo bảo hộ phải sạch sẽ, có sẵn mỗi ngày, mặc trước khi đi làm và không bao giờ mang về nhà. (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)).
- Lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp bao gồm điều trị Sơ cứu và các thiết bị bảo hộtrong trường hợp sự cố đổ tràn, rò rit và vô tình tiếp xúc. Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và bảo quản tốt cho trường hợp ứng phó khẩn cấp tại nơi làm việc và người lao động có thể tiếp cận dễ dàng
- Khu vực làm việc nơi thuốc nhuộm được sử dụng, lưu trữ và hòa trộn cần phải được kiểm soát nhiệt và theo dõi nồng độ khói và hơi. Các khu vực cũng cần có hệ thốngị báo động, bình chữa cháy và kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi có hỏa hoạn (xem Chương 11: Hỏa hoạn).
- Chỉ rửa tay bằng xà phòng và nước. Không sử dụng dung môi trên da để loại bỏ vết nhuộm.
Lưu ý: Đây là các nhóm thuốc nhuộm, không phải thuốc nhuộm riêng lẻ. Chỉ các hóa chất riêng lẻ có số CAS.
|
Thuốc nhuộm anthraquinone |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Thuốc nhuộm azo |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Thuốc nhuộm Indigoid |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Thuốc nhuộm Sulfur |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Thuốc nhuộm Triarylmethane |
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CHÚNG LÀ GÌ? Thuốc nhuộm là hóa chất lỏng hoặc rắn có nhiều màu khác nhau. Thuốc nhuộm rắn thường tồn tại dưới dạng bột hoặc tinh thể giống như cát. Một số thuốc nhuộm nặng mùi nhưng một số khác không có mùi. Một số thuốc nhuộm azo giải phóng các hóa chất amin thơm độc hại có mùi tanh khó chịu. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BẠN CÓ LÀM VIỆC VỚI CHÚNG KHÔNG? Thuốc nhuộm được sử dụng trong ngành may mặc và da giày để nhuộm vải, lông thú và da. Thuốc nhuộm anthraquinone thường được sử dụng để tạo màu tím, xanh dương và xanh lá cây. Thuốc nhuộm Azo được sử dụng với bông, len, lụa và nylon để làm cho chúng có màu đỏ, cam và vàng. Thuốc nhuộm indigoid được sử dụng để có màu tối và thường được sử dụng để nhuộm quần jean. Thuốc nhuộm Sulfur được sử dụng trên sợi bông và tơ nhân tạo. Chúng thường được sử dụng để có các màu tối như đen, nâu, xanh đậm và tím. Thuốc nhuộm Triarylmethane tạo ra màu sắc rất tươi sáng. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHI CHÚNG TIẾP XÚC VỚI CƠ THỂ CỦA BẠN
DA
Chúng gây kích ứng và nhuộm da của bạn. Bạn có thể bị phát ban da, đỏ và khô. Da của bạn có thể bắt đầu bong tróc, ngứa và nứt nẻ. Thông thường, phát ban xuất hiện giữa các ngón tay của bạn hoặc ở mặt sau của bàn tay và cổ tay. Xem Sơ cứu. MẮT
Chúng gây kích ứng và làm bỏng mắt bạn. Chúng có thể gây ngứa, chảy nước mắt và sưng mí mắt. Xem Sơ cứu. MŨI/PHỔI
Bụi và khói có thể gây kích ứng mũi, cổ họng và phổi của bạn, gây ra tắc nghẽn, ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Khi bạn tiếp xúc, mũi và phổi càng nhạy cảm, điều này có thể dẫn đến các cơn hen nặng. Hít một lượng lớn sắc tố và bụi nhuộm và khói có thể tạo ra sự tích tụ chất lỏng trong phổi gây phù phổi. Xem Sơ cứu. MIỆNG/BỤNG
Chúng gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Xem Sơ cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế. and seek medical attention. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHI BẠN TIẾP XÚC TRONG THỜI GIAN DÀI:
Thuốc nhuộm làm hại hệ thống miễn dịch, gan, thận và đường tiết niệu của bạn. Chúng có thể làm cho mũi và phổi của bạn rất nhạy cảm và gây ra bệnh hen suyễn mãn tính. Thuốc nhuộm làm hỏng các tế bào hồng cầu của bạn khiến chúng không thể cung cấp oxy đến các cơ quan của cơ thể bạn. Hiện tượng này được gọi là methemoglobinemia. Dấu hiệu của methemoglobinemia là da và môi màu xanh, đau đầu, yếu, khó thở và thiếu năng lượng. Nếu không được điều trị, bạn có thể hôn mê và tim bạn có thể ngừng đập. Thuốc nhuộm Azo có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ung thư gan và đặc biệt ung thư bàng quang. Thuốc nhuộm anthraquinone có thể gây ung thư gan, ruột kết, thận và bàng quang. Thuốc nhuộm triarylmethane có thể gây ung thư. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NẾU BẠN CÓ NGUY CƠ TIẾP XÚC:
Sử dụng găng tay cao su chống axit, dài đến khuỷu tay và bảo vệ mắt/mặt (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân). Sử dụng mặt nạ dưỡng khí. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
THAY THẾ AN TOÀN HƠN: Thuốc nhuộm mà không tạo ra bụi là an toàn hơn như thuốc nhuộm dạng hạt hoặc dạng lỏng. Thuốc nhuộm tự nhiên thường an toàn hơn thuốc nhuộm tổng hợp. |