Hesperian Health Guides

Chất chống cháy

Trong chương này:

Chất chống cháy được thêm vào nhựa, các bộ phận điện tử, vỏ dây, cao su, sợi vải, gỗ và đồ nội thất để khiến chúng khó bị cháy hơn. Có hai loại chất chống cháy: halogen và không halogen. Người ta có thể sử dụng chỉ một chất chống cháy hoặc cũng có khi kết hợp với các chất chống cháy khác.

Chất chống cháy halogen chứa chlorine/clo hoặc bromine/brom. Chất chống cháy gốc Brom được sử dụng thường xuyên hơn vì chúng rẻ. Chất chống cháy không halogen có chứa nitrogen/nitơ, phosphorous/phốt pho hoặc kim loại như nhôm, magiê và antimon. Các chất chống cháy gốc nitơ và phosphorous/phốt pho thường được sử dụng kết hợp với nhau.

Chất chống cháy halogen được xem là nguy hiểm cho sức khỏe của con người hơn so với chất không halogen. Một số đã bị cấm ở nhiều quốc gia. Mặc dù vậy nhiều chất chống cháy không halogen cũng nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Bảng dưới đây chỉ bao gồm một số chất chống cháy hiện đang lưu hành. Xem tìm hiểu về các hóa chất được sử dụng trong nhà máy của bạncách tìm thông tin về các chất chống cháy khác. Xem Danh mục tên hóa chất để tìm tên hóa chất thay thế cho chất chống cháy.

Ngăn ngừa hoặc làm giảm tiếp xúc:

  • Sử dụng hệ thống thông gió hút khói và thay thế hoặc pha loãng không khí bẩn bằng không khí sạch (xem Chương 17: Thông gió).
  • Che bọc máy móc nếu có thể.
  • Không trộn hoặc đổ chất chốngcháy bằng tay.
  • Sử dụng găng tay khi xử lý chất chống cháy. Đeo mặt nạ đúng kích thước vừa với bạn. Tất cả quần áo bảo hộ phải sạch sẽ, có sẵn mỗi ngày, mặc trước khi đi làm và không bao giờ được mang về nhà (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)).
  • Lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp bao gồm điều trị Sơ cứu và các thiết bị bảo hộ trong trường hợp sự cố đổ tràn, rò rỉ và vô tình tiếp xúc. Đảm bảo đầy đủ các vật dụng cần thiết và bảo quản tốt cho trường hợp ứng phó khẩn cấp tại nơi làm việc và người lao động có thể tiếp cận dễ dàng.
  • Các khu vực làm việc nơi chất chống cháy được sử dụng, lưu trữ và hòa trộn cần phải được kiểm soát nhiệt và theo dõi nồng độ khói và hơi. Các khu vực cũng cần có hệ thống báo động, bình chữa cháy và kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi có hỏa hoạn (xem Chương 11: Hỏa hoạn).
Chất chống cháy halogen
CHẤT CHỐNG CHÁY BROMINATED

banned

Polybrominated biphenyl (PBB, FireMaster BP-6) CAS số 59536-65-1


Might harm reproductive health

might cause cancer



Polybrominated diphenyl ethers (PBDE)


Harms reproductive health

might cause cancer



Tetrabromobisphenol A (TBBPA, 4,4-Isopropylidenebis(2,6-dibromophenol) CAS số 79-94-7


Might harm reproductive health



CHẤT CHỐNG CHÁY CLO

banned

Polychlorinated biphenyls (PCB, Aroclor) CAS số 1336-36-3


Harms reproductive health

Known to cause cancer


CHÚNG LÀ GÌ?
Polybrominated biphenyls là bột màu trắng. Polybrominated diphenyl ethers có màu vàng nhạt hoặc bột trắng. TBBPA là một loại bột cát trắng. Polychlorination biphenyls có màu vàng nhạt hoặc không màu, chất lỏng nhờn.
BẠN CÓ LÀM VIỆC VỚI CHÚNG KHÔNG?
Chất chống cháy halogen được cho vào vải trong các nhà máy may. Chúng được sử dụng trong sản xuất điện tử, nhựa, sơn điện tử và dây điện.
KHI CƠ THỂ CỦA BẠN TIẾP XÚC VỚI CHÚNG
DA

Chúng có thể gây kích ứng da của bạn. Bạn có thể bị phát ban da, đỏ và khô. Da của bạn có thể bắt đầu bong tróc, ngứa và nứt nẻ. Xem Sơ cứu.

MẮT

Chúng có thể gây kích ứng mắt của bạn. Xem Sơ cứu.

MŨI/PHỔI

Khói có thể gây kích ứng mũi, cổ họng và phổi của bạn, gây ra chứng co thắt, ho, khò khè, khó thở và đau ngực. Xem Sơ cứu.

MIỆNG/BỤNG

Chúng có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Xem Sơ cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

KHI BẠN TIẾP XÚC TRONG THỜI GIAN DÀI:

Chất chống cháy halogen hủy hoại hệ thống miễn dịch, thần kinh, làm giảm trí nhớ và khả năng học tập, hủy hoại tuyến giáp của bạn. Các dấu hiệu của bệnh suy giáp bao gồm táo bón, nhạy cảm với cảm lạnh, yếu cơ, tóc và móng tay mỏng và tăng cân.

Polybrominated biphenyls có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ và làm chậm sự phát triển của trẻ. Chúng có thể gây ung thư.

Polybrominated diphenyl ethers có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ, xâm nhập vào cơ thể của mẹ và truyền sang con thông qua việc cho con bú và làm chậm phát triển trí tuệ của trẻ. Chúng có thể gây ung thư.

Tetrabromobisphenol A có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ.

Polychlorinated biphenyls có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ và làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Chúng có thể gây ung thư.

NẾU BẠN CÓ NGUY CƠ TIẾP XÚC:

Sử dụng găng tay dài đến khuỷu tay, găng tay nitrile, tạp dề và bảo vệ mắt/mặt (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân).

Sử dụng mặt nạ dưỡng khí.

THAY THẾ AN TOÀN HƠN:
Chất chống cháy không halogen là lựa chọn thay thế an toàn hơn cho chất chống cháy halogen. Tetrabromobisphenol A (TBBPA) là một trong những chất chống cháy ít nguy hiểm hơn.
Chất chống cháy không halogen
CHẤT CHỐNG CHÁY VÔ CƠ


Aluminium hydroxide/Hydroxit nhôm CAS số 21645-51-2






Antimony trioxide/Trioxide Antimon (diantimony trioxide, FireShield) CAS số 1309-64-4


Might harm reproductive health

might cause cancer


CHẤT CHỐNG CHÁY NITƠ


Melamine cyanurate (melamine isocyanurate) CAS số 37640-57-6





CHẤT CHỐNG CHÁY PHỐT PHO


Phosphorus/Phốt pho đỏ (amorphous phosphorus) CAS số 7723-14-0

fire or explosive





Triphenyl phosphate (TPP) CAS số 115-86-6

fire or explosive




CHÚNG LÀ GÌ?
Aluminium hydroxide là một loại bột trắng tương tự như bột mỳ và không có mùi. Antimony trioxidemelamine cyanurate là dạng bột như cát không có mùi. Phosphorus/phốt pho đỏ là bột đỏ không có mùi. Triphenyl phosphate (TPP) là một loại bột tinh thể màu trắng, có mùi ngọt.
BẠN CÓ LÀM VIỆC VỚI CHÚNG KHÔN?
Chất chống cháy phosphorous/phốt pho nitrogen/nitơ được thêm vào vải trong các nhà máy may mặc. Chúng cũng được thêm vào lớp phủ bảng mạch và các bộ phận điện tử. Chất chống cháy vô cơ được thêm vào nhựa trong quá trình nóng chảy và đun.
KHI CƠ THỂ BẠN TIẾP XÚC VỚI CHÚNG
DA

Chúng có thể gây kích ứng da khiến bạn bị phát ban da, đỏ và khô. Da của bạn có thể bắt đầu bong tróc, ngứa và nứt nẻ. Xem Sơ cứu.

MẮT

Chúng có thể gây kích ứng mắt của bạn. Phosphorus/Phốt pho đỏ có thể làm hỏng giác mạc (mô bao phủ phía trước mắt). Xem Sơ cứu.

MŨI/PHỔI

Bụi có thể gây kích ứng mũi, cổ họng và phổi của bạn gây ra chứng nghẹt mũi, ho, khò khè, khó thở và đau ngực. Nếu bạn hít phải antimony trioxide, bạn có thể bị loét họng. Xem Sơ cứu.

MIỆNG/BỤNG

Chúng có thể gây đau dạ dày, buồn nôn và nôn. Antimony trioxide có thể gây ra vị kim loại trong miệng. Xem Sơ cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

KHI BẠN TIẾP XÚC TRONG THỜI GIAN DÀI:

Chất chống cháy không halogen hủy hoại gan và thận của bạn.

Aluminium hydroxide/Hydroxit nhôm có thể gây sẹo phổi, gây bệnh bụi phổi, làm suy yếu cơ và làm mềm xương của bạn. Dấu hiệu của bệnh bụi phổi là ho và khó thở.

Antimony trioxide hủy hoại tim và phổi của bạn. Nó có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam và nữ giới, gây sảy thai và làm tổn thương thai nhi. Nó có thể gây ung thư phổi.

Melamine cyanurate ảnh hưởng đến đường tiết niệu của bạn và có thể gây sỏi bàng quang.

Phosphorus/phốt pho đỏ hủy hoại tim và phổi của bạn. Nó có thể gây viêm phế quản và thiếu máu.

Triphenyl phosphate có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây yếu cơ và phối hợp kém ở cánh tay và chân.

NẾU BẠN CÓ NGUY CƠTIẾP XÚC:

Sử dụng găng tay cao su chống axit dài đến khuỷu tay, tạp dề và bảo vệ mắt / mặt (xem Chương 18: Thiết bị bảo vệ cá nhân).

Sử dụng mặt nạ phòng độc với bộ lọc được thiết kế để lọc hạt rắn.

THAY THẾ AN TOÀN HƠN:
Nên sử dụng vật liệu thay thế cho các thiết bị máy tính và nhựa không yêu cầu chất chống cháy như thủy tinh, kim loại và dây điện áp thấp.



Trang này đã được cập nhật: 05 tháng 1 2024